K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần quà có tổng trị giá 11 triệu đồng bao gồm các thực phẩm, thức uống cần thiết và tiện dụng như sữa, nước ngọt, nước suối, cà phê, mì gói, bánh, xúc xích,… hy vọng sẽ tiếp thêm sức mạnh và động viên tinh thần cho những người hùng thầm lặng, những người đã và đang mang đến một môi trường cách ly lành mạnh, an toàn góp phần bảo vệ cho công cuộc phòng chống Covid-19 của cả cộng đồng.

Những phần quà tuy nhỏ nhưng mang nghĩa tình của lãnh đạo bệnh viện, cùng chung tay góp sức, “tương thân tương ái”, hỗ trợ các anh em nơi đầu sóng ngọn gió, mong đại dịch sớm qua đi.

Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM rất hy vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ thêm cho nhiều đơn vị khác nữa trong cuộc chiến chống Covid-19 này, thể hiện quyết tâm như lời kêu gọi: “Hãy chung tay quyết tâm phòng chống Corona”

11 tháng 3 2022

Em tham khảo nha:

Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi giàu có khi nghèo khổ thì tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương trợ. Điều đó cho thấy, lòng nhân ái chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hòa bình, ổn định. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái sâu sắc nên trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay. Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước. Ngày nay, mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương thân, tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập để truyền thống ấy được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.

11 tháng 3 2022

Tham khảo

 

Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lê – nin, chủ tịch Hồ Chí Minh,…, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du,… và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

 

24 tháng 5 2021

lớp 7 mik học nhx bài nào ta ko rõ

23 tháng 2 2021

Tham khảo:

I. Mở bài

- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.

- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và đức vị tha.

- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu : Thương người như thể thương thân.

II. Thân bài

a) giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

-Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.

- Thương người : người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ. Thương người như thể thương thân : ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.

b) Tác dụng của câu tục ngữ : Là lời nhắc nhở phải biết Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái

c) chứng minh nội dung câu tục ngữ. Một cá nhân không thể sống tác rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn ( từ đoạn này bắt đầu lấy dẫn chứng cụ thể qua sách báo, phim ảnh,.... mà bạn biết) Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy ( Tiếp tục đưa ra dẫn chứng ) Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam. III. Kết bài

Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta. Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại

Bạn tham khảo :

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Tình yêu thương con người la một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng và là yếu tố quan trọng giúp xây dựng một xã hội đoàn kết, văn minh.

- Nêu vấn đề và khái quát ý nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã khuyên nhủ chúng ta về lối sống yêu thương lẫn nhau giữa người với người.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Giải thích

- Thương người như thể thương thân: Yêu thương những người xung quanh như thương chính bản thân mình.

- Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải có lòng thương người, yêu thương đồng loại như yêu thương chính bản thân mình và người thân của mình.

Luận điểm 2: Tại sao lại nói như vậy

- Trong cuộc sống, mỗi người không sống cô lập một mình mà sống trong một tập thể, một cộng đồng, vì vậy, sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển chung của xã hội.

- Những người trong gia đình là những người có chung dòng máu, chung gốc gác, tổ tiên, cha mẹ, vì vậy yêu thương nhau là một lẽ đương nhiên bởi “máu chảy ruột mềm”.

 

- Đến những người bạn bè, hàng xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” là những người tuy không cùng máu mủ, huyết thống, nhưng lại là những người vui cùng ta lúc ta vui, đồng cảm, giúp đỡ ta khi ta gặp khó khăn, đôi khi tình cảm giữa những người tưởng chừng như xa lạ đó lại cũng vô cùng sâu nặng, thân thiết.

- Xa hơn, đến những con người không biết mặt, biết tên, khác miền khác dân tộc, nhưng tất cả lại cùng chung dòng máu Lạc Việt, cùng là con cháu Rồng Tiên, cũng được gọi với 2 tiếng thân thương: “đồng bào”. (Lấy ví dụ cả nước chung tay hướng về giúp đỡ đồng bào miền Trung khỏi thiên tai bão lũ)

- Lòng thương người không chỉ là yêu thương người thân ruột thịt, bạn bè làng xóm, đồng bào quê hương, mà rộng ra là yêu thương toàn nhân loại trên thế giới.

- Lòng thương người, tương thân tương ai chính là gốc rễ của tình thân ái, của lòng nhân nghĩa – truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Luận điểm 3: Bài học rút ra

- Tình thân ái, lòng yêu thương con người chính là sợi dây bền chặt kết nối những con người xa lạ lại với nhau, kể cả những người con xa quê, lưu lạc nơi đất khách quê người, cũng luôn hướng về đồng bào tổ quốc. Điều này tạo ra sự gắn kết chặt chẽ, tạo ra sức mạnh dân tộc to lớn, giúp ta đánh thắng mọi kẻ thù tàn bạo để có được hòa bình độc lập ngày hôm nay.

