K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Lí do: Những bất cập của triều đại mới, triều đại gặp nhiều khó khăn nên đòi hỏi sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài.

- Mục đích: Kêu gọi các hiền tài khắp mọi nơi cởi bỏ tị hiềm, gắng đem hết tài sức của bản thân ra giúp vua trong sự nghiệp chấn hưng đất nước.

18 tháng 8 2019

Chiếu cầu hiền được sáng tác nhằm thuyết phục kẻ sĩ Bắc Hà ra cộng tác với triều đình Tây Sơn.

Đáp án cần chọn là: D

14 tháng 3 2018

Bố cục:

- Phần 1(Từ đầu đến “…người hiền vậy”): Mối quan hệ giữa hiền atfi và thiên tử

- Phần 2 ( Tiếp đến “…hay sao?”): Thực tại và nhu cầu của thời đại

- Phần 3: (Còn lại) : Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung

12 tháng 10 2016
 Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung. Vừa lên ngôi những vua Quang Trung đã có một chính sách rất đúng đắn là trọng dụng nhân tài. Bài kí có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung:
+ Khẳng định vấn đề: người tài phải ra giúp nước mới hợp ý trời. Đó cũng là điều Khổng Tử đã nói.
+ Thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà đối với Tây Sơn: chưa nhiệt tình ủng hộ. Từ đó chỉ ra tính chất của thời đại và vai trò của người hiền tài đối với đất nước.
+ Vạch ra các con đường để người hiền tài ra cống hiến cho đất nước

 

Từ khái quát vấn đề, giải quyết từng khía cạnh cụ thể của vấn đề và khẳng định, cầu hiền một cách khẩn thiết là logic của bản chiếu.  Điều đó đã làm nên sức thuyết phục của văn bản đối với những nhà Nho còn đang ẩn dật chờ thời hoặc sống lánh đời để bảo toàn danh phẩm cho riêng mình. Bản chiếu không chỉ là lời kêu gọi người hiền ra giúp đời mà nó còn giúp cho những nho sĩ chưa hiểu thời cuộc, còn ẩn dật, lánh đời hiểu hơn về vua Quang Trung, một vị minh quân. 
 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Những điều làm nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu:

- Người viết chú trọng đưa ra những lí lẽ để thuyết phục người nghe. Những lí lẽ mà Ngô Thì Nhậm đưa ra để kêu gọi người hiền tài đều rất sắc sảo, hợp đạo lí.

- Bài chiếu có bố cục hợp lí theo một lôgíc chặt chẽ.

- Nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung thể hiện qua bài chiếu: vì nước, vì dân, sẵn sàng chiến đấu giành độc lập, tự do cho đất nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Mục đích văn bản khá rõ, tác giả thể hiện ngay ở nhan văn bản. Nói một cách khác, mọi người cần thấy sự cần thiết phải chấp hành pháp luật như là yếu tố sống còn của con người.

- Để làm rõ mục đích ấy, nội dung bài viết đã được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.

- Thái độ của người viết thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.

27 tháng 8 2023

- Theo em, văn bản viết ra nhằm mục đích chứng minh với bạn đọc tầm quan trọng của pháp luật, muốn xã hội văn minh phải thượng tôn pháp luật.

- Nhằm sáng tỏ mục đích chính của văn bản, tác giả Quang Vũ đã chia văn bản thành các mục với các nội dung nổi trội được nhiều người quan tâm như vấn đề an toàn trong lao động, tai nạn giao thông, các trò nghịch quá trớn của một số cá nhân, tập thể. Trong các mục đó tác giả đưa ra những câu chuyện có thật, những số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục với người đọc. Bên cạnh ý kiến nhận xét của mình, tác giả còn lồng ghép một số nhận xét, quan điểm của một số người nhằm tăng tính khách quan của bài viết.

- Qua bài viết ta thấy được tác giả rất quan tâm đến vấn đề pháp luật. Tác giả lên án, phê bình với những hành vi vi phạm pháp luật, không tôn trọng pháp luật.

21 tháng 2 2017

ð Đáp án C

28 tháng 3 2018

Chiếu cầu hiền được viết vào khoảng năm 1788 – 1789.

Đáp án cần chọn là: B

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

+ Về mục đích:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”.

Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người.

 

- Khác nhau ở xuất phát điểm:

+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.

- Khác nhau ở cách lập luận:

+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.

+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…