Câu 9. Viết lại các tên riêng chưa đúng quy tắc dưới đây:
dãy hoàng liên sơn, phường vă...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9: dãy Hoàng Liên Sơn, phường Văn Quán, Hùng vương

Câu 10:a. Thỏ nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ: "Chả việc gì mà vội, rùa gần tới đích, mình phóng cũng thừa sức thắng cuộc".

                -> Dấu ngoặc kép ở câu a nêu lên ý nghĩ của nhân vật Thỏ.

b. Cô giáo khen: "Hôm nay, con đã đọc kĩ đề và trình bày ngay ngắn."

    -> Dấu ngoặc kép ở câu b nêu lên lời nói của cô giáo.

23 tháng 10 2021

Câu 9:
dãy Hoàng Liên Sơn, phường Văn Quán, Hùng Vương

Câu 10:
a) Thỏ nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ: "Chả việc gì phải vội, rùa gần tới đích, mình phóng cũng vừa sức thắng."
- Tác dụng:
 + Dấu phẩy thứ nhất, thứ 2 (không chắc về dấu phẩy thứ 2 cho lắm): Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu
 + Dấu phẩy thứ 3: Ngăn cách các vế câu trong 1 câu

b) Cô giáo khen: "Hôm nay, con đã đọc kĩ đề và trình bày ngay ngắn."
- Tác dụng của dấu phẩy: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

Đọc thầm và làm bài tập:BÀI KIỂM TRA KÌ LẠHôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm...
Đọc tiếp


Đọc thầm và làm bài tập:
BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ
Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.
Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:
- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm cao nhất là 8. Với đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6. Các em được quyền chọn một trong ba đề này.
Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”. Các bạn khác trong lớp phần lớn cũng chọn đề thứ hai. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
Một tuần sau, thầy trả bài. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó, bất kể đúng sai. Tôi tự hỏi: “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp chấm bài ?”
Lớp trưởng rụt rè đứng lên:
- Thưa thầy, vì sao lại thế ạ? Thầy mỉm cười:
- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của các em. Các em ai cũng ước mơ đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.
Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
Theo Linh Nga
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và đủ nhất hoặc viết tiếp câu trả lời vào chỗ chấm cho phù hợp:

1. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo phát đề kiểm tra?
a. Vì ngay trong tiết học mở đầu năm học mới thầy đã cho cả lớp làm bài kiểm tra.
b. Vì thầy cho ba đề với độ khó và điểm tối đa khác nhau để mỗi người tự chọn.
c. Vì thầy ra đề kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng dạng đề lại khó.
2. Phần đông học sinh trong lớp chọn đề nào?
a. Phần đông chọn đề thứ nhất.
b. Phần đông chọn đề thứ hai.
c. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
3. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi nhận lại bài kiểm tra mà thầy giáo trả? a. Vì không một ai được điểm 10, kể cả những người học giỏi nhất.
b. Vì không một ai bị điểm kém, kể cả những người học yếu nhất.
c. Vì ai cũng đạt điểm tối đa của đề đã chọn, bất kể đúng sai.
4. Qua bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo, các bạn rút ra được bài học gì? a. Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
b. Hãy chọn những đề kiểm tra khó nhất vì sẽ được điểm cao.
c. Hãy chọn những đề kiểm tra vừa phải cho hợp với sức mình.
5. Câu Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”, dấu ngoặc kép
được dùng để làm gì?
a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Để dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.
c. Để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
6. Có thể chuyển xuống dòng câu “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không
kịp chấm bài?” và thay dấu ngoặc kép bằng dấu gạch ngang đầu
dòng không?Vì sao?
a. Không, vì đó không phải là câu đối thoại.
b. Có, vì đó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Không, vì đó là lời nói gián tiếp của nhân vật.
7. Dòng nào ghi đúng các động từ trong câu “Cả lớp càng ngạc nhiên
hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó.” ? a. Ngạc nhiên, tối đa, được
b. Ngạc nhiên, chọn, được
c. Ngạc nhiên, tối đa, chọn
8. Tiếng nào dưới đây không có đủ 3 bộ phận:
a. là
b. ước
c. mơ
9. Viết lại các tên riêng viết sai trong các tên sau:
Mát-xcơ va; Tô-ki-ô; anbe anh-xtanh
.....................................................................................
 

