Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung đoạn 1: Nhân dân Việt Nam sao mà đoàn kết và hùng mạnh đến thế. Trên tinh thần yêu nước nồng nàn và mãnh liệt. Mọi người cũng như các vị anh hùng đã chiến đấu hết mình. Họ cố gắng giữ bình yên và độc lập cho dân tộc. Một tình yêu Tổ quốc phi thường đã giúp họ vượt qua khó khăn và dẹp tan lũ giặc ngoại xâm. Mỗi cá nhân đều cống hiến hết mình cho một tập thể, vì thế mà đội quân ta mạnh mẽ và thông minh.
Nội dung đoạn 2: Đoạn văn trên cho thấy Thách Sanh là một người tài giỏi và rộng lượng. Chàng đã dùng tiếng đàn để chiến đấu và dùng niêu cơm để giảng hòa một cách khôn khéo. Qua nhân vật Thạch Sanh, em học được rằng: sống phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, phải tôn trọng nhau, đã hứa việc gì thì phải làm cho bằng được, đừng nên tham lam của người khác vì sẽ nhận hậu quả khôn lường.
Bài làm
Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
a.
Đoạn trích trên kể về sự việc: sự lớn lên của Thánh Gióng và tình yêu thương, giúp đỡ của mọi người dành cho vị anh hùng đánh giặc ngoại xâm.
b.
Chi tiết hoang đường có trong đoạn trích: "chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ."
c.
Chi tiết “Bà con đều vui lòng góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước” có ý nghĩa rằng:
- Mọi người dân Việt ta ai ai cũng có tinh thần yêu nước, mong muốn đất nước được thái bình.
- Dân tộc ta luôn sẵn sàng chia sẻ, cho đi, giúp đỡ mọi người xung quanh.
a. Đoạn trích trên kể về sự việc chú bé Gióng nhờ có dân làng giúp sức đã trở thành tráng sĩ và là nơi để bà con gửi gắm niềm tin giết giặc chứu nước.
b. Chi tiết hoang đường "Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ"
c. Chi tiết 'bà con đều vui lòng góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc cứu nước" cho thấy: thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của nhân dân ta nuôi dưỡng anh hùng để đánh giặc gìn giữ hòa bình êm ấm của đất nước.