Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Sai thì choii
* Chọn phương án trả lời đúng nhất - (mỗi ý đúng 0,25 điểm).
Câu 1. Công trình kiến trúc nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII là
A. tượng Phật Bà Quan Âm (Bắc Ninh).B. chùa Tây Phương (Hà Nội).C. chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế).D. Khuê văn các (Hà Nội).
Câu 2. Kinh đô nước ta dưới triều Nguyễn đặt ở
A. Hà Nội.B. Sài Gòn.C. Phú Xuân (Huế).D. Đà Nẵng.
Câu 3. Tên một làng tranh dân gian nổi tiếng thế kỉ XIX là:
A. Bát Tràng B. Đông Hồ C. Đình Bảng D. Thăng Long
Câu 4. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn là
A. lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
B. bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
C. nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm.
D. sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa.
Câu 5. Sau khi chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở đâu?
A. Phú Xuân. B. Thăng Long.C. Bình Định.D. Thanh Hóa
.Câu 6. Việc làm nào không phải của nhà Nguyễn sau khi được thành lập?
A. Ban hành bộ luật Hồng Đức.
B. Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
C. Xây dựng thành trì ở kinh đô, nhà vua trực tiếp điều hành công việc.
D. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất
Câu 7. Thời kì nào nước ta bước vào giai đoạn độc lập, tự chủ?
A. Thời kì nhà Đinh.B. Thời kì nhà Ngô.C. Thời kì nhà Lý.D. Thời kì nhà Trần.
Câu 8. Thời Lê sơ là thời kì nào trong lịch sử nước ta?
A. Thời kì Lê Hoàn và Lê Long Đỉnh lên làm vua (980 - 1009).
B. Thời kì Lê Lợi lên ngôi vua (1428 - 1527).
C. Thời kì Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.
D. Thời kì Trịnh Tùng giúp nhà Lê diệt nhà Mạc, khôi phục vương triều Lê.
Câu 9: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?
A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
Câu 10: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân?
A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.
B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.
C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.
D. Được nhà Tống giúp đỡ.
Câu 1. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định chủ quyền dân tộc
.B. Phô trương thanh thế.
C. Muốn lên ngôi từ lâu
.D. Uy hiếp địch.
Câu 12. Cách đánh giặc của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến có điểm gì giống nhau
?A. Tổng tiến công ngay từ đầu.
B. Dụ địch ra hàng.
C. "vườn không nhà trống” đẩy giặc vào thế bị động
.D. Phòng thủ biên giới vững chắc.
Bài tập 2: Nhận biết những đặc điểm nổi bật của nước Đại Việt dưới thời Trần ở
thế kỉ XIII (Đánh dấu “Đ” vào câu đúng, “S” vào câu sai)
STT Đặc điểm của nước Đại Việt dưới thời Trần Đánh
dấu
1 - Ban hành bộ đầu tiên của nước ta: luật Hình thư. => S
2 - Nhà trần đặt quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long. =>Đ
3 - Đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam.=>S
4 - Gồm 2 tôn giáo chính là phật giáo và nho giáo đều phát triển.=>Đ
5 -Vua Trần nối ngôi khi vua cha còn sống.=>Đ
6 - Khoa học kĩ thuật thời Trần chưa phát triển.=>S
7 - Văn Miếu và Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của
nước ta dưới thời Trần.=>S
8 - Ruộng đất tư gồm 2 loại: điền trang (ruộng đất do khai hoang
mà có …) và thái ấp (Ruộng đất do nhà nước ban tặng …)=>Đ
9 - Quân đội bao gồm: cấm quân, chính binh (phiên binh), hương
binh, dân binh.=>Đ
10 - Nhà Trần không phải nhà nước phong kiến quân chủ quí tộc.=>S
11 - Chủ trương kháng chiến của nhà Trần là “tránh chỗ mạnh, đánh
chỗ yếu của giặc…, buộc địch phải đánh theo cách đánh của
ta…”=>Đ
12 - Chùa Một Cột là công trình văn hóa tiêu biểu của nước ta thời Trần.=>S
13 - Dưới thời Trần “nhân dân quá nửa làm sư”.=>Đ
14 - Tín ngưỡng cổ truyền như thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân
tộc… không được coi trọng như trước.=>S
15 - Trung tâm buôn bán sầm uất nhất cả nước là Thăng Long, ngoài
ra còn hình thành nhiều đô thị và thương cảng.=>Đ
16 - Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu và sụp đổ - Nhà Trần tồn
tại 174 năm.=>Đ
Lần sau viết đề chia ra cho dễ nhìn nha bạn, viết thế khó nhìn lắm
Bài tập 1: Nối cột A với cột B sao cho đúng để thấy được tinh thần quyết tâm
đánh giặc của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII.
1. Vua Trần:- I. Ba lần sứ giả Mông Cổ đưa thư dụ hàng đều bắt giam vào ngục.
2. Trần Quốc Tuấn:-C. Viết Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
-D. “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”.
3. Trần Thủ Độ-E. “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”.
4. Trần Quốc Toản -A. Tuy còn nhỏ nhưng đã tự tổ chức 1 đội quân hơn 1000 người tham gia kháng chiến.
5. Các bô lão-G. Đồng thanh hô “nên đánh”, muôn người như một.
6. Binh sĩ -H. Thích vào tay “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ).
7. Nhân dân-B. Thực hiện “vườn không, nhà trống”
4) Nhận xét chiến lược, chiến thuật, cách đánh giặc của nhà Trần:
-Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng,
-Chờ thời cơ phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “ vườn không, nhà trống”.