0
I. ĐỌC HIỂUĐọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:NGU CÔNG DỜI NÚIXưa kia, có một ông lão sống ở vùng Hoa Bắc, tên gọi Bắc Sơn Ngu Công. Ở phía namnhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang nên giao thông đi lại rất khókhăn.Một hôm, lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại, bàn rằng: “Ta muốn cùng các người đồngtâm hiệp sức bạt phẳng hai ngọn núi phía trước,...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
NGU CÔNG DỜI NÚI
Xưa kia, có một ông lão sống ở vùng Hoa Bắc, tên gọi Bắc Sơn Ngu Công. Ở phía nam
nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang nên giao thông đi lại rất khó
khăn.
Một hôm, lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại, bàn rằng: “Ta muốn cùng các người đồng
tâm hiệp sức bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác có nên chăng? Khi đấy, chúng
ta sẽ đến thẳng được phía Nam của Dư Châu và Hán Thủy”.
Ai nấy đồng thanh hô to: “ Được ạ!”.
Chỉ có người vợ thấy ngần ngại, liền hỏi vặn: “ Ông già yếu thế kia, sức không bạt nổi
một cái gò, sao bạt được những hai núi to như thế kia? Mà đất đá sẽ mang đổ đi đâu?”.
Mọi người đáp : “ Đem ra Bột Hải, phía bắc An Thổ”.
Nói xong , Ngu Công và con cháu cùng ra phá núi, kẻ đục đá , người đào đất, cho vào sọt
mang ra Bột Hải.
Láng giềng có đứa bé mới tám tuổi, con người đàn bà góa, cũng chạy theo giúp họ. Do
đường xa vợi , từ đông đến hạ, họ chỉ có thể quay về một lần.
Có người nọ thấy thế, can gián Ngu Công: “Ông thật ngốc nghếch! Hay là dừng lại lúc
chưa muộn, về an nghỉ tuổi già!”.
Lão Ngu bảo: “Ngươi xem ra còn không bằng người đàn bà góa và đứa trẻ dại! Ta già, ta
chế, đã có con ta. Hết đời con ta, đã có cháu ta, hết đời cháu ta, đã có chắt ta, con cháu đầy đàn,
núi dù cao, nhưng không thể cao hơn , lo gì không bạt nổi?”.
Trời nghe cụ già nói vậy, bèn đẩy hai trái núi ra xa để cụ có lối đi lại.

Câu 1. Câu chuyện kể về nhân vật nào?
A. Thái Hành

 B. Vương Ốc
C. Ngu Công
 D. Hán Thủy.
Câu 2. Điều gì đã khiến giao thông đi lại ở nhà lão Ngu Công trở nên khó khăn?
A. Ở phía nam nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang
B. Ở phía nam nhà ông có một tảng đá rất to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang
C. Ở phía bắc nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang
D. Ở phía bắc nhà ông có một tảng đá to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang

Câu 3. Lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại để bàn về điều gì?
A. Quyết đập vỡ tảng đá chắn ngang đường của gia đình ông. 
B. Bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.
C. Chuyển đến nơi ở khác để sinh sống.
D. Bạt phẳng một trong hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.

4
A. Cả gia đình đều đồng thanh hô to: “ Được ạ!”
B. Bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.
C. Chuyển đến nơi ở khác để sinh sống.
D. Bạt phẳng một trong hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.

Câu 4: Khi nghe Lão Ngu bàn như vậy, mọi người trong gia đình ông đã có thái độ như
thế nào?

A. Cả gia đình đều đồng thanh hô to: “ Được ạ!”
B. Cả gia đình đều không đồng ý chỉ có riêng vợ ông chấp thuận
C. Cả gia đình đều nhất trí nghe theo,chỉ có riêng vợ ông còn ngần ngại.
D. Cả gia đình ông đều phản đối, không chấp thuận theo ý kiến của Ngu Công

Câu 5: Sau khi bàn bạc xong, mọi người trong gia đình Ngu Công đã làm gì?
.......................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6: Những ai đã chạy theo giúp gia đình Ngu Công?

A. Không có ai cả 
B. Tất cả mọi người trong xóm
C. Một người đàn ông
 D. Đứa bé tám tuổi, người đàn bà góa
Câu 7: Khi thấy Ngu Công dời núi, có người đã khuyên Ngu Công điều gì?
A. Đó là một việc làm rất tốt, khuyên ông hãy cô gắng quyết tâm sẽ thành công.
B. Cho rằng việc làm của ông là điên rồ và cười nhạo ông
C. Khuyên ông dừng lại, về an dưỡng tuổi già.
D. Động viên và giúp đỡ Ngu Công dời núi.

Câu 8: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
......................................................................................................................................................................................................................................
II.luyen tu va cau
1Bài 1: Gạch chân dưới các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trong các câu dưới đây.
a) Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến.
b) Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa.


