K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2021

Từ ''bẽ bàng'' diễn tả tâm trạng cô đơn, tủi hổ của Kiều trước lầu Ngưng Bích. Kiều cảm thấy vậy vì Kiều nhớ Kim Trọng- mối tình đầu và lời thề nguyện đêm trăng, nỗi nhớ cha mẹ già không ai chăm sóc. Tâm trạng này được tác giả miêu tả ở 6 câu thơ đầu của đoạn trích (6 câu thơ em tự chép nhé vì có trong SGK rồi)

Cho đoạn văn sau:Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa )

a) Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?

1
26 tháng 2 2019

– Đoạn văn là lời kể của anh thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh đang kể về công việc của mình cho ông họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ.

– Lời kể ấy được nói ra trong tình huống mọi người đang lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét trong thời gian ba mươi phút.

– Những lời tâm sự cho thấy:

   + Nhân vật anh thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm bạn với cỏ cây và mây núi ở Sa Pa.

   + Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc của anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt.

– Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt: anh sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh.

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
5 tháng 7 2019

1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.

2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)

- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)

Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

18 tháng 4 2019

Trong hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt ấy, điều đã giúp nhân vật anh thanh niên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ là:

– Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về ý nghĩa công việc của mình đối với cuộc sống con người. Anh rất yêu nghề và tìm được niềm vui trong công việc. Anh đã thấy mình “thật hạnh phúc” khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng.

– Anh còn biết tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động: nuôi gà, trồng hoa, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.

26 tháng 8 2021

a, Của nhân vật ông Hai, ông nói khi nghe tin làng chợ theo giặc.

b, Qua câu nói, có thể thấy ông có lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, suy nghĩ và hành động dứt khoát

c, Trước CM T8, người dân thể hiện rõ qua tinh thần chiến đâu, bảo vệ quê hương

Sau CM T8, người dân đã thể hiện ngày càng rõ tình cảm đó, dứt khoat hơn

12 tháng 10 2018

Chọn đáp án: B.

5 tháng 2 2017

- Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua góc nhìn của Thúy Kiều

+ Hoàn cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cô đơn tội nghiệp

- Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát xa trông, non xa, trăng gần…

- Bao quanh Kiều là không gian, thời gian tuần hoàn đến nhàm chán càng nhấn đậm tình cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều

- Hoàn cảnh, kết hợp với cảnh vật khiến tâm trạng của Kiều chứa đầy uất ức, hờn tủi trước sự bế tắc không cách nào thoát ra được.

1 tháng 6 2017

a, Cảnh vật ở đây là cảnh tưởng tượng của Kiều vì qua mỗi cảnh vật. Mỗi bức tranh thiên nhiên là một kiểu tâm trạng của Thúy Kiều.

- Nỗi nhớ cha mẹ, quê hương, Kiều trông ngóng theo “cánh buồm xa xa” buổi chiều hôm

- Kiều nhớ người yêu, xót xa cho tình duyên lỡ dở “hoa trôi man mác biết là về đâu”

- Kiều đau đớn buồn tủi cho thân phận mình, khi rơi vào cuộc sống bế tắc “ ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

→ Từng cảnh vật, chi tiết chứa đựng tâm trạng, tình cảm của Kiều. Cảnh vật cùng một màu bi thương, buồn tủi.