Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi?
=>* Cấu tạo kính lúp: Kính lúp gồm một tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa) được gắn với tấm kính trong, dày, hai mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc bằng nhựa), có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 - 20 lần.
- Cách sử dụng kính lúp: Tay trái cầm kính lúp. Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên cho đến khi nhìn thật rõ vật.
*Cấu tạo kính hiển vi: Kính hiển vi gồm ba phần chính:
- Chân kính
- Thân kính gồm:
+ Ống kính:
-Thị kính (kính để mắt vào quan sát), có ghi độ phóng đại x10 ( gấp 10 lần) x20 (gấp 20 lần),....
- Đĩa quay gắn các vật kính.
- Vật kính (kính sát với vật cần quan sát) có ghi độ phóng đại x10, x20,....
+ Ốc điều chỉnh:
- Ốc to
- Ốc nhỏ
- Bàn kính: Nơi dặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.
Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào vật mẫu.
*Cách sử dụng kính hiển vi:
- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.
- Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Hãy thận trọng không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương, làm như vậy dễ bị hỏng mắt.
- Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.
- Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.
- Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.
Câu 2: Cấu tạo tế bào thực vật gồm những phần chính nào? Chức năng của từng phần?
=> Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần và chức năng của chúng:
* Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
* Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào.
* Chất tế bào: là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.
* Nhân: thường có 1 nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào .
Câu 3: Sự lớn lên và phân chia tế bào diễn ra như thế nào?
=> * Sự lớn lên của tế bào: Các tế bào con là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé; nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành.
* Sự phân chia tế bào: Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì phân chia.
- Quá trình đó diễn ra như sau:
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,.....tế bào.
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật.
Câu 4: Có mấy loại rễ chính và lấy ví dụ mỗi loại đó? Nêu các miền của rễ và chức năng của chúng?
=> Các loại rễ gồm rễ cọc và rễ chùm.
* Rễ cọc: cây bưởi, cây cải, cây hồng xiêm, cây hoa hồng,....
* Rễ chùm: cây tỏi tây, cây lúa ( mạ), cây si già,.....
- Các miền của rễ và chức năng của chúng:
* Rễ gồm có 4 miền:
+ Miền trưởng thành: có các mạch dẫn có chức năng dẫn truyền.
+ Miền hút: có các lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Miền sinh trưởng: có chức năng làm cho rễ dài ra.
+ Miền chóp rễ: có chức năng che chở cho đầu rễ.
1.
Kính lúp và kính hiển vi dùng để quan sát những vật nhỏ bé, kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được.
Cách sử dụng kính lúp: để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
Cách sử dụng kính hiển vi:
chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. Đặt cố định tiêu bản trên bàn kính.
'Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.
Câu 1:
- Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật bao gồm cả con người. Mỗi loài sinh vật sẽ có số lượng tế bào khác nhau.
- Có nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi loại tế bào trong cơ thể người sẽ đảm nhiệm một chức năng riêng.
Câu 2:
- Màng sinh chất: Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất.
- Chất tế bào: Thực hiện các hoạt động sống của tế bào:
+ Ti thể: Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng.
+ Ribôxôm: Nơi tổng hợp prôtêin.
+ Lưới nội chất: Tổng hợp và vận chuyển các chất
+ Bộ máy Gôngi: Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm
+ Trung thể: Tham gia quá trình phân chia tế bào.
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào:
+ Nhiễm sắc thể: Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong di truyền
+ Nhân con: Tổng hợp ARN ribôxôm (rARN)
Câu 3:
*Tế bào nhân sơ:
- Có ở tế bào vi khuẩn.
- Chưa có nhân hoàn chỉnh, không có màng nhân.
- Không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.
- Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.
- Không có khung xương định hình tế bào.
*Tế bào nhân thực:
- Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
- Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa NST và nhân con.
- Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.
- Kích thước lớn hơn.
- Có khung xương định hình tế bào.
Câu 4:
*Giống nhau :
- Đều là tế bào nhân thực .
- Màng sinh chất được cấu tạo theo mô hình khảm lỏng.
- Thành phần đều có cấu tạo từ các chất hữu cơ và vô cơ :protein, gluxit, lipit, axit nuclêic, nước...
