Câu chuyện sau vi phạm phương châm hội thoại nào?

   ...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2021

Phương châm về lượng và phương châm lịch sự .

1 tháng 7 2021

Phương châm về lượng và phương châm lịch sự

27 tháng 8 2019

Có thể nhận thấy được rằng việc chúng ta bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành” cho nên việc chúng ta yêu thương các em trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai.

    Nhận thấy được rằng chính tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời nó cũng lại thật phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực… của thế hệ trẻ. Chúng ta như không thể nào có thể quên được ngay trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Thông qua lời căn dặn này ta đồng thời cũng có thể nhận thấy được trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.

   Quả không sai khi người ta nói chỉ cần xem công tác kiểm tra các vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em của một đất nước thôi thì có thể đánh giá được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội. Ta như nhận thấy được ở đất nước Nhật. Nước Nhật là một quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên trong khi đó lại phải đối mặt với rất nhiều thiên tai như động đất và núi lửa nhưng đất nước vẫn vươn lên trở thành một trong những siêu cường lớn nhất hiện nay. Đó chính là việc nước Nhật luôn luôn coi trọng và phát triển con người. Người Nhật luôn dạy con cái – những thế hệ mầm non tương lai của đất nước họ rất nhiều bài học. Họ thực sự quan tâm đến thế hệ con trẻ và luôn chăm lo đến đời sống của các em. Có như vậy thì đất nước họ mới có thể có được vị thế vững chắc như ngày hôm nay.

    Ta nhận thấy được chính nhờ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, hay đó cũng còn là chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay được quan tâm trên nhiều khía cạnh. Trong những năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em dường như cũng lại ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, và có cả các nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. Có thể khẳng định được rằng cũng chính công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Đồng thời nó cũng chính là những điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Sự kiện tiếp theo có thể nhận thấy được vào năm 1990 Tuyên bố thế giới… đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Dễ dàng nhận thấy được cũng chính tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.

    Hiện nay ta như nhận thấy được cũng chính vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam vinh dự và cũng thật tự hào là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Và ta như thấy được cũng chỉ sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, lúc này đây thì Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn. Đồng thời như cũng thấy được cũng chính quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở những luật pháp như được ban bố kia thì các ngành, các cấp phải có những hoạt động thật cụ thể để nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…

    Trẻ em cũng cần được yêu thương và chăm sóc cho nên những hành động có hại hay mang đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay.

    Hiện nay thì các tình trạng bạo hành trẻ em của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cũng đang có xu thế gia tăng và theo nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. Bên cạnh những việc làm có ý nghĩa như hiện tượng cá nhân tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang thì vẫn còn không ít những quyền của trẻ em hiện nay đang bị xâm hại và không được coi trọng. Tất cả những vấn nạn gây ra nhiều tổn thương về tinh thần cũng như thể xác của các em cũng cần được đưa ra để có những biện pháp xử lý cụ thể nhất, nhằm có thể răn đe cho người sau. Trẻ em cũng nên được giáo dục hiểu biết về luật pháp cũng như những quyền của chính mình. Các em luôn xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của người thân và toàn xã hội.

    Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, nên hãy biết yêu quý và bảo vệ các em để tránh những điều không tốt làm tổn hại đến nhân phẩm cũng như thể xác.

28 tháng 8 2019

1.Có thể nhận thấy được rằng việc chúng ta bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành” cho nên việc chúng ta yêu thương các em trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai.

    Nhận thấy được rằng chính tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời nó cũng lại thật phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực… của thế hệ trẻ. Chúng ta như không thể nào có thể quên được ngay trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Thông qua lời căn dặn này ta đồng thời cũng có thể nhận thấy được trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.

   Quả không sai khi người ta nói chỉ cần xem công tác kiểm tra các vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em của một đất nước thôi thì có thể đánh giá được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội. Ta như nhận thấy được ở đất nước Nhật. Nước Nhật là một quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên trong khi đó lại phải đối mặt với rất nhiều thiên tai như động đất và núi lửa nhưng đất nước vẫn vươn lên trở thành một trong những siêu cường lớn nhất hiện nay. Đó chính là việc nước Nhật luôn luôn coi trọng và phát triển con người. Người Nhật luôn dạy con cái – những thế hệ mầm non tương lai của đất nước họ rất nhiều bài học. Họ thực sự quan tâm đến thế hệ con trẻ và luôn chăm lo đến đời sống của các em. Có như vậy thì đất nước họ mới có thể có được vị thế vững chắc như ngày hôm nay.

