K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2016

câu 1 :

 

Đêm thu buồn lắm Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.

Thì ra vào một đêm thu, có trăng sáng, nhà thơ bị nỗi buồn nơi trần thê xâu xé, nên ngẩng lên phàn nàn với chị Hằng!

Như thế đã “buồn” lại “chán” nữa, nhưng tìm hiểu một số ý trong hai câu thơ này sẽ