Bài 2: Chọn một trong ba từ đã, sẽ, đang điền vào từng chỗ trống trong câu chuyện dưới đây
cho thích hợp:

                 Sư tử và chuột nhắt
Một hôm, khi sư tử….......... nằm thì thấy chuột chạy qua lưng. Sư tử chồm dậy tóm gọn
chuột và nói:
- Hay lắm, mi…...........là món khai vị cho bữa tối của ta.
Chuột run lên vì sợ hãi:
- Xin anh hãy tha chết cho tôi. Một ngày nào đó, tôi…..........trả ơn anh. Sư tử phá lên
cười rồi nói:
- Trả ơn ta ư? Bé nhỏ như ngươi thì giúp gì được ta? Nhưng thôi được, ta…..........thả
ngươi ra.
Mấy ngày sau, trong lúc đi dạo trong rừng, chuột nghe thấy tiếng sư tử kêu rên. Chuột
vội vã đến gần và nhìn thấy sư tử…..........bị mắc trong lưới của người thợ săn. Chuột nhanh
nhẹn cắn đứt những sợi lưới thành một lỗ thủng để sư tử chui ra.
Sư tử…..........được chuột cứu thoát như vậy đó!


Bài 4: Đặt câu có từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ
….…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Bài 5:
a) Gạch dưới các tính từ trong đoạn văn sau:

Thế là mùa hè đã đến rồi. Gốc nhài cằn cỗi bỗng bật nở những bông hoa trắng, thơm lừng.
Cây đại tháng trước trơ trụi những cành nay cũng vụt nở những chùm hoa thơm ngát. Chậu ô rỗ
bỗng nhiên đơm đầy hàng trăm nụ tròn xinh, nở ra những bông hoa nhỏ, mỏng manh, y hệt một
lẵng hoa do thiên nhiên ban tặng.


b) Gạch chân những từ in đậm là tính từ trong các cặp câu sau:
(1). a) Chiều chiều, mấy đứa trẻ con chúng tôi thường rủ nhau chơi đá bóng
b) Tính bạn ấy rất
trẻ con
(2). a) Học hay cày giỏi
b) Bố bạn hôm nay đi cày
hay đi bừa?
               
0
Đọc đoạn văn sauVào một buổi sáng mùa thu tiết trời mát mẻ, Rùa ra bãi cỏ tập chạy. Một chú Thỏ đi qua trông thấy mỉa mai châm chọc nói: “Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?”. Thấy Thỏ nói vậy, Rùa thủng thẳng đáp: “Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn ai?”. Thỏ vểnh tai lên tự đắc nói: “Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau

Vào một buổi sáng mùa thu tiết trời mát mẻ, Rùa ra bãi cỏ tập chạy. Một chú Thỏ đi qua trông thấy mỉa mai châm chọc nói: “Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?”. Thấy Thỏ nói vậy, Rùa thủng thẳng đáp: “Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn ai?”.

 

Thỏ vểnh tai lên tự đắc nói: “Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó”. Rùa không nói gì, biết mình chậm chạp nên cố sức chạy thật nhanh. Còn Thỏ nhìn theo mỉm cười, nó nghĩ: “Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích ta phóng cũng vừa”. Thế rồi nó lại nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm. Bỗng nghĩ đến cuộc thi, nó thấy Rùa đã sắp tới đích, cậu ta cắm cổ chạy thục mạng nhưng không kịp nữa rồi vì Rùa đã tới đích trước nó.

Hãy kể lại câu chuyện bằng lời của em

 

2
6 tháng 10 2017

Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: “Rùa và Thỏ”. Câu chuyện như sau:

Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ. Vốn kiêu ngạo, Thỏ buông lời chế nhạo:

– Chậm rề rề như Rùa thì làm sao được.

Rùa thấy mình bị xúc phạm liền thách:

– Thì anh cứ thử chạy thi với tôi xem sao?

Thỏ nhận lời ngay và còn giễu cợt:

– Được, ta cho mày chạy trước nửa đường.

Rùa biết mình chậm chạp, cố sức chạy không nghỉ. Thỏ cậy mình chạy nhanh, cứ nhìn trời, nhìn mây, đôi lúc lại gặm vài ngọn cỏ, hái hoa bắt bướm. Trong bụng thầm nghĩ:

– Mình chỉ cần chạy một loáng là đến nơi.

Chính vì nghĩ như vậy, Thỏ tha hồ rong chơi hết chỗ này đến chỗ khác. Mãi cho đến lúc sực nhớ đến cuộc thi thì ngẩng đầu lên đã thấy Rùa gần tới đích. Thỏ ba chân bốn cẳng chạy bán sống bán chết. Nhưng không kịp nữa rồi. Rùa đã về đích trước. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.

