Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Tố Hữu hoặc đề tài về Bác
- Trích dẫn đoạn thơ.
B. Thân bài
1. Làm rõ nội dung đoạn thơ
- "thương": tình cảm yêu thương tha thiết thể hiện ở sự quan tâm chăm sóc.
- "Thương cuộc đời chung": cảnh dân tộc và người dân Việt Nam trong vòng nô lệ, chịu nhiều khó khăn, vất vả.
- "thương cỏ hoa": tình yêu dành cho những cảnh vật thiên nhiên (yêu trăng....)
- "như dòng sông chảy nặng phù sa": nghệ thuật so sánh gợi lên sự cống hiến suốt đời âm thầm, lặng lẽ.
=> Đoạn thơ thể hiện tình cảm lo lắng cho dân,cho nước và tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
2. Làm rõ nội dung đoạn thơ qua 3 tác phẩm:
a. Tâm trạng lo lắng trăn trở cho vận mệnh đất nước, cho cuộc sống của người dân
- Nhiều đêm không ngủ để suy nghĩ việc nước:
"Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm"
"Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc"
=> Các từ láy gợi lên hình ảnh Bác trong đêm khuya ngồi một mình đang lặng lẽ tập trung cao độ để suy nghĩ về việc nước.
"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
=> Nghệ thuật so sánh khắc hoạ hình ảnh Bác nhiều đêm trằn trọc không ngủ vì vận mệnh của nước nhà.
"Giữa dòng bàn bạc việc quân"
=> Hình ảnh thơ vừa đẹp, lãng mạn khắc hoạ hình ảnh Bác vừa mang tâm hồn thi sĩ, vừa mang cốt cách chiến sĩ. Giữa bức tranh nên thơ đầy ắp ánh trăng Bác và các cán bộ đang bàn việc nước. Câu thơ toát lên một phong thái ung dung lạc quan của Bác.
- Lo lắng cho cuộc sống của người dân:
"Bác thương đoàn dân công
..........................................
Làm sao cho khỏi ướt."
"Người cha mái tóc bạc
......................................
Bác nhón chân nhẹ nhàng."
=> Hình ảnh Bác hiện lên lo lắng cho từng giấc ngủ của đoàn dân công, đi dém chăn cho từng chiến sĩ... Những câu thơ mang tính hiện thực gợi lên hình ảnh Bác cao cả với tấm lòng yêu thương mênh mông, gần gũi như người cha.
b. Tình yêu thiên nhiên tha thiết:
Tình yêu trăng:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Hai câu thơ như một bức tranh quả đúng thật là "thi trung hữu hoạ". ánh trăng lồng vào lá cổ thụ tạo nên những mảng tối đậm nhạt, đen, trắng ... gợi nên cảnh chập chùng nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Nghệ thuật điệp từ tạo nên một bức tranh hoà hợp, quấn quýt, ấm áp.
=> Với những chi tiết, hình ảnh chọn lọc, đặc biệt việc sử dụng ba từ "xuân" trong một câu thơ tác giả đã cho ta thấy một bức tranh thiên nhiên đầy sắc xuân lung linh, huyền ảo, tràn ngập ánh sáng... Dù bận trăm công ngàn việc song lúc nào Bác vẫn dành cho trăng một tình cảm đậm sâu tha thiết. Các câu thơ giúp ta hiểu thêm những rung động nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp và tâm hồn thanh cao trong sáng của Bác.
Kết bài:
- Đánh giá đoạn thơ.
- Cảm nghĩ chung về hình ảnh Bác Hồ.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đói với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.
Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.
Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
Tục ngữ
trăng quầng thì hạn trăng tán thì mưa
nuôi lợn ăn nằm, nuôi tằm ăn đứng
tôm đi chạng vạng cà đi rạng đông
Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu hai câu thơ: Nhân hóa ( bí và bầu cũng “lớn”), đối lập ( Lớn lên , lớn xuống); hoán dụ (tay mẹ) .
Tác dụng nghệ thuật: (“Bí và bầu” là thành quả lao động “vun trồng” của mẹ ; “Con” là kết quả của sự sinh thành, dưỡng dục, là niềm tin, sự kỳ vọng của mẹ) => Nhấn mạnh sự hi sinh thầm lặng và công lao trời bể của mẹ, đồng thời thể hiện nỗi thấu hiểu và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ.
Gợi ý:
+) Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm. Nội dung chính của bài thơ: Thể hiện cảm động tình mẫu tử thiêng liêng: tình mẹ dành cho con và tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn chân thành của người con đối với mẹ.Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu hai câu thơ: Nhân hóa ( bí và bầu cũng “lớn”), đối lập ( Lớn lên , lớn xuống); hoán dụ (tay mẹ) .