    Ta nhận thấy được chính nhờ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, hay đó cũng còn là chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay được quan tâm trên nhiều khía cạnh. Trong những năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em dường như cũng lại ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, và có cả các nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. Có thể khẳng định được rằng cũng chính công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Đồng thời nó cũng chính là những điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Sự kiện tiếp theo có thể nhận thấy được vào năm 1990 Tuyên bố thế giới… đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Dễ dàng nhận thấy được cũng chính tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.

    Hiện nay ta như nhận thấy được cũng chính vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam vinh dự và cũng thật tự hào là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Và ta như thấy được cũng chỉ sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, lúc này đây thì Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn. Đồng thời như cũng thấy được cũng chính quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở những luật pháp như được ban bố kia thì các ngành, các cấp phải có những hoạt động thật cụ thể để nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…

    Trẻ em cũng cần được yêu thương và chăm sóc cho nên những hành động có hại hay mang đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay.

    Hiện nay thì các tình trạng bạo hành trẻ em của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cũng đang có xu thế gia tăng và theo nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. Bên cạnh những việc làm có ý nghĩa như hiện tượng cá nhân tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang thì vẫn còn không ít những quyền của trẻ em hiện nay đang bị xâm hại và không được coi trọng. Tất cả những vấn nạn gây ra nhiều tổn thương về tinh thần cũng như thể xác của các em cũng cần được đưa ra để có những biện pháp xử lý cụ thể nhất, nhằm có thể răn đe cho người sau. Trẻ em cũng nên được giáo dục hiểu biết về luật pháp cũng như những quyền của chính mình. Các em luôn xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của người thân và toàn xã hội.

    Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, nên hãy biết yêu quý và bảo vệ các em để tránh những điều không tốt làm tổn hại đến nhân phẩm cũng như thể xác.

~Châu's ngốc

28 tháng 8 2019

Gia đình là tổ ấm, là cái nôi nuôi dưỡng con trẻ khôn lớn thành người. Thế nhưng, hiện nay có một thực trạng đáng buồn xảy ra chính là nạn bạo hành trẻ em ở ngay chính trong ngôi nhà của mình. Nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp thì không biết những đứa trẻ tội nghiệp kia còn phải chịu những tổn thương gì và tương lai chúng sẽ ra sao.

   Bạo hành là hành động xâm hại đến thể chất cũng như tinh thần của con người. Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó có thể là cha mẹ ruột đánh đập con cái. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha dượng ghẻ lạnh, hắt hủi con riêng của vợ hoặc chồng. Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ…

   Ngày nay, tình trạng bạo hành trẻ em ngày một có chiều hướng gia tăng. Mỗi ngày, những thông tin về bạo hành trẻ em trong gia đình xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Mới đây nhất, vụ việc bé G.K (được báo chí giấu tên) 10 tuổi, bị chính cha ruột là ông Trần Hoài Nam (Phường Nghĩa Đô – Hà Nội) cùng với mẹ kế đánh đập dã man tới mức phải nhập viện vì gãy xương xườn và rạn sọ não. Không chịu nổi bạo hành trong thời gian dài, bé đã phải bỏ trốn tới cầu cứu ông nội mới thoát thân. Đó chỉ là một trong rất nhiều cảnh thương tâm mà chúng ta phải chứng kiến mỗi ngày.

   Bạo hành trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của các em rất nhiều. Những thân thể non nớt với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Như bé G.K trong ví dụ trên, việc gãy xương sườn và sạn sọ não không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng của bé thời điểm đó mà còn để lại những di chứng xấu về sau này. Nếu không được chăm sóc, thể chất bé sẽ không thể phát triển bình thường như bao bạn khác được nữa. Nếu như nỗi đau thể xác ám ảnh, đau đớn ảnh hưởng một thì những tổn thương, những ám ảnh tâm lý ảnh hưởng tới các bé gấp mười lần. Thay vì việc vui cười, chạy nhảy như bao bạn đồng trang lứa khác thì các bé lại sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những câu mắng chửi ác độc. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho các bé. Sự phát triển của trẻ ngày một lệch lạc hơn khi chúng không được định hướng đúng đắn. Và rất có thể, sau này khi lớn lên, chúng cũng sẽ lại trở thành những kẻ vũ phu, những kẻ bạo hành người khác… Bản thân những người bạo hành cũng sẽ bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án hay chính lương tâm họ cũng sẽ bị căn dứt trước những hành động nhẫn tâm của mình.

