Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Bên ngoài tế bào người và động vật có 1 cấu trúc được gọi là chất nền ngoại bào. Chúng được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.
+ Chức năng:
- Giúp tế bào cùng loại liên kết với nhau tạo thành mô
- Giúp tế bào thu nhận thông tin
Tham khảo
- Khái niệm chất nền ngoại bào: Các tế bào động vật tiết ra các chất cấu tạo nên cấu trúc ở phía bên ngoài tế bào được gọi là chất nền ngoại bào.
- Cấu trúc và chức năng của chất nền ngoại bào:
+ Cấu trúc chất nền ngoại bào: Được cấu trúc phức tạp gồm các phân tử proteoglycan kết hợp với các sợi collagen tạo nên một mạng lưới bao quanh bên ngoài tế bào, hệ thống ngày được nối với bộ khung xương trong tế bào qua protein màng là integrin.
+ Chức năng của chất nên ngoại bào: Điều khiển sự hoạt động của các gene bên trong tế bào, nhờ đó các tế bào trong cùng một mô có thể phối hợp các hoạt động với nhau.
Tham khảo
Chất nền ngoại bào là một cấu trúc phức tạp gồm các phân tử proteoglycan kết hợp với sợi collagen tạo nên mạng lưới bao quanh bên ngoài. Hệ thống này được nối với bộ khung xương trong tế bào qua protein màng. Thông qua sự kết nối này, chất nền ngoại bào có thể điều khiển sự hoạt động của các gene bên trong tế bào, nhờ đó các tế bào trong cùng một cơ thể có thể phối hợp các hoạt động với nhau.
Tham khảo
1. Khái niệm năng lượng
Năng lượng được định nghĩa là khả năng sinh công. Tuỳ theo trạng thái có sẵn sinh công hay không, người ta chia năng lượng thành 2 loại: động năng và thế năng. Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công. Thế năng là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công.
Năng lượng trong tế bào tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như hoá năng, điện năng.... Ngoài việc giữ nhiệt độ ổn định cho tế bào và cơ thể thì có thể coi nhiệt năng như năng lượng vô ích vì không có khả năng sinh công. Sự chênh lệch về nồng độ các ion trái dấu giữa 2 phía của màng có thể tạo ra sự chênh lệch điện thế. Năng lượng chủ yếu của tế bào là hoá năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học).
Tham khảo:
câu 3 :
Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. Nhờ chuyển hóa vật chất, tế bào thực hiện được các đặc tính đặc trưng khác của sự sống như sinh trưởng, cảm ứng và sinh sản. Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.
Một số phân tử cấu tạo nên chất nền ngoại bào là: Proteoglycan, collagen.
Tham khảo:
ATP là hợp chất cao năng ,được cấu tạo từ 3 thành phần: 1pt bazơ ađênin, 1pt đường pentôzơ liên kết với 3 nhóm photphat. Trong đó có 2 liên kết cao năng giữa các nhóm phot phat cuối trong ATP. Các nhóm photphat đều mang điên tích âm, khi ở gần nhau có xu hướng đẩy nhau làm cho liên kết này bị phá vỡ
Năng lượng chủ yếu của tế bào là dạng hóa năng (tiềm ẩn trong các liên kết hóa học), trong đó ATP - một hợp chất cao năng (đồng tiền năng lượng của tế bào).
Tk:
Một coenzym quan trọng là adenosine triphosphate (ATP), "đồng tiền năng lượng" chung cho tế bào.
chức năng:
Nucleotide này được sử dụng để chuyển năng lượng hóa học giữa các phản ứng hóa học khác nhau. Chỉ có một lượng nhỏ ATP trong các tế bào, nhưng chúng được tái tạo liên tục; mỗi ngày cơ thể con người có thể sử dụng một lượng ATP bằng với khối lượng của mình.[17] ATP hoạt động như một cầu nối giữa hai quá trình là dị hóa và đồng hóa. Dị hóa thì phá hủy các phân tử, còn đồng hóa lại xây nên những phân tử này. Phản ứng dị hóa tạo ra ATP, và phản ứng đồng hóa lại sử dụng ATP này. ATP cũng có thể đóng vai trò như chất mang nhóm phosphate trong các phản ứng phosphoryl hóa.
1.Đặc điểm chung của tất cả các tế bào là đều có cấu tạo gồm nhân, bào tương chứa các bào quan và màng bao bọc bên ngoài.
2.
- Màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất: Lấy các chất cần thiết và thải các chất không cần thiết.
- Chất tế bào chứa các bào quan sử dụng các chất mà tế bào lấy vào qua màng sinh chất tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của tế bào dưới sự điều khiển của nhân tế bào, thực hiện các hoạt động sống, giúp tế bào phân chia
- Nhân tế bào chứa vật chất di truyền, điều khiển các hoạt động của các bào quan qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ ADN → ARN → Protein; các chất được tổng hợp, lấy vào
- Nếu màng sinh chất bị phá vỡ, các phần bên trong của tế bào sẽ không được bảo vệ và ngăn cách chúng với phần bên ngoài của tế bào. Điều đó đồng nghĩa với việc tế bào sẽ không tồn tại được.
- Chức năng của màng sinh chất: Màng sinh chất có chức năng bao bọc và bảo vệ toàn bộ phần bên trong của tế bào, ngăn cách chúng với phần bên ngoài tế bào (ngoại bào); kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào. Ngoài ra, màng sinh chất còn đóng vai trò quan trọng trong sự tương tác, truyền tin giữa các tế bào.
Nếu màng sinh chất bị phá vỡ thì các quá trình vận chuyển trao đổi chất bị giảm hiệu suất hoặc ngừng, tế bào chất bên trong tế bào bị các tác nhân bên ngoài tác động gây nguy hiểm.
Chức năng của màng sinh chất là:
+ Bao bọc và bảo vệ toàn bộ phần bên trong của tế bào, ngăn cách chúng với bên ngoài tế bào.
+ Kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
+ Tương tác và truyền thông tin giữa các tế bào.
Cấu trúc của chất nền ngoại bào: chất nền ngoại bào của tế bào người và động vật bao bên ngoài màng sinh chất.
Chất nền ngoại bào được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.
-Chức năng của chất nền ngoại bào: chất nền ngoại bào có nhiệm vụ giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.
Cấu trúc của màng sinh chất: Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chính là phôtpholipit. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người màng sinh chất còn được bổ sung thêm nhiều phân tử colestêron có tác dụng làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Màng sinh chất có thể coi như bộ mặt của tế bào và các thành phần như prôtêin, lipôprôtêin và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.
Chức năng của màng sinh chất:
+ Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: Lớp phôtpholipit chi cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích
hợp mới ra và vào được tế bào. Với đặc tính chỉ cho một số chất nhất
định ra vào tế bào bên ngoài, ta thường nói màng sinh chất cho tính bán thấm.
- Màng sinh chất còn có các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở nên nó luôn phải thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài và phải trả lời được những kích thích của điều kiện ngoại cảnh.
- Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho
từng loại tế bào. Nhờ vậy, mà các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).