Câu 11. Số lượng cơn bão trung bình hàng năm trực tiếp đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta là
A. từ 3 đến 4 cơn. B. từ 1 đến 2 cơn.
C. từ 8 đến 9 cơn. D. từ 6 đến 7 cơn.
Câu 12. Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở các vùng.
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. D. Bắc Bộ và Nam Bộ.
Câu 13. Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở ven biển của khu vực
A. Bắc Bộ. B. Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Vịnh Thái Lan.
Câu 14. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam thể hiện trực tiếp và rõ nét nhất qua thành phần tự nhiên là
A. địa hình. B. khí hậu. C. sông ngòi. D. thực vật.
Câu 15. Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là
A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đa dạng và thất thường.
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng, lạnh rõ rệt.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa mưa, khô rõ rệt.
D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hòa quanh năm.
Câu 16. Lãnh thổ Việt Nam là nơi
A. các khối khí hoạt động tuần hoàn nhịp nhàng.
B. gió mùa hạ hoạt động quanh năm.
C. gió mùa đông hoạt động quanh năm.
D. giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa.
Câu 17. Đặc điểm về vị trí địa lí khiến thiên nhiên nước ta khác hẳn các nước ở Tây Á, Đông Phi, Tây Phi là
A. nằm ở gần khu vực xích đạo.
B. nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
C. tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.
D. nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và tiếp giáp với Biển Đông.
Câu 18. Do nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải nên
A. địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp.
B. khoáng sản phong phú về chủng loại, một số loại có trữ lượng lớn.
C. khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa
Câu 42. Đặc điểm khác biệt nổi bật về địa hình của ĐBSH so với ĐBSCL là
A. địa hình thấp.
B. có một số vùng trũng do chưa đươc phù sa bồi lấp hết.
C. không ngừng mở rộng ra phía biển.
D. có hệ thống đê ngăn lũ.
- Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ngăn lũ
- Đồng bằng sông Cửu Long không có hệ thống đê ngăn lũ vì nền địa hình yếu
Câu 43. Vùng đồng bằng có lịch sử khai thác lâu đời nhất ở nước ta là
A. ĐBSH.
B. đồng bằng Thanh Hóa.
C. đồng bằng Bình – Trị – Thiên.
D. ĐBSCL.
Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lâu đời hàng nghìn năm văn hiến
Câu 44. Dân cư ĐBSCL phải chung sống lâu dài với lũ bởi vì
A. lũ xảy ra quanh năm.
B. phần lớn diện tích của vùng thấp hơn so với mực nước biển.
C. lũ lên nhanh, rút nhanh nên rất khó phòng tránh.
D. không có hệ thống đê ngăn lũ như ĐBSH
Đồng bằng sông Cửu Long không có hệ thống đê ngăn lũ vì nền địa hình yếu