K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2018

a,ôi người cha đôi mắt mẹ hiền

Giọng của người không phải sấm trên cao

Ấm từng tiếng thấm vào lòng mong ước

=>Ẩn dụ phẩm chất

b,Ngày nắng quê em khúc nhạc thơm

=>Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

9 tháng 8 2018

Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau :

a,ôi người cha đôi mắt mẹ hiền

Giọng của người không phải sấm trên cao

Ấm từng tiếng thấm vào lòng mong ước

\(\Rightarrow\)Ẩn dụ phẩm chất

b,Ngày nắng quê em khúc nhạc thơm

\(\Rightarrow\)Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

-----Chúc bạn học tốt-----

26 tháng 2 2022

Giọng của người không phải là sám trên cao

Ấm từng tiếng, thấm vào lòng mong ước.

\(\rightarrow\) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Nhằm nói rằng tiếng của ng cha làm cho các con cảm thấy ấm áp và thấm sâu ko thể quên

26 tháng 2 2022

Giọng của người không phải sấm trên cao

Ấm từng tiếng thấm vào lòng mong ước

=>Ẩn dụ phẩm chất

ý nói : lên giọng trầm ấm của bác như thế nào , miêu tả rõ hơn làm cho câuu thơ gần gũi với người đọc , làm nổi bật tấm lòng của một nguười cháu với Bác.

8 tháng 4 2019

So sánh và nhân hóa nha

Chúc bạn học tốt Ngữ Văn

Kb với mk nha!

8 tháng 4 2019

Tre Việt Nam là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến “chuyện ngày xưa” - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.
Cây tre được nhân hoá, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Cây tre, luỹ tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên luỹ thành bền vững:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
hay:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường.
hay:
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.
Cây tre được nhân hoá, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
“Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ “xanh” trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bền vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Đọc bài thơ Tre Việt Nam, ta yêu thêm cây tre, luỹ tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, của dân tộc

18 tháng 7 2016

trong những câu thơ trên, tác giả đã miêu tả cây tre một cách tinh tế và đầy thuyết phục. 
                      " Nõi tre đâu chịu mọc cong

               Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường "

ai cũng biết cây tre là một biểu tượng cho đất nước Việt Nam chúng ta, nên qua hai câu thơ trên, tác giả  vừa tả cây tre mà lại vừa tả được người dân Việt Nam chúng ta. Chúng ta kiên cường bất khuất, dù có thế nào cũng ko làm nhụt được ý chí. Dù ko có sức nhưng vẫn chống chọi lại bao nhiêu khó khăn dể bảo vệ tổ quốc.

                         " Lưng trần phơi nắng phơi sương
                         Có mang áo cộc tre nhường cho con"

Hai câu thơ trên, tác giả muốn miêu tả người cha, người mẹ Việt Nam. Họ lưng trần phơi nắng lo từng miếng cơm, manh áo cho con của mình. Có gì, họ cũng nhường cho con của minh.

Từ đó, qua bốn câu thơ trên. tác giả đã cho chúng ta cả giác xúc động, nghẹn ngào qua từng câu mà ông viết. giúp chúng ta hiểu thê về đất nước Việt Nam, cây tre Việt Nam....

 

22 tháng 8 2023

Câu 1:

Qua những biện pháp nghệ thuật đó em cảm nhận được hình ảnh tre cũng như hình ảnh người mẹ Việt Nam, tính cách ngay thẳng chịu khổ khó, vất vả ngày đêm dành cho con cái mình những điều tốt đẹp nhất.

Câu 2:

Những từ so sánh: "như"

Những từ nhân hóa: "đâu chịu", "lưng trần", "nhường".

Bài làm

a) sông ngòi , kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện 

=> So sánh ngang bằng: Từ so sánh là từ " như " : So sánh kênh rạch với mạng nhện ---> Nói kê rạch bủa răng rất nhiều giống như mạng nhện. 

b) Như tre mọc thẳng , con người không chịu khuất phục

=> So sánh ngang bằng: Từ so sánh là từ " như " : So sánh Tre với con người ---> Nói cây tre thẳng giống tính cách con người 

c) Trường Sơn : Chí lớn ông cha 

    Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào 

=> So sánh ngang bằng. Dấu hiệu là dấu hai chấm" : ".: So sánh Trường Sơn với Chí lớn của ông cha ta. Sông Cửu Long với lòng mẹ ---> Nói tấm lòng cha mẹ giành cho con cái là rất lớn. TRường Sơn là đực xây dựng trên một dãy núi dài, rất dài. Cửu Long là con sông rất rộng, được chia làm 9 nhánh.

d) có chiếc lá như con chim bị đảo mấy vòng

=> So sánh ngang bằng: Từ so sánh là từ " như " : So sánh chiếc lá với con chim ---> Nói về cái thú vị của chiếc lá khi rơi. 

e) Những ngô sao thức ngoài kia

   Chưa bằng mẹ đã thức vì chúng con

=> So sánh hơn: " Chẳng bằng "----> So sánh những ngôi sao đang tỏa sáng không bằng lòng mẹ. Muốn nói lòng của người mẹ còn cao cả hơn những ngôi sao trên trời.

g ) Bóng Bác cao lồng lộng

     Ấm hơn ngọn lửa hồng

=> So sánh hơn: " hơn "----> So sánh bóng bác còn ấm hơn cả ngọn lửa. Muốn nói lòng yêu thương của Bác khi thức canh và mất ngủ suy nghĩ về đất nước, vì những anh chiến sĩ, vì dân thật ấm áp. 

h) Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

=> So sánh hơn nhất: " hơn " -----> Muốn tôn vinh vẻ đẹp nơi có " mênh mông biẻn lúa " không có cảnh nào đẹp bằng.

i) Mỏ Cốc như cái dùi sắt

=> So sánh ngang bằng: " như " ----> Mỏ Cốc với dùi sắt. Muốn nói mỏ Cốc vừa dài, vừa cứng như dùi bằng sắt.

k ) Rừng Đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận 

=> So sánh ngang bằng: " như " ----> Rừng đước với dãy trường thành. Muốn miêu tả độ dài của rừng đước dường như vô tận.

e) Chú mày hôi như cú mèo 

=> So sánh ngang bằng: " như " ----> Dế choắt với Cú mèo. Muốn nói dế choắt rất là hôi, tỏ vẻ phàn nàn, khó chịu.