+) Tác dụng nghệ thuật: (“Bí và bầu” là thành quả lao động “vun trồng” của mẹ ; “Con” là kết quả của sự sinh thành, dưỡng dục, là niềm tin, sự kỳ vọng của mẹ) => Nhấn mạnh sự hi sinh thầm lặng và công lao trời bể của mẹ, đồng thời thể hiện nỗi thấu hiểu và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ. Câu thơ “ Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh” , bằng nghệ thuật nói giảm nói tránh ‘mỏi” và biện pháp ẩn dụ “ quả non xanh”, tác giả thể hiện nỗi niềm lo lắng đến hốt hoảng khi nghĩ đến một ngày mẹ tuổi đã già mà mình vẫn chưa đủ khôn lớn, trưởng thành, vẫn là “ một thứ quả non xanh”, chưa thể thành “trái chín” mẹ mong
==> Qua lời tâm sự của tác giả khi nghĩ về mẹ, tự trong lòng mỗi chúng ta dấy lên lòng kính yêu vô hạn đối với cha mẹ và mỗi người đều tự nhủ phải sống sao cho xứng đáng với công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha.
a) từ "tôi" trỏ : con cò , Thành
chức năng ngữ pháp : làm phụ ngữ , chủ ngữ
b) từ "ấy" trỏ : quan
nhờ : ngữ cảnh
c) từ " sao" đc sử dụng để hỏi về hoạt động
- Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong câu hai câu thơ: Nhân hóa ( bí và bầu cũng “lớn”), đối lập ( Lớn lên , lớn xuống); hoán dụ (tay mẹ) .
Tác dụng nghệ thuật: (“Bí và bầu” là thành quả lao động “vun trồng” của mẹ ; “Con” là kết quả của sự sinh thành, dưỡng dục, là niềm tin, sự kỳ vọng của mẹ) => Nhấn mạnh sự hi sinh thầm lặng và công lao trời bể của mẹ, đồng thời thể hiện nỗi thấu hiểu và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ.
-Câu thơ “ Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh” , bằng nghệ thuật nói giảm nói tránh ‘mỏi” và biện pháp ẩn dụ “ quả non xanh”, tác giả thể hiện nỗi niềm lo lắng đến hốt hoảng khi nghĩ đến một ngày mẹ tuổi đã già mà mình vẫn chưa đủ khôn lớn, trưởng thành, vẫn là “ một thứ quả non xanh”, chưa thể thành “trái chín” mẹ mong.
=>>>Qua lời tâm sự của tác giả khi nghĩ về mẹ, tự trong lòng mỗi chúng ta dấy lên lòng kính yêu vô hạn đối với cha mẹ và mỗi người đều tự nhủ phải sống sao cho xứng đáng với công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha.
có 4 biện pháp tu từ : So sánh ,ẩn dụ,hoán dụ và câu hỏi tu từ
- So sánh : Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên / Còn những bí và bầu thì lớn xuống
- Ẩn dụ : " quả xanh non " chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con
- hoán dụ : "Bàn tay mẹ mỏi " : chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ
- câu hỏi tu từ : " Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?"
2. Nhưng phép so sánh ở bài “Công cha như núi ngất trời” là rất đặc sắc bởi “Công cha” “Nghĩa mẹ” là những ý trừu tường, được so sánh với các hình ảnh cụ thể “núi cao” “biển rộng”- là những vật mang tầm vũ trụ, là biểu tượng cho sự vĩnh hằng bất diệt của thiên nhiên. NHững hình ảnh ấy được miêu tả bổ sung bằng những từ ngữ chỉ mức độ ước chừng nhưng vô cùng, vô hạn : “núi ngất trời” là núi rất cao, cao vút trời xanh, lẫn vào trong mù mịt mây trời. Biển “mênh mông” là biển rộng đến nỗi không đo đếm được. Một nét vẽ chiều đứng (cao), một nét vẽ chiều ngang (rộng), rất hài hòa cân xứng, tạo một không gian bát ngát, mênh mang, một bức tranh về vũ trụ to lớn, cao rộng không cùng. Đúng là chỉ có hình ảnh ấy mới diễn tả nổi công ơn cha mẹ. “Núi ngất trời” “biển mênh mông” không thể nào đo được cũng như công ơn cha mẹ đối với con cái không thể nào tính đếm được.
Qua nghệ thuật so sánh, dùng từ đặc tả (từ láy, điệp từ), kết hợp với giọng thơ lục bát ngọt ngào đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Và chính sự đặc sắc trong nghệ thuật dùng từ đã làm cho lời giáo huấn trong bài ca dao không còn khô khan mà trở nên truyền cảm, dễ đi vào lòng người.
a)Từ đồngn nghĩa là:
-bảo và nhủ
-trông và mong
-không và đừng
b)-Bảo và nhủ:nhắc nhở ngườ khác làm 1 việc gì đó
-Trông và mong:cảm giác trông ngóng,đợi chờ
-Không và đừng :chỉ ý phủ định
a) Từ đồng nghĩa là :
- bảo và nhủ
- trông và mong
- không và đừng
b) - Bảo và nhủ : nhắc nhở người khác làm một việc gì đó
- Trông và mong : cảm giác trông ngóng đợi chờ
- Không và đừng : chỉ ý phủ định
1)Nội dung trong đoạn văn trên là :
=>Thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính
Nghệ thuật của đoạn thơ:
=>Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.
nt điệp từ nghe =>nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm
- Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
BPTT: hoán dụ
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa (BPTT: so sánh)
Sóng đã cài then đêm sập cửa (BPTT: nhân hóa)
- Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao dời
Trông mây, mây kéo ngang trời
Trông trăng trăng khuyết, trông người, người xa.
BPTT: điệp ngữ
- Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
BPTT: ẩn dụ kết hợp nhân hóa
- Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng mơ ngày hội
Đón Bác vào thăm, thấy Bác cười.
BPTT: hoán dụ