Câu chuyện dạy em phải có tính kiên trì, chịu khó trong mọi công việc dù là việc nhỏ.

1 tháng 12 2021

bgfdk ghrsw^78548934578024677485467952226

34512964857-/*8-+9

Từ nào là danh từ?

A. cái đẹp             B. tươi đẹp                     C. đáng yêu            D. thân thương

Dòng nào đã có thể thành câu? Viết dấu chấm cuối dòng đã thành câu

A. Trên mặt nước loang loáng

B. Con đê in một vệt ngang trời đó.

C. Mặt nước loang loáng

D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành

Từ nào không phải là từ láy?

A. đi đứng             B. quanh co            C. ao ước                  D. chăm chỉ

Dấu ngoặc kép trong câu:Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”.có tác dụng gì?

A, Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật

B. Đánh dấu các từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu lời nói của nhân vật

D. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật

Từ nào là danh từ?

A. cái đẹp                 B. tươi đẹp                  C. đáng yêu                     D. thân thương

Dòng nào đã có thể thành câu? Viết dấu chấm cuối dòng đã thành câu

A. Trên mặt nước loang loáng

B. Con đê in một vệt ngang trời đó

C. Mặt nước loang loáng

D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành

Từ nào không phải là từ láy?

A. đi đứng               B. quanh co                 C. ao ước                D. chăm chỉ

Dấu ngoặc kép trong câu: Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”.có tác dụng gì?

A, Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật

B. Đánh dấu các từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu lời nói của nhân vật

D. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật

8 tháng 12 2017

xàm xí đú

30 tháng 12 2021

a) Tác dụng của dấu ngoặc kép là đánh dấu những từ ngữ, lời nói với 1 ý nghĩa đặc biệt.

b) Tác dụng của dấu ngoặc kép là dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

_HT_

30 tháng 12 2021
a. Giải thích cho bộ phận đứng trước nó là lời nói, suy nghĩ của nhân vật b.báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật Chúc bạn học tốt😊
28 tháng 10 2021

trường thọ và đoản thọ nhé,mình mới học (trường thọ cả 2 lần đều đặt)

Chuẩn mk ko hiểu mấy ý nên phải hỏi

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) II. ĐỌC HIỂU (7 điểm) 1. Đọc thầm bài văn: Vương quốc vắng nụ cười​       Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã...
Đọc tiếp

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm)

II. ĐỌC HIỂU (7 điểm)

1. Đọc thầm bài văn:

Vương quốc vắng nụ cười​

      Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà... Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.

Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười mầu nhiệm của ông ta. Nhưng họ đã thất vọng. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy:

- Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.

Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:

- Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

- Dẫn nó vào! - Nhà vua phấn khởi ra lệnh.

(còn nữa)
Theo TRẦN ĐỨC TIẾN

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc hoàn thành các bài tập sau:

Câu 3. (1 điểm) Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ lại buồn chán như vậy?

A. Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
B. Vì cư dân ở đó vừa trải qua cuộc chiến tranh.
C. Vì thiên nhiên ở đó rất khắc nghiệt.

Câu 4. (0,5 điểm) Nói chính xác là trong vương quốc chỉ có ai cười được?

A. Nhà vua
B. Người lớn
C. Rất ít trẻ con.

Câu 5. (0,5 điểm) Ai là người nhận ra những “mối nguy cơ” về vương quốc buồn tẻ?

A. Người dân
B. Nhà vua
C. Các vị đại thần

Câu 6. (0,5 điểm) Từ nào cùng nghĩa với từ “buồn chán”?

A. Vui vẻ
B. Chán ăn
C. Buồn bã

Câu 7. (1 điểm) Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình của vương quốc?

A. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về chữa bệnh.
B. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
c. Nhà vua cử đại thần mở lớp dạy học, chuyên về môn cười.

Câu 8. (0,5 điểm) Câu: “- Dẫn nó vào!” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cầu khiến
B. Câu hỏi
C. Câu cảm

Câu 9. (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.” là:

A. Thần
B. Thần vừa tóm được
C. Một kẻ đang cười

Câu 10. (1 điểm) Trạng ngữ trong câu “Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.” là:

..........................................................................................................................................................................................................

Đây là trạng ngữ chỉ :...................................................................................................

Câu 11. (1 điểm) Nêu nội dung của bài tập đọc?

557
15 tháng 5 2021

lại lười đến mức độ này nx :vvvvvv

15 tháng 5 2021

Câu 3: A

Câu 4:C

Câu 5:C

Câu 6:A

Câu 7:B

Câu 8:C

Câu 9: B 

Câu 10: Ngày xửa ngày xưa là trạng ngữ và chỉ thời gian !!