Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Người anh hùng lí tưởng là người có ngoại hình lớn lao kì vĩ, phẩm chất dũng cảm, tài trí, luôn đặt lợi ích của cộng đồng, dân tộc lên hàng đầu.
- Người phụ nữ lí tưởng là người có vẻ ngoài xinh đẹp, phẩm chất thuỷ chung, giữ trọn vẹn tiết hạnh
- Quan niệm đó ngày nay đã không còn phù hợp. Vì trong một xã hội phát triển, quyền cá nhân con người được đề cao, không có những chuẩn mực về một con người lí tưởng, mỗi người chính là lý tưởng của chính mình.
- Thông qua nhân vật Prô-mê-tê, đoạn trích trên phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về: Nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của lửa (loài người là do thần Prô-mê-tê tạo ra, lửa cũng là do thần Prô-mê-tê lấy cắp của thần Dớt mang đến cho loài người).
- Ngày nay, câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự li kì trong từng thử thách dành cho nhân vật, bởi những yếu tố kì ảo đậm nét, bởi sự khắc họa hình ảnh nhân vật người anh hùng với sự hội tụ của nhiều vẻ đẹp …
Một số đánh giá, bình luận của người kể chuyện:
- Bằng Vũ được người làng thuê đi lính thay. Gã người thấp bé, thanh nhã như học trò.
- Quân lính vốn sợ Quận Huy, thấy hắn cưỡi voi, lại càng khiếp đảm, đều ngồi sụp xuống nghe lệnh, không ai dám lên tiếng, cũng không dám xông tới.
- Anh em Quận Huy chết rồi, quân lính vui mừng reo hò như sấm. Theo em quan niệm và thái độ của người kể chuyện đáng tin cậy vì người kể chuyện là sẽ là người mang điểm nhìn bên trong là nhân vật ngay trong câu chuyện, cũng có thể đây chính là người chứng kiến hoặc người tham gia giấu mặt trong câu chuyện. Chính người kể chuyện cũng cho ta cái nhìn trọn vẹn hơn về các tình tiết, hành động, thái độ, tình cảm. Những nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi đều là những nhân vật có thật vậy nên người kể chuyện không thể bịa đặt, hay là áp đặt suy nghĩ cá nhân vào những đánh giá, bình luận.Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.
Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả là đại diện cho cộng đồng, danh dự cộng đồng thường được đặt trên danh dự cá nhân, điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma là:
* Hoàn cảnh của cuộc tái hợp với Xi-ta:
- Xi-ta đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo
- Ra-ma ngự trên ngôi như một vị thủ lĩnh, một quan tòa có quyền kết án.
- Ra-ma trong tư cách kép: Một người chồng - một người anh hùng, một đức vua
- Ra-ma trong ràng buộc kép: bổn phận người chồng nhưng vẫn phải giữ tròn bổn phận của một đức vua, anh hùng
* Tâm trạng Ra-ma
+ Trước khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu:
- Khi đứng trước cộng đồng:
+ Khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình
+ Tuyên dương công trạng những người giúp đỡ mình
→ Lời lẽ rành mạch, tự hào
- Khi đứng trước Xi-ta
Lời nói:
+ Xưng hô: ta-phu nhân; cách xưng hô trịnh trọng nhưng rất xa cách
+ Nhấn mạnh mục đích chiến đấu không phải vì danh dự, phẩm giá của bản thân và cộng đồng “ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta”
+ Bộc lộ nghi ngờ, ghen tuông về trinh tiết của Xi-ta: “nàng đã lưu lại lâu trong nhà kẻ xa lạ, đôi mắt tội lỗi của hắn hau háu nhìn nàng”
+ Lăng nhục Xi-ta, không nhận làm vợ và đuổi nàng đi: “ta không ưng nàng nữa, ta không cần đến nàng nữa”
→ Lời nói lạnh lùng, tàn nhẫn
Dáng vẻ, hành động;
+ Thấy người vợ xinh đẹp “lòng Ra-ma đau như cắt”
+ Ra-ma đức hạnh nghe người nọ người kia thì thào bàn tán, ngồi suy nghĩ ủ ê, thầm rỏ nước mắt
→ Thái độ đau đớn, xót xa
→ Sự đối lập trong lời nói, dáng vẻ, hành động buộc Ra-ma phải chọn giữa một bên là bổn phận của một quốc vương, một bên là tình yêu, hạnh phúc cá nhân
+ Khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu
- Kiên quyết không nói một lời, ngồi câm lặng “mắt dán xuống đất”
- Ra-ma tê dại “nom chàng khủng khiếp như thần chết”
→ Giữa tình yêu và danh dự, chàng đã chọn danh dự, một con người hi sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ đạo đức xã hội.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Đọc kĩ những câu văn, đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve.
