K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Không có câu ghép

8 tháng 4 2022
12 tháng 12 2021

 

Sự hy sinh thầm lặng của những “chiến sỹ áo trắng” nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19

Hà Nội (TTXVN 18/5)

Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, các y, bác sỹ luôn là lực lượng ở tuyến đầu. Căng thẳng, áp lực và nguy cơ lây nhiễm luôn thường trực nhưng những “chiến sỹ áo trắng” vẫn lặng thầm “gánh trên vai” sứ mệnh cao cả - chữa bệnh cứu người của người thầy thuốc. Họ không ngại xông pha đến các điểm nóng của dịch bệnh; thức thâu đêm lấy mẫu xét nghiệm; tạm gác lại hạnh phúc riêng tư, xa những người thân yêu nhất để ngày đêm túc trực bên buồng bệnh, tận tình chăm sóc bệnh nhân… Dù bao khó khăn, gian khổ, nhưng những “chiến sỹ áo trắng” vẫn lao vào “cuộc chiến” với tâm thế sẵn sàng và một trái tim nhiệt huyết nhất vì người dân và đất nước.

* Thâu đêm làm nhiệm vụ

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang là cơ sở tiếp nhận nhiều bệnh nhân COVID-19 nhất cả nước. Ròng rã hơn một năm qua, hết đợt dịch này đến đợt dịch khác, bác sỹ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cùng đồng nghiệp kiên trì bám bệnh viện, túc trực bên người bệnh với mong muốn duy nhất giúp họ chiến thắng dịch bệnh, trở về với cuộc sống bình thường.

Thế nhưng đợt dịch lần thứ 4 này quá khắc nghiệt. Lượng bệnh nhân nhiều, bệnh viện lại trong tình trạng cách ly y tế toàn bộ cơ sở 2, song vẫn phải tiếp nhận điều trị các ca dương tính với SARS-CoV-2 nên công việc của bác sỹ, điều dưỡng vất vả bội phần.

Theo bác sĩ Phúc, đêm 14 rạng sáng 15/5 là một đêm có nhiều “kỷ lục” đáng buồn. Kỷ lục về số lượng bệnh nhân nặng nhập viện, chưa bao giờ khoa tiếp nhận lượng bệnh nhân nhiều đến thế. Kỷ lục về số lượng nhân viên y tế cả vòng trong lẫn vòng ngoài được huy động tối đa lúc gần 0h đêm để theo dõi sát sao 18 bệnh nhân nặng, rồi tất tả "ngược xuôi" chạy ECMO (tim, phổi nhân tạo) cho một ca mắc COVID-19 nguy kịch… Trong bất cứ tình huống nào, các bác sỹ đều đảm bảo cấp cứu một cách nhanh nhất.

“Đợt dịch nào anh em cũng vất vả, nhưng lần này đúng là quá nhiều trường hợp nặng phải cấp cứu, lại vào giữa đêm khuya, bệnh nhân đa số kèm theo nhiều bệnh nền nên phải can thiệp nhiều thủ thuật. Chính vì thế, số lượng điều dưỡng, bác sỹ được điều động tăng gấp 3 lần so với đợt dịch trước. Nếu hỏi chúng tôi có mệt không, đúng là mệt, nhưng không vì thế mà chùn bước, nản chí. Anh em luôn sẵn sàng. Bệnh viện cũng đã có các kịch bản đối phó tình huống cấp bách xảy ra với đầy đủ trang thiết bị, vật tư cần thiết, đảm bảo cho công tác cứu chữa được nhanh nhất”, bác sĩ Phúc chia sẻ.

Cũng tối muộn 14/5, một điểm lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng được dựng lên theo kiểu “dã chiến” tại khu lưu trú công nhân thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất Linh Trung (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) để lấy mẫu cho công nhân, người thân sống tại khu này mới trở về thành phố sau kỳ nghỉ lễ (30/4 -1/5).

Y sỹ Vũ Thị Hoàng Oanh - Khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế thành phố Thủ Đức, trong bộ đồ bảo hộ chống dịch kín mít, nóng bức, đang tất bật gộp mẫu, cắt mẫu xét nghiệm và bỏ vào ống. Mặc cho mồ hôi thấm ướt, chị vẫn thực hiện tất cả quy trình rất nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo tỉ mẩn, nghiêm ngặt, độ chính xác đến tối đa.