- Lòng nhân ái, thương người được thể hiện không chỉ bằng lời nói mà còn phải bằng hành động cụ thể, bằng những nghĩa cử cao đẹp:

 

+ Sẵn sàng giúp đỡ, đồng cảm với những người gặp khó khăn, thiếu thốn.

 

+ Dù ở nơi nào vẫn luôn hướng về tổ quốc, chung tay bảo vệ đồng bào, kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ những người gặp khó khăn…

Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

- Vẫn còn những trường hợp vô tâm, ích kỉ, “khác máu tanh lòng”, bán nước hại dân,…

- Những người lợi dụng lòng thương của mọi người để trục lợi…

C. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ: Tình yêu thương con người chính là bài học quý giá mà ông cha ta răn dạy con cháu đời sau.

- Liên hệ bản thân: Chúng ta cần xây dựng và phát huy tình cảm tốt đẹp này bởi nó chính là kim chỉ nam quan trọng giúp hình thành những tình cảm, lối sống cao đẹp khác.

(1) Giữa giai đoạn khó khăn bởi đại dịch COVID-19, ở bất cứ nơi nào trên cả nước, chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện ấm lòng mang tinh thần lạc quan, nhân ái và nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Lòng nhân ái là giá trị văn hóa của mỗi con người, của cộng đồng, của dân tộc Việt Nam đã hun đúc tự bao đời. Nó đã thành truyền thống ẩn chứa trong mỗi con người của hôm qua và cả hôm...
Đọc tiếp

(1) Giữa giai đoạn khó khăn bởi đại dịch COVID-19, ở bất cứ nơi nào trên cả nước, chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện ấm lòng mang tinh thần lạc quan, nhân ái và nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Lòng nhân ái là giá trị văn hóa của mỗi con người, của cộng đồng, của dân tộc Việt Nam đã hun đúc tự bao đời. Nó đã thành truyền thống ẩn chứa trong mỗi con người của hôm qua và cả hôm nay. Mỗi khi có hoạn nạn, khốn khó thì lòng nhân ái bừng dậy, lan tỏa một cách tự nguyện, tự giác nhằm san sẻ, gánh vác yêu thương. Cho dù chỉ một cử chỉ, một lời động viên, một sự thông m... dành cho nhau, giản dị, chân thành vẫn đủ khiến trái tim nhau trở nên ấm áp. (2) Qua những ngày bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mỗi người dân đều cảm nhận được rủi ro vô thường lúc nào cũng có thể xảy đến, tình cảm gia đình, tình thương giữa người với người là điều quý giá không gì đong đếm được. Cho đi là còn mãi! Lòng nhân ái luôn được lan tỏa giữa mùa dịch. (Nguồn tin từ báo Việt Nam Net)

Câu hỏi: Xác định phương thức biểu đạt.

0
27 tháng 6 2020

p/s; Bạn tham khảo bài văn sau nha :3

Virus Corona đang được thế giới quan tâm rất nhiều. Bởi, nó mang lại hậu quả vô cùng lớn. Vì thế mà việc phòng bênh và ngăn chặn loại dịch này lan rộng là vô cùng quan trọng.

Tuy đang đứng trước nguy cơ lây lan dịch bệnh nhưng tinh thần đoàn kết, thương người như thể thương thân của người dân trong mọi miền Tổ quốc đều không mất đi. Hiện nay, đại dịch Covid - 19 đang ảnh hưởng rất lớn đền toàn thế giới. Tất cả mọi người đều đang nổ lực để chung tay ''Chống dịch như chống giặc''. Việt Nam - nước chúng ta - đang thể hiện năng lực, phẩm chất rất tốt trong tình hình nguy cấp này. Tất cả đều vì một đất nước tươi đẹp, dọn dẹp sạch sẽ lũ virus đáng ghét này. Những người dân từ trong nước đến nước ngoài vào Việt Nam đều được chăm sóc chu đáo, được nhận những thông báo mới nhất về các biện pháp này. Tình người lại càng thắm thiết hơn, sâu đậm hơn qua đại dịch này. Chúng ta đều đoàn kết, biết yêu thương, san sẻ với đồng bào của mình. Từ những việc nhỏ nhặt như: tặng khẩu trang miễn phí có người còn mang số tiền,số gạo dành dụm cả đời của mình để ủng hộ cho việc phòng chống dịch. Ôi, thật cảm động ! Những việc làm tưởng nhỏ nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn. Vai trò và ý nghĩa của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sự tồn tại của đồng loại ta. Do dịch Covid-19 nên một số mặt sản lương thực cũng khang hiếm. Vì thế, sự lo sợ vì không đủ lương thực để sử dụng trong mùa dịch nên ai ai cũng đi mua về để tích trữ; ngoài ra nhân dân còn cùng nhau tạo ra máy ATM phát gạo, cùng chia sẻ từ tinh thần lẫn vật chất với nhau ... Thứ nhất là để giúp mọi người đủ khả năng để trang trải cuộc sống trong mùa dịch mà còn mang lại hình ảnh tốt đẹp về lòng thương người. Ôi, những hành động tưởng nhỏ mà lại cao cả !