   Để dẫn đến những hậu quả thương tâm ấy, chúng ta có thể kể tới rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do hậu quả của việc cha, mẹ say sỉn, mất kiểm soát hành vi của mình. Hay do hoàn cảnh gia đình khó khăn, áp lực công việc đè nặng, trình độ dân trí lại thấp khiến con người bị quá tải, mất khả năng kiểm soát hành động. Bên cạnh đó, còn là sự ích kỉ, nhỏ nhen của một bộ phận những người làm mẹ kế, cha dượng đẩy những đứa trẻ tội nghiệp vào những hoàn cảnh bi thương….

   Trước sự việc đó, mỗi chúng ta cần đưa ra những biện pháp để khắc phục và hạn chế tối đa tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình xảy ra. Khi phát hiện ra những trường hợp bạo hành trẻ em, cần can thiệp và báo ngay đến cơ quan chức năng để xử lý kịp thời. Mỗi người làm cha, làm mẹ hay những người thân của bé cũng nên bình tĩnh cũng như học cách yêu thương con cái mình tốt hơn. Chỉ nên sinh 1 đến 2 con để đảm bảo cho trẻ những điều kiện chăm sóc tốt nhất. Hãy kiên nhẫn với trẻ nhỏ cũng như suy nghĩ trước khi đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến con cái như ly hôn hay tảo hôn….

   “Trẻ em như búp trên cành”, trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Hãy chăm sóc và bảo vệ trẻ nhỏ vì chúng đáng được nhận mọi sự yêu thương. Đừng để bạo hành trẻ em trong gia đình làm mất đi tương lai của con nhỏ.

!Châu's ngốc

1 tháng 9 2019

2, Nguyên nhân cái chết Vũ Nương

+ do lời nói ngây thơ của bé Đản.

+ Do người chồng đa nghi, hay ghen.

+ Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.

+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng

+ Do lễ giáo hà khắc, phụ nữ không có quyền được nói, không có quyền được tự bảo vệ mình.

+ Do chiến tranh phong kiến gây nên cảnh sinh ly.

4, Ý nghĩa chi tiết cái bóng

+ Cái bóng “trên tường” hay còn được gọi là “Cha Đản” vừa là chi tiết thắt nút, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Vũ Nương. Đồng thời cũng là chi tiết mở nút khi Trương Sinh nhận ra cái bóng trên tường chính là người mà bé Đản gọi là Cha. Chi tiết cái bóng còn góp phần hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương, đồng thời cũng thể hiện rõ nét hơn số phận bi kịch của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Cái bóng “trên tường” còn góp phần tố cáo những oan trái, bất công trong xã hội phong kiến xưa.

- Cái bóng “trên sông” khi Vũ Nương trở về: đây là cái bóng mang ý nghĩa của chi tiết kỳ ảo. Bóng “trên sông” có ý nghĩa:

+ “Chiếc bóng” xuất hiện ở cuối truyện: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” : khắc họa giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

+ “Chiếc bóng” mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc về bài học hạnh phúc muôn đời: một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng mờ ảo, hư vô. Oan đã được giải nhưng Vũ Nương không thể trở về trần gian được nữa. Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch về cuộc đời của một người con gái thủy chung, đức hạnh.

Học tốt :) 

chyện kể : sát thủ kinh tế :chương 1:..Những sát thủ kinh tế (EHMs) là những chuyên gia được trả lương hậu hĩnh để đi lừa các nước trên khắp thế giới lấy hàng nghìn tỷ đôla. Họ đổ tiền từ Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các tổ chức “viện trợ” nước ngoài khác vào két sắt của các tập đoàn khổng lồ và vào túi của một số ít các gia đình...
Đọc tiếp

chyện kể : sát thủ kinh tế :chương 1:..

Những sát thủ kinh tế (EHMs) là những chuyên gia được trả lương hậu hĩnh để đi lừa các nước trên khắp thế giới lấy hàng nghìn tỷ đôla. Họ đổ tiền từ Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các tổ chức “viện trợ” nước ngoài khác vào két sắt của các tập đoàn khổng lồ và vào túi của một số ít các gia đình giàu có – những người đang nắm quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên của hành tinh này. Công cụ của họ là các báo cáo tài chính gian lận, những vụ bầu cử gian trá, các khoản hối lộ, tống tiền, tình dục và giết người. Họ diễn một trò cũ của chủ nghĩa đế quốc, song đã biến đổi theo những chiều hướng mới đáng ghê sợ hơn trong thời đại toàn cầu hóa.