Hơn 200 mẫu được lấy trong vòng hơn một giờ đồng hồ, chị cùng ê kíp khoảng 10 người lại tất bật lên đường. Đoàn tiếp tục di chuyển đến một địa chỉ khác để lấy mẫu nhằm kịp chuyển mẫu về bệnh viện ngay trong đêm.

Mẫu được lấy và chuyển đi càng sớm, địa phương sẽ nhanh chóng nhận được kết quả trả về. Những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 sẽ được nhận diện càng sớm. Ngành y tế khoanh vùng, truy vết, dập dịch càng nhanh và gọn, tiết kiệm thời gian, giảm hậu quả của dịch bệnh.

Chị Oanh kể, những đợt dịch trước, chị và các nữ đồng nghiệp ít phải đi đêm để lấy mẫu, vì sau giờ hành chính, nữ phải vướng bận nhiều với gia đình, con cái. Hiểu và cảm thông điều đó, những đồng nghiệp nam đã chủ động giành hết cực nhọc về mình. Đợt này, dịch được đánh giá khó lường, mức độ lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn, mọi công tác lấy mẫu phải đẩy lên cao độ, khẩn trương gấp nhiều lần hơn so với trước. Ý thức được trách nhiệm của mình, chị và các đồng nghiệp nữ đã chủ động đề nghị chia việc. 

Những ngày cao điểm, chị Oanh cùng các đồng nghiệp phải di chuyển liên tục, lấy mẫu tại 6 điểm hoặc nhiều hơn. Mỗi ngày lấy hàng ngàn mẫu. Có hôm về đến nhà đã rạng sáng, nhưng nhận được lệnh khẩn cấp có ca F1 phải lấy mẫu khẩn trước khi được chuyển đến khu cách ly tập trung, chưa kịp hồi sức, chị lại tiếp tục lên đường.

* Tạm gác những nỗi niềm riêng

Tại Đà Nẵng, khi trường hợp ca mắc COVID-19 không rõ nguồn lây từ nhân viên một công ty ở Khu Công nghiệp An Đồn được phát hiện, thành phố bước vào một cuộc chiến mới, khốc liệt và cam go. Trong khoảng thời gian vô cùng ngắn, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng, đã phải lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 11.000 người để kịp thời đáp ứng công tác truy vết, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Các “chiến sỹ áo trắng” túc trực 24/24 giờ để "đi từng ngõ, gõ từng nhà" nhằm kịp thời ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Họ liên tục xuất hiện thần tốc tại các điểm nguy cơ như: Khu công nghiệp, trường học hay khu dân cư… làm việc không ngừng để khẩn trương truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, phong tỏa, cách ly những trường hợp nguy cơ.

Anh Lê Hoàng Thuận, cán bộ Đội truy vết Trung tâm y tế quận Sơn Trà, Đà Nẵng, chia sẻ: Gần 12h khuya 11/5, anh nhận cuộc gọi từ các đồng nghiệp và ngay lập tức lên đường. Nhà ở cách nơi làm việc gần 30km, anh Thuận chỉ kịp lấy túi xách rồi phóng xe máy đến cơ quan, không kịp chào vợ và con gái nhỏ mới 2 tháng tuổi. Nỗi nhớ vợ, thương con khiến người cán bộ ấy chỉ mong cho dịch trôi qua thật nhanh để được về với gia đình. "Thực sự chỉ cần được nhìn thấy vợ, con một chút thôi là thỏa nỗi nhớ rồi"- anh Lê Hoàng Thuận chia sẻ.

Cũng phải gác lại tất cả công việc gia đình, tạm xa người thân để tham gia chống dịch, chị Nguyễn Thị Hương, điều dưỡng viên tại Khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã cùng 199 y, bác sỹ và điều dưỡng của tỉnh Quảng Ninh lên đường chi viện cho Bắc Giang chống dịch.

Chị Hương cho hay: "Con trai lớn nhà tôi thi lên lớp 10 ngày 12/6 tới. Bạn nhỏ thì chuẩn bị vào lớp một. Ngày chia tay chỉ biết động viên con ôn tốt, thi tốt để mẹ yên tâm và hoàn thành công việc".