- Từ đó nêu nhận xét về thái độ của người kể chuyện với nhân vật Gia-ve.
Lời giải chi tiết:
+ Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve:
- Có “bộ mặt gớm ghiếc”.
- Lời nói thì cộc lốc, thô bỉ, chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.
- Cặp mắt “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.
- Điệu cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.
+ Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái độ ghê tởm, căm ghét.
- Văn bản trên cho thấy quan điểm, thái độ của người đưa tin: Nghiêm túc, lập trường thẳng thắn, trực tiếp, rõ ràng.
- Chi tiết giúp em suy luận điều đó: Mục lễ hội “5 không”, người viết nghiêm túc đề ra 5 điều không nên xảy ra trong quá trình tổ chức lễ hội, đặt chúng ở chính giữa văn bản giúp người đọc dễ dàng nắm được và thực hiện theo.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ tác phẩm và xác định đúng đề bài.
Lời giải chi tiết:
Hà Nội trong hoài niệm của nhân vật trữ tình là những cảnh vật thiên nhiên đặc trưng mùa thu: gió mùa thu, sáng chớm lạnh, hương cốm, phố dài xao xác hơi may cảnh hiện lên đẹp nhưng buồn và vắng lặng.
Người ra đi thì gắn với hành động không ngoảnh lại → ý chí quyết tâm.
Hà Nội trong hoài niệm của nhân vật trữ tình là những cảnh vật thiên nhiên đặc trưng mùa thu: gió mùa thu, sáng chớm lạnh, hương cốm, phố dài xao xác hơi may cảnh hiện lên đẹp nhưng buồn và vắng lặng.
Người ra đi thì gắn với hành động không ngoảnh lại => ý chí quyết tâm.
Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người với thực tại từ góc nhìn bên trong, góc nhìn của con người là một phần thế giới, gắn với thực tại. Tác giả nêu lên những thứ có thực, những thứ hiện hữu ở thực tại và nó liên quan đến con người. Thái độ của tác giả với quan điểm này là một thái độ đồng ý, chấp nhận quan điểm này và chứng minh sự đúng đắn của nó.
Theo em, người Ấn Độ cổ đại quan niệm rằng anh hùng lí tưởng là mẫu người có tự trọng cao, lựa chọn danh dự, một con người đã hi sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ đạo đức xã hội. Người anh hùng trong chấp niệm to lớn của người Ấn Độ cổ đại còn phải có lí trí mạnh mẽ đến cực đoan trong nhân vật với long trung thành tuyệt đối với bổn phận của mình. Song song với điều đó, mẫu người phụ nữ lí tưởng được thể hiện rõ nét qua tính cách của nhân vật Xi-ta, một con người có sự tự tin vào lí trí, phẩm giá trong sạch, đức hạnh và chung thủy. Quan niệm đó có phần phù hợp về tam quan trong triết lí sống giữa người với người ngày nay, tuy nhiên cũng có phần cổ hủ, áp đặt và gò ép thân phận người phụ nữ.