*Khác nhau:
Tế bào động vật | Tế bào thực vật |
- Dị dưỡng | - Tự dưỡng |
- Hình dạng không nhất định | - Hình dạng ổn định |
- Thường có khả năng chuyển động | - Rất ít khi có khả năng chuyển động |
- Không có lục lạp | - Có tế bào lục lạp |
- Không có không bào | - Có không bào lớn |
- Chất dự trữ là glycogen | - Dự trữ bằng hạt tinh bột |
- Không có thành xenlulozơ | - Có màng thành xenlulozơ |
- Phân bào có sao ,phân chia tế bào chất bằng eo thắt lưng ở giữa | - Phân bào có sao, phân chia tế bào chất bằng vách ngăn |
Câu 5:
- Tế bào lớn lên nhờ quá trình trao đổi chất.
- Từ tế bào mới hình thành → Tế bào đang lớn → tế bào trưởng thành.
câu 8
Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.
* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.
Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.
Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
Câu 1: Trả lời:
Rễ cọc có một rễ chính và nhiều rễ con mọc chung quanh ,thường có ở cây 2 lá mầm như cải, đậu xanh ,mít , ổi.........-Rễ chùm không có rễ chính , chỉ có nhiều rễ phụ mọc quanh gốc, thường có ở cây có 1 lá mầm như lúa , dừa , cau ,mía.Câu 2: Trả lời:
* Nước: nước rất cần cho các hoạt động sống của cây. Cây thiếu nước các quá trình trao đổi chất có thể bị ngừng trệ và cây chết. Nhu cầu nước của cây luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào các loài cây, các thời kì phát triển của cây và điều kiện sống (nhất là thời tiết).
* Muối khoáng: muối khoáng cũng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khoáng khác nhau (muối đạm, muối lân. muối kali). Nhu cầu muối khoáng của cây cũng thay đổi tùy thuộc vào các loài cây và các thời kì phát triển của cây Ví dụ, cây lấy quả lấv hạt (lúa, ngô, cà chua...) cần nhiều phôtpho và nỉtơ, cây trồng lấy thân lá (các loại rau. đay. gai..) cần nhiều đạm và cây trồng lấy củ (khoai lang, củ cải, cà rốt...) thì cần nhiều kali...
Câu 3: Trả lời:
Các loại rễ biến dạng:
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
tham khảo :))
Câu 1 :
Đặc điểm giống nhau giữa cấu tạo của rễ và thân non
- Giống nhau :
+ có cấu tạo bằng tế bào
+ gồm các bộ phận : vỏ ( biểu bì, thịt vỏ) ; trụ giữa ( bó mạch và ruột)
- Điểm khác nhau :
+ biểu bì có lông hút (miền hút của rễ)
+ rễ : bó mạch gỗ và bó mạch rây xếp xen kẽ
+ thân : một vòng bó mạch (mạch gỗ ở trong, mạch rây ở ngoài)
Câu 2 :
Thân to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
Câu 3:
- Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài gồm những tế bào mạch gỗ, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng
- Ròng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn rác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây
Câu 4:
Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:
- Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước
- Các loại cỏ thấp những lại có rễ rất dài để đâm sâu xuống đất hút nước ngầm
- Các loại cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước
Câu 5:
Cây chuối mọc trên đất chỉ là thân giả, gồm những bẹ lá tạo thành. Thân cây thật sự là thân ngầm mọc dưới đất mà ta quen gọi là củ chuối. Củ chuối mọc ra những cây chuối non tạo thành bụi chuối
1/
Giống nhau :
+ có cấu tạo bằng tế bào
+ gồm các bộ phận : vỏ ; trụ giữa
- Điểm khác nhau :
+ biểu bì có lông hút
+ rễ : bó mạch gỗ và bó mạch rây xếp xen kẽ
+ thân : một vòng bó mạch
2/do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh
3/ rác là chất thải hoặc phế liệu, dư lượng hoặc vật liệu không mong muốn hoặc vô dụng
ròng là khoản tiền còn lại sau khi thanh toán chi phí
4/ Xương rồng: thân mọng nước để trữ nước
Cỏ thấp: rễ rất dài và nhiều để tìm nguồn nước
5/Thân cây thật sự là thân ngầm mọc dưới đất mà ta quen gọi là củ chuối. Củ chuối mọc ra những cây chuối non tạo thành bụi chuối
1. Đặc điểm chung của thực vật:
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
- Phần lớn không có khả năng di chuyển.
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
2. Cấu tạo chung của tế bào thực vật:
- Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
- Màng sinh chất: Bao bọc ngoài chất tế bào.