Chồng chị Hương làm nghề xây dựng, rất bận, có những hôm đi từ sáng đến tối mịt mới có mặt ở nhà. Ông bà nội, ngoại đều hơn 80 tuổi rồi nên bình thường, chuyện gia đình đều một tay chị lo. Bây giờ, tất cả đều phụ thuộc vào chồng. Trước khi đi, chị cũng chuẩn bị cơm nước và mua ít đồ dùng cho mấy bố con trong những ngày đi vắng.

Ở những đợt dịch trước, chị Hương đã có khoảng nửa tháng (chưa kể thời gian cách ly) đến tâm dịch Đông Triều (Quảng Ninh), còn chuyến tiếp lửa đến Bắc Giang lần này, chị Hương xác định chưa biết ngày về.

Bác sĩ Nguyễn Thị Oanh tại khoa Hồi phục chức năng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cũng tương tự. Ngày lên đường tiếp lửa vùng dịch Bắc Giang, chị Oanh chỉ có thể ôm hôn con gái trong vội vàng.

Không chỉ xa con cái, xa những người thân yêu, có những y, bác sỹ phải bỏ lại sau lưng bố mẹ già đau yếu. Câu chuyện của cặp vợ chồng bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương không thể về lo tang mẹ vì đang phải chiến đấu với dịch bệnh được chia sẻ những ngày qua khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Hơn nửa tháng qua, cán bộ, công chức, viên chức, các nhân viên y tế cùng các lực lượng tham gia phòng, chống dịch của Trung ương và nhiều địa phương gần như không một phút nghỉ ngơi. Nếu một lần tận mắt chứng kiến những hình ảnh các nhân viên y tế thức trắng đêm để lấy mẫu xét nghiệm; người ướt đẫm mồ hôi trong bộ đồ bảo hộ, ngất xỉu vì làm việc quá mệt… có lẽ mới có thể thấu cảm được những cố gắng, hy sinh của họ trong cuộc chiến chống dịch. Những hy sinh lớn lao ấy thật khó có gì đo đếm được.

Trong trận chiến chống dịch đầy khốc liệt này, chắc chắn có những hy sinh, mất mát, những nỗi đau khó diễn tả thành lời, nhưng vượt qua tất cả - như lời Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long từng gửi gắm trong bức thư gửi các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành y tế: "Hơn ai hết, mỗi nhân viên y tế luôn ý thức được trách nhiệm, nhiệm vụ cao cả của mình trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh... Mỗi cá nhân, tập thể trong ngành y tế tiếp tục chung sức, đồng lòng, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19, bảo đảm tính mạng, sức khỏe cho nhân dân, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường và ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước"./.

12 tháng 12 2021

Không thể kể hết những khó khăn, vất vả của những cán bộ y tế, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp và nhiều hiểm nguy, thế nhưng những “chiến sĩ” áo trắng vẫn không hề nao núng, họ vẫn luôn vững vàng, kiên cường ở nơi tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng dấn thân để thực hiện sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Chia sẻ về công tác phòng, chống dịch, Bác sĩ Chuyên khoa I Bùi Văn Hoàng, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Như Thanh cho: “Cuộc chiến chống dịch COVID-19 như ở nơi “đầu sóng ngọn gió”. Là tuyến đầu chống dịch, chúng tôi xác định rõ luôn cẩn trọng trong mọi tình huống. Trực tiếp tiếp xúc, truy vết, theo dõi, chăm sóc và điều trị cho những đối tượng cách ly, người về từ vùng dịch và các đối tượng có nguy cơ, các bác sĩ, nhân viên y tế luôn phải đối diện với nhiều áp lực và rủi ro bị lây nhiễm bệnh. Nhưng vượt lên trên những khó khăn, sợ hãi của bản thân, họ lặng lẽ cống hiến, hy sinh góp phần thực hiện tốt sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”.

2 tháng 1 2024

Bộ phận chủ ngữ là: cụ Ún

2 tháng 1 2024

Cụ Ún là chủ ngữ

2 tháng 1 2024

Dấu phẩy tron câu trên giúp ngăn cách giữa trạng ngữ, chủ ngữ cùng với vị ngữ.

THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN Cụ Ún làm nghề thầy cúng đã lâu năm. Khắp làng xa bản gần, nhà nào có người ốm  cũng nhờ cụ đến cúng để đuổi tà ma. Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ học nghề cúng bái. Vậy mà gần một năm nay, chẳng hiểu cái ma nào làm cho cụ Ún ốm. Bụng cụ đau quặn, lắm lúc tưởng như có con dao cứa mạnh vào từng khúc ruột. Các học trò của cụ đã...
Đọc tiếp

THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN

Cụ Ún làm nghề thầy cúng đã lâu năm. Khắp làng xa bản gần, nhà nào có người ốm 

cũng nhờ cụ đến cúng để đuổi tà ma. Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ học nghề cúng bái.

Vậy mà gần một năm nay, chẳng hiểu cái ma nào làm cho cụ Ún ốm. Bụng cụ đau quặn, lắm lúc tưởng như có con dao cứa mạnh vào từng khúc ruột. Các học trò của cụ đã nhiều lần cúng cho thầy mà bệnh tình không thuyên giảm.

Thấy cha ngày càng đau nặng, con trai cụ khẩn khoản xin đưa cụ đi bệnh viện. Anh nói mãi, nể lời, cụ mới chịu đi.

Bác sĩ bảo cụ bị sỏi thận, phải mổ lấy sỏi ra. Cụ sợ mổ. Hơn nữa, cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái. Thế là cụ trốn về nhà. Nhưng về đến nhà, cụ lại lên cơn đau quằn quại. Cụ bắt con mời thầy Vui, học trò giỏi nhất của cụ, đến cúng trừ ma. Cúng suốt ngày đêm, bệnh vẫn không lui.

Sáng hôm sau, bỗng có hai người áo trắng tất tả phi ngựa đến. Hóa ra họ là bác sĩ và y tá bệnh viện đi tìm cụ Ún. Bác sĩ tiêm thuốc giảm đau, cụ Ún thấy đỡ. Ngồi bên giường người bệnh, ông bác sĩ ôn tồn giải thích. Gia đình lại đưa cụ lên bệnh viện.

Nửa tháng sau, cụ Ún khỏi bệnh. Về nhà, cụ nói với bà con:

-      Từ nay, tôi dứt khoát bỏ nghề thầy cúng. Bà con ốm đau nên đi bệnh viện.

                                                             Theo Nguyễn Lăng

Cụ Ún làm nghề gì?

thầy cúng. bác sĩ. thầy thuốc. thầy giáo.
3

Cụ Ún làm nghề gì? 

- Cụ Ún làm nghề thầy cúng.

(Đề bài ghi là "Thầy cúng đi bệnh viện" rồi còn gì, dễ vậy mà hỏi=))

30 tháng 5 2022

Cụ Ún làm nghề thầy cúng. Có vẻ là vậy ._.

24 tháng 5 2021

Sợ mèo không biết

Một người bị bệnh hoang tưởng, suốt ngày ngỡ mình là chuột, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mãi ở cổng viện mà không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn đến hỏi. Bệnh nhân sợ hai giải thích:
-  Bên cổng có một con mèo.
Bác sĩ bảo:
-  Nhưng anh đã biết mình không phải là chuột kia mà.
Anh chàng trả lời :
- Tôi biết như vậy hỏi có ăn thua gì. Nhỡ con mèo nó không biết điều ấy thì sao?

24 tháng 5 2021

Sợ mèo không biết

Một người bị bệnh hoang tưởng, suốt ngày ngỡ mình là chuột, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mãi ở cổng viện mà không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn đến hỏi. Bệnh nhân sợ hãi giải thích:

– Bên cổng có một con mèo.

Bác sĩ bảo:

– Nhưng anh đã biết mình không phải là chuột kia mà.

Anh chàng trả lời:

– Tôi biết như vậy hỏi có ăn thua gì. Nhỡ con mèo nó không biết điều ấy thì sao?

THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆNCụ Ún làm nghề thầy cúng đã lâu năm. Khắp làng xa bản gần, nhà nào có người ốmcũng nhờ cụ đến cúng để đuổi tà ma. Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ học nghề cúng bái.Vậy mà gần một năm nay, chẳng hiểu cái ma nào làm cho cụ Ún ốm. Bụng cụ đau quặn, lắm lúc tưởng như có con dao cứa mạnh vào từng khúc ruột. Các học trò của cụ đã nhiều...
Đọc tiếp

THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN

Cụ Ún làm nghề thầy cúng đã lâu năm. Khắp làng xa bản gần, nhà nào có người ốm

cũng nhờ cụ đến cúng để đuổi tà ma. Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ học nghề cúng bái.