Tôi biết điều này; tôi đã từng là một EHM. Tôi viết những dòng đó vào năm 1982 để mở đầu cho cuốn sách có tiêu đề là Lương tâm của một sát thủ kinh tế. Cuốn sách này dành tặng cho hai vị tổng thống của hai nước đã từng là khách hàng của tôi, những người mà tôi đã kính trọng và luôn coi như ruột thịt – Jaime Roldós (Tổng thống Êcuađo) và Omar Torijos (Tổng thống Panama). Cả hai đã mất trong những vụ tai nạn khủng khiếp. Cái chết của họ không phải là ngẫu nhiên. Họ bị ám sát vì họ đã đứng lên chống lại phe phái các công ty, chính phủ và các trùm ngân hàng, những người có chung mục tiêu là thống trị toàn cầu. Những sát thủ kinh tế chúng tôi đã không thể mua chuộc được Roldós và Torrijos, và vì thế một loại sát thủ khác, những tên giết người thực sự của CIA, những kẻ luôn đi sau chúng tôi, đã vào cuộc.

Người ta đã thuyết phục tôi không viết cuốn sách đó nữa. Trong 20 năm tiếp sau đó, tôi đã bốn lần bắt tay vào viết tiếp. Lần nào cũng là do tôi bị chứng kiến những sự kiện đang xảy ra trên thế giới: đó là cuộc xâm lược Panama của Mỹ năm 1989, chiến tranh vùng vịnh lần thứ nhất, sự kiện ở Somalia, sự xuất hiện của Osama bin Laden. Nhưng rồi những lời đe dọa hay những khoản đút lót lại níu chân tôi.

Năm 2003, Chủ tịch một nhà xuất bản lớn thuộc một tập đoàn quốc tế hùng mạnh đã đọc bản thảo của cuốn sách mà giờ đây có tên là Lời thú tội của một kẻ sát thủ kinh tế. Ông ta đã mô tả nó như “Một câu chuyện mê ly và cần phải được kể lại”. Nhưng rồi ông ta cười buồn bã, gật đầu và nói với tôi rằng, vì các nhà quản lý tại những cơ quan đầu sỏ thế giới có thể sẽ phản đối nên ông ta không dám mạo hiểm xuất bản nó. Ông ta gợi ý tôi viết nó lại dưới dạng một tiểu thuyết. “Chúng tôi có thể quảng bá ông như một tiểu thuyết gia kiểu John Le Carré hoặc Graham Greene.”

Nhưng đây không phải là một cuốn tiểu thuyết. Nó là một câu chuyện thực về cuộc đời tôi. Một nhà xuất bản khác dũng cảm hơn, chẳng thuộc một tập đoàn quốc tế nào, đã đồng ý giúp tôi kể lại nó. Câu chuyện này phải được kể ra. Chúng ta đang sống trong thời đại của những cuộc khủng hoảng trầm trọng – và cả của những cơ hội vô cùng lớn lao.

Câu chuyện về sát thủ kinh tế này kể lại công việc chúng tôi đã vươn tới vị trí hiện tại như thế nào và tại sao giờ đây chúng tôi phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng tưởng chừng không thể vượt qua. Cần phải kể ra câu chuyện này bởi vì chỉ khi chúng ta hiểu ra những sai lầm trong quá khứ, chúng ta mới có thể tận dụng những được những cơ hội trong tương lai; bởi sự kiện 11/9 đã xảy ra, và chiến tranh Iraq lần thứ 2 cũng đã xảy ra; bởi vì ngoài 3000 người đã chết vào ngày 11/9/2001, mỗi ngày còn có thêm 24000 người chết đói, vì họ không thể kiếm nổi thức ăn (1).

Quan trọng nhất là, câu chuyện này cần phải được kể ra vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một quốc gia có đủ khả năng, tiền bạc và quyền lực để thay đổi tất cả những điều này. Đó là quốc gia đã sinh ra tôi và tôi đã từng phụng sự với vai trò là một EHM: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Vậy cuối cùng cái gì đã khiến tôi lờ đi mọi mối đe dọa và những khoản hối lộ?

1
5 tháng 8 2021

Truyện hay