-Vừa cho quân cản bước tiến của giặc, vừa lui quân để bảo toàn lực lượng Khi thời cơ đến phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi.
-Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thực nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.
-Chủ dộng bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta.
5) Nêu rõ các nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên ? Từ đó em hãy liên hệ bản thân và rút ra bài học lịch sử.
*Nguyên nhân:
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
- Góp nhần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.
I. Trắc nghiệm :
Câu 1: Tình hình kinh tế xã hội nước ta vào cuối thời Trần như thế nào?
D. Tất cả các ý trên
Câu 2: Người nông dân dưới thời Trần cuối thế kì XIV, họ phải bán ruộng, bán vợ, con cho quý tộc, địa chủ thì họ trở thành tầng lớp nào?
A. Nông dân bần cùng
Câu 3: Vào nửa thế kỉ XIV, có bao nhiêu lần vỡ đê, lụt lớn?
B. 9 lần
Câu 4: Dưới thời Trần nửa sau thế kỉ XIV, hầu hết ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp nào?
C. Vương hầu, quý tộc, địa chủ
Câu 5: Khi vua ăn chơi sa đọa thì vương hầu, quý tộc có thái độ và hành động như thế nào?
B. Thả sức ăn chơi xa hoa
Câu 6: Ai là người dâng sớ đòi chém đầu 7 tên nịnh thần?
D. Chu Văn An
Câu 7: Sau khi Trần Dụ Tông chết, ai là người lên nắm quyền? Vào thời gian nào?
B. Dương Nhật Lễ (1369)
Câu 8: Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vào năm nào?
B. Năm 1400
Câu 9: Năm 1358, diễn ra cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân? Khởi nghĩa nổ ra ở đâu?
D. Khởi nghĩa của Ngô Bệ - ở Hải Dương
Câu 10: Ai là người tập hợp nông dân khởi nghĩa năm 1379 và tự xưng là Linh Đức Vương ở cùng sông Chu (Thanh Hóa)?
A. Nguyễn Thanh
II. Tự luận (5 điểm):
Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XVI nói lên điều gì? Tại sao?
- Các cuộc khởi nghĩa đều nổ ra vào nửa cuối thế kỉ XIV chứng tỏ:
+ Xã hội thời Trần đang lâm vào tình trạng mất ổn định.
+ Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.
I. Trắc nghiệm :
Câu 1: Tình hình kinh tế xã hội nước ta vào cuối thời Trần như thế nào?
D. Tất cả các ý trên
Câu 2: Người nông dân dưới thời Trần cuối thế kì XIV, họ phải bán ruộng, bán vợ, con cho quý tộc, địa chủ thì họ trở thành tầng lớp nào?
A. Nông dân bần cùng
Câu 3: Vào nửa thế kỉ XIV, có bao nhiêu lần vỡ đê, lụt lớn?
B. 9 lần
Câu 4: Dưới thời Trần nửa sau thế kỉ XIV, hầu hết ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp nào?
C. Vương hầu, quý tộc, địa chủ
Câu 5: Khi vua ăn chơi sa đọa thì vương hầu, quý tộc có thái độ và hành động như thế nào?
B. Thả sức ăn chơi xa hoa
Câu 6: Ai là người dâng sớ đòi chém đầu 7 tên nịnh thần?
D. Chu Văn An
Câu 7: Sau khi Trần Dụ Tông chết, ai là người lên nắm quyền? Vào thời gian nào?
B. Dương Nhật Lễ (1369)
Câu 8: Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vào năm nào?
B. Năm 1400
Câu 9: Năm 1358, diễn ra cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân? Khởi nghĩa nổ ra ở đâu?
D. Khởi nghĩa của Ngô Bệ - ở Hải Dương
Câu 10: Ai là người tập hợp nông dân khởi nghĩa năm 1379 và tự xưng là Linh Đức Vương ở cùng sông Chu (Thanh Hóa)?
A. Nguyễn Thanh
II. Tự luận (5 điểm):
Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XVI nói lên điều gì? Tại sao?
- Các cuộc khởi nghĩa đều nổ ra vào nửa cuối thế kỉ XIV chứng tỏ:
+ Xã hội thời Trần đang lâm vào tình trạng mất ổn định.
+ Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.
- Thủ công nghiệp
+ Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành, nghề : làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng... Một số thợ thủ công cùng nghề tụ họp lại thành lập làng nghề, phường nghề. Các thạp gốm hoa nâuvà gạch đất nung chạm khắc nổi là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần.
=>thủ công nghiệp phát triển
- Thương nghiệp: Chợ mọc lên ở nhiều nơi, bên cạnh Hoàng thành Thăng Long thành có 61 phố phường. Việc buôn bán với nước ngoài phát triển nhất là ở cảng Vân Đồn (Quảng Ninh)
=> thương nghiệp được mở rộng việc giao thương trong nước và nước ngoài.
-Nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp như khuyến khích sản xuất mở rộng diện tích trồng trọt .
Chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà TRần là :
+ Được phục hồi và phát triển
+Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích trong nước và là nguồng thu nhập chính của đất nước .
-Nhà Trần chăm lo đến việc đắp đê để nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển .
*Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp do nhà nước quản lý được mở rộng , nhiều ngành nghề khác nhau gốm tráng men , đóng thuyền
-Thủ công nghiệp trong nhân dân phổ biến và phát triển , nghề mộc , xây dựng , đúc đồng , làm giấy ...
* Thương nghiệp
- Việc trao đổi buôn bán trong và ngoài nước đấy mạnh
-Nhiều trung tâm kinh tế được mỏ ra trong cả nước tiêu biểu như Thăng Long, Vân Đồn .
Chọn B
B