Vậy mà gần một năm nay, chẳng hiểu cái ma nào làm cho cụ Ún ốm. Bụng cụ đau quặn, lắm lúc tưởng như có con dao cứa mạnh vào từng khúc ruột. Các học trò của cụ đã nhiều lần cúng cho thầy mà bệnh tình không thuyên giảm.

Thấy cha ngày càng đau nặng, con trai cụ khẩn khoản xin đưa cụ đi bệnh viện. Anh nói mãi, nể lời, cụ mới chịu đi.

Bác sĩ bảo cụ bị sỏi thận, phải mổ lấy sỏi ra. Cụ sợ mổ. Hơn nữa, cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái. Thế là cụ trốn về nhà. Nhưng về đến nhà, cụ lại lên cơn đau quằn quại. Cụ bắt con mời thầy Vui, học trò giỏi nhất của cụ, đến cúng trừ ma. Cúng suốt ngày đêm, bệnh vẫn không lui.

Sáng hôm sau, bỗng có hai người áo trắng tất tả phi ngựa đến. Hóa ra họ là bác sĩ và y tá bệnh viện đi tìm cụ Ún. Bác sĩ tiêm thuốc giảm đau, cụ Ún thấy đỡ. Ngồi bên giường người bệnh, ông bác sĩ ôn tồn giải thích. Gia đình lại đưa cụ lên bệnh viện.

Nửa tháng sau, cụ Ún khỏi bệnh. Về nhà, cụ nói với bà con:

-      Từ nay, tôi dứt khoát bỏ nghề thầy cúng. Bà con ốm đau nên đi bệnh viện.

                                                             Theo Nguyễn Lăng

Chi tiết nào cho thấy cụ Ún rất sợ đi bệnh viện?

Chi tiết nào cho thấy cụ Ún đã thay đổi cách suy nghĩ?

Bài đọc giúp em hiểu đc gì?

                   Cảm ơn mọi người!

1
26 tháng 12 2022

THAM KHẢO :

Chi tiết cho thấy cụ Ún rất sợ đi bệnh viện à : Cụ Ún sợ mổ và không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái.

Chi tiết  cho thấy cụ Ún đã thay đổi cách suy nghĩ là :Cụ Ún khỏi bệnh là nhờ có bác sĩ ở bệnh viện mổ lấy sỏi thận cho cụ. Câu nói cuối bài của cụ Ún “Từ nay, tôi dứt khoát bỏ nghề thầy cúng. Bà con ốm đau nên đi bệnh viện” cho em thấy cụ Ún đã thay đổi cách suy nghĩ: Cụ đã hiểu thầy cúng không chữa khỏi được bệnh cho con người.

Bài đọc giúp em hiểu đc :Tập đọc Thầy cúng đi bệnh viện là bài học mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Qua đó, thức tỉnh rất nhiều người về bệnh mê tín dị đoan. Tưởng chừng đơn giản nhưng có rất nhiều bạn không hiểu rõ nội dung của bài. 

a) Trạng ngữ: hằng năm, vào dịp tết Thanh Minh

Chủ ngữ: người dân tộc Sán Dìu

Vị ngữ: lại nô nức đi tảo mộ.

b) Trạng ngữ: đêm ấy

Chủ ngữ thứ nhất: trăng

Vị ngữ thứ nhất: rất sáng

Chủ ngữ thứ hai: bầu trời

Vị ngữ thứ hai: đầy sao

c) Trạng ngữ: một lần, trên đường đi công tác

Chủ ngữ: Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ

Vị ngữ: phải đi qua một con suối

d) Trạng ngữ: lúc chơi trò chạy đuổi

Chủ ngữ: những chú bé tinh ranh

Vị ngữ: có thể chui vào đống rơm

e) Trạng ngữ: trên nền cáy trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc

Chủ ngữ: những bông hoa tím

Vị ngữ: mọc lên

f) Trạng ngữ: trưa, khi chiều tà

Chủ ngữ thứ nhất: nước biển

Vị ngữ thứ nhất: xanh lơ

Chủ ngữ thứ hai: biển

Vị ngữ thứ hai: đổi sang màu xanh lục

g) Trạng ngữ: ngay cuối làng, trên mảnh đất bằng phẳng và lốm đốm những khóm hoa

Chủ ngữ: lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông

Vị ngữ: đá bóng.