Những tấm gương tốt chính là ''những thiên thần áo trắng''. “Chúng tôi ra đường vì các bạn, mong các bạn ở nhà vì chúng tôi”. Ở đây muốn nói về những người vẫn phải việc, cống hiến lao động cho đất nước trong mùa dịch như là: các ý bác sĩ, người phục vụ trong khu cách ly, ... Và họ muốn những người dân cũng đồng lòng với họ để có thể hạn chế việc lây lan dịch bệnh, Muốn mọi người cùng hợp tác, hạn chế ra ngoài, nắm bắt thông tin nhanh để việc phòng chống dễ dàng và mạnh mẽ hơn. ''Bỏ trốn khỏi khu cách ly không phải là một giải pháp tốt mà còn có thể gây hại cho chính bản thân, gia đình và xã hội''. Nếu chúng ta ở khu cách ly thì còn có thể được phục vụ, chăm sóc và chữa trị tốt hơn.

Đồng thời, mỗi người phải có ý thức tự phòng chống cho bản thân cũng như giữ sức khỏe cho cả một cộng đồng. Đừng hành động khi chỉ suy nghĩ cho bản thân.

28 tháng 6 2020

Thank you so much đúng là bài tôi đag tìm

23 tháng 5 2021

a) Em hiểu câu tục ngữ nhắn nhủ chúng ta :phải yêu thương trân trọng người khác như yêu thương chính bản thân mk.Cũng như vậy ,không ai có thể sống lẻ loi ,đơn độc 1 mk

b)Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”

14 tháng 3 2021

.Một năm đầy thử thách và khó khăn đã không làm chúng ta suy yếu mà ngược lại, đang giúp đất nước khẳng định bản lĩnh của mình. Người dân càng thể hiện sâu sắc hơn tình làng nghĩa xóm, sự yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc sống. Đến nay khi dịch bệnh dần được kiểm soát, người dân Việt Nam lại tiếp tục cùng nhau chia sẻ khó khăn, san sẻ yêu thương để đón Tết cổ truyền của dân tộc. Nổi bật trong đó là những tấm lòng đã và đang hướng về người nghèo, các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực.

Ngay từ tháng 12-2020 đến nay, đã diễn ra hàng loạt chương trình, hoạt động khác nhau từ trung ương đến cơ sở nhằm hướng về người nghèo, góp phần giúp người nghèo có thêm điều kiện để không chỉ đón Tết Nguyên đán mà từng bước ổn định cuộc sống. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã phân bổ hơn 26 tỷ đồng từ Quỹ Cứu trợ tỉnh để hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 9 gây ra; hỗ trợ các hộ dân khẩn trương xây dựng, sửa chữa nhà ở, sớm ổn định cuộc sống trước Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Tại tỉnh Kiên Giang, để giúp người nghèo có nhà mới trước Tết, MTTQ huyện Gò Quao đã xây mới, sửa chữa và bàn giao 14 căn nhà Đại đoàn kết với kinh phí hơn 500 triệu đồng. Vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình "Vinh danh tấm lòng vàng vì cộng đồng năm 2020 và Tết vì người nghèo Xuân Tân Sửu 2021", qua đó đã huy động gần 90 tỷ đồng từ các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm ủng hộ người nghèo...

Không chỉ giúp người dân địa phương mình vượt qua khó khăn mà những địa phương có điều kiện hơn đã tổ chức các đoàn công tác đến thăm hỏi, hỗ trợ người dân tỉnh khác. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh đã trao số tiền hai tỷ đồng, ủng hộ người dân tỉnh Quảng Trị xây nhà chống lũ. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai thực hiện cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" và hưởng ứng phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Tân Sửu tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tại đây, Đoàn đã trao 250 suất quà Tết tặng bà con vùng ngập lụt xã Hàm Ninh. Cũng trong tháng 1 này, nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang… đã khẩn trương hoàn thành nhà Đại đoàn kết tặng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn…

Không thể kể hết những hoạt động nghĩa tình đã và đang được các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức, nhà hảo tâm triển khai hằng ngày, hằng giờ trong cả nước hướng về người nghèo, gia đình chính sách. Thời gian tới, nhất là từ nay đến Tết cổ truyền của dân tộc, các địa phương, cơ quan, đoàn thể sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn công tác, các hoạt động để thăm hỏi, động viên và trực tiếp tặng quà người dân. Những việc làm ý nghĩa đó ngày càng vun đắp thêm truyền thống, tinh thần đùm bọc, hỗ trợ, yêu thương nhau của người dân Việt Nam.

Thời gian qua, công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, triển khai liên tục, đồng thời luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng. Những hoạt động nghĩa tình, san sẻ yêu thương với người nghèo, người yếu thế khi Tết đến, Xuân về càng tô đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chủ trương hướng về người nghèo, giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Trách nhiệm của mỗi người chúng ta là phải làm ngày càng lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tinh thần dân tộc Việt Nam

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên,...
Đọc tiếp

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

0