- Chất tế bào: Là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp ( chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá );...
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Không bào: Chứ dịch tế bào.
Câu 1:
- Hình dạng: hình xoắn, hình cầu, hình chuỗi,...
-Cấu tạo: cấu tạo đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh.
-Kích thước: kích thước rất nhỏ, chỉ từ 1 đến vài phần nghìn mm
Câu 2:
- Điều kiện bên ngoài: không khí, độ ẩm, nhiệt độ
- Điều kiện bên trong: chất lượng hạt
- Trong trồng trọt, muốn cho hạt nảy mầm tốt ta phải làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt, chăm sóc hạt đã gieo bằng cách chống úng, chống hạn, chống rét, và phải gieo hạt đúng thời vụ.
Câu 3:
- Là học sinh chúng ta cần làm các việc sau để bảo vệ sự đa dạng thưc vật:
+ Ngăn chặn chặt phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật
+ Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng
+ Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ thực vật
+ Không nên khai thác các loài thực vật quý hiếm
...
Câu 4:
Giống nhau: đều là thực vật Hạt kín
Khác nhau:
Đặc điểm | Lớp hai lá mầm (cây hai lá mầm) | Lớp một lá mầm ( cây một lá mầm) |
Kiểu rễ | Rễ cọc | Rễ chùm |
Kiểu gân lá | Gân hình mạng | Gân song song hoặc hình cung |
Số lá mầm | 2 lá mầm | 1 lá mầm |
Số cánh hoa | 5 cánh hoa | 6 cánh hoa |
Dạng thân | Thân gỗ, thân cỏ,.. | Thân cột, thân cỏ,... |
Ví dụ | Bưởi, đậu, xoài, mận, ổi,... | Lúa, ngô, cau, dừa, kê,... |
Chúc các bạn học tốt
câu 1:Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn
Hình dạng:
+ Hình cầu ( cầu khuẩn)
+ Hình que ( trực khuẩn)
+ Hình dấu phẩy ( phẩy khuẩn)
+ Hình xoắn ( xoắn khuẩn)…
Kích thước: rất nhỏ
- Cấu tạo: tế bào gồm vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh
Câu 6:
- Nước + cacbonic (trong điều kiện có ánh sáng và diệp lục của lá) => tinh bột + oxi
- Khái niệm đơn giản về quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục và năng lượng ánh sáng mặt trời, sử dụng nước và khí cacbonic chế tạo ra tinh bột đông thời nhả khí oxy.
Ý nghĩa: Là nguồn duy nhất để tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả sinh vật trên Trái Đất; bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống; cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí; quang hợp liên quan đến mọi hoạt động sống kinh tế của con người.
Có thể phân chia vai trò của quang hợp ra làm ba mảng chính:
Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đường glucozo.
Tích luỹ năng lượng: mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ.
Điều hoà không khí: cây xanh khi quang hợp giúp điều hoà lượng hơi nước, CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hoà nhiệt độ không khí.
Cấu tạo của thân non và rễ
+ Giống nhau
- Đều có biểu bì, thịt vỏ, mạch rây, mạch gỗ và ruột
- Biểu bì, thịt vỏ, ruột đều cấu tạo từ tế bào
Câu 3:
=> Sự giống nhau và khác nhau giữa cấu tạo của rễ là:
* Giống nhau:
- Vách tế bào
- Màng sinh chất
- Chất tế bào
- Nhân
- Không bào
* Khác nhau:
Tế bào thực vật:
- Có lục lạp
- Nhân nằm ở giữa tế bào khi còn non, nằm sát màng tế bào khi tế bào già.
- Không bào nhỏ
- Vỏ:
+ Biểu bì: có nhiều lông hút.
Tế bào lông hút:
- Không có lục lạp
- Lông hút mọc dài đến đâu thì nhân di chuyển đến đó, nhân luôn nằm ở gần đầu lông hút.
Câu 4:
Kính hiển vi gồm 3 phần chính:
+ Chân kính
+ Thân kính:
* Ống kính: thị kính, đĩa quay, vật kính.
* Ốc điều chỉnh: ốc to, ốc nhỏ.
+ Bàn phím
Ngoài ra, còn có gương phản chiếu ánh sáng.
câu 3 : và cái gì khác nhau và giống nhau
câu 4: nhìn trong SGK là biết ngay