K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn văn được nêu ra trong đề bài.

- Chú ý những từ ngữ thể hiện những lĩnh vực kiến thức được tác giả vận dụng vào việc đọc hiểu.

Lời giải chi tiết:

      Đoạn văn trên cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức về điện ảnh: “nếu phông nền gợi những khoảng xa của hậu cảnh”, kĩ năng phân tích văn học: “hiện ra một tiên cảnh”, “nét cong mềm mại thật hợp điệu thu”, … vào việc đọc hiểu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

Đoạn văn trên cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức về điện ảnh: “nếu phông nền gợi những khoảng xa của hậu cảnh”, kĩ năng phân tích văn học: “hiện ra một tiên cảnh”, “nét cong mềm mại thật hợp điệu thu”, … vào việc đọc hiểu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Tác giả huy động kiến thức về điện ảnh qua cách sử dụng một số thuật ngữ: “nền phông”, “hậu cảnh”, “tầm mắt”, “tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần”.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản để hiểu nhan đề bài viết.

- Tìm những câu văn thể hiện rõ nội dung được nêu ra ở nhan đề và toàn bài viết.

Lời giải chi tiết:

- Theo em, nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc nghĩa là Nguyễn Khuyến đã dùng những mĩ cảm tinh tế để nhận biết những gợn gió thanh làm xao động thân cô trúc.

- Nội dung này đã được thể hiện xuyên suốt trong văn bản qua từng câu văn, từng đoạn văn phân tích như sau:

+ Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết.

+ Đó chính là những gợn gió thanh từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đấy chăng?

+ Tất cả những điều ấy chẳng phải đã khiến cho Nguyễn Khuyến hiện ra giữa chốn “vườn Bùi” như một cây cô trúc thanh cao hay sao?

5 tháng 3 2023

- Theo em, nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc nghĩa là Nguyễn Khuyến đã dùng những mĩ cảm tinh tế để nhận biết những gợn gió thanh làm xao động thân cô trúc.

- Nội dung này đã được thể hiện xuyên suốt trong văn bản qua từng câu văn, từng đoạn văn phân tích như sau:

 

+ Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết.

 

+ Đó chính là những gợn gió thanh từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đấy chăng?

+ Tất cả những điều ấy chẳng phải đã khiến cho Nguyễn Khuyến hiện ra giữa chốn “vườn Bùi” như một cây cô trúc thanh cao hay sao?

    
29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Đánh dấu các luận điểm chính có trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc:

+ Mùa thu là quãng lặng để hòa giải hai đối cực là mùa hè nóng nực và mùa đông buốt giá.

+ Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.

+ Hai câu thực tả cảnh mặt nước và mặt đất.

+ Không gian và thời gian bỗng mở rộng ra đến hai câu luận.

+ Cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức họa thật nhanh mà thật đọng.

- Nhận xét về trình tự sắp xếp: Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc được sắp xếp theo trình tự hợp lí, phân tích theo thứ tự các câu thơ của bài.

5 tháng 3 2023

- Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc :

+ Mùa thu là quãng lặng để hòa giải hai đối cực là mùa hè nóng nực và mùa đông buốt giá

+ Nhìn riêng vào bài thơ Thu vịnh để thấy

+ Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu

+ Hai câu thực tả cảnh nước và mặt đất

+ Không gian và thời gian bỗng mở rộng ra đến hai câu luận

+ Cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức họa thật nhanh mà thật đọng

- Trình tự sắp xếp chúng.

+ Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc được sắp xếp theo trình tự hợp lí, phân tích theo thứ tự các câu thơ của bài.

30 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Đối chiếu những thông tin về nghệ thuật Việt Nam được trình bày trong văn bản với công trình kiến trúc chùa Keo ở Thái Bình.

+ Toàn bộ công trình của chùa Keo đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2m, rộng 2,6m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt.

+ Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng.

+ Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.

- Nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình chùa Keo:

+ Trong tác phẩm, học giả Nguyễn Văn Huyên có nhắc đến sự bảo lưu và đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống của người Việt, những n các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật tuy đã có sự đổi mới nhưng nó vẫn giữ được những nét văn hóa lâu đời của Việt Nam.

+ Chùa Keo là một công trình kiến trúc văn hóa lâu đời của Việt Nam, trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Điều này cho thấy tinh thần truyền thống của Người Việt tuy có sự đổi mới nhưng vẫn giữ được sự bảo lưu đến ngày nay.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào bài thơ → cảm xúc, tình cảm

Lời giải chi tiết:

Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen. Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

4 tháng 3 2023

 Người đi xa họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen. Những người miền Tây Bắc khi đi xa họ luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau: - Mở...
Đọc tiếp
Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau:
- Mở bài: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. - Thân bài: Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. - Kết thúc: Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.
Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

a. Theo anh (chị), các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?

b. Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc.

1
13 tháng 3 2017

a, Các đoạn văn thể hiện đúng dự kiến của nhà văn:

   + Nội dung và giọng điệu của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc để ngợi ca vẻ đẹp rừng xà nu, tượng trưng cho tinh thần quật khởi của đồng bào Tây Nguyên

- Giống nhau: đoạn mở và kết đều tả cảnh rừng xà nu, tạo nên kết cấu vòng tròn, khiến bố cục chặt chẽ, tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm, gợi cho người đọc liên tưởng “mở rộng vấn đề”

- Khác nhau: Hai đoạn miêu tả rừng xà nu cụ thể bằng những chi tiết nghệ thuật giữa sức tạo hình giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, cuối đoạn hình ảnh những cây xà nu bất diệt như sức sống của con người.

b, Qua việc tìm hiểu các giai đoạn sáng tác Rừng xà nu của nhà văn Nguyên Ngọc chúng ta cần rút ra:

   + Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ, dự kiến trước các phần mở- kết bài.

   + Cần đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và thu hút người đón nhận.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Câu văn nào trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an? Cách bác bỏ thuyết phục người đọc nhờ dựa trên cơ sở nào?

1
24 tháng 3 2017

- Câu văn trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.

- Cách bác bỏ thuyết phục người đọc dựa trên cơ sở:

   + Lí lẽ: Than ôi! Người ta vẫn nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.

   + Dẫn chứng thực tế: hành động của Ngô Tử Văn được ngợi ca

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:"8/3/69Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi?. Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"8/3/69

Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi?. Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chia li, cảnh đau buồn cũng đến nữa ... Đáng trách quá Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn mùa chiến thắng."

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)

Văn bản trên tồn tại dưới dạng nào?

1
30 tháng 6 2017

Dạng viết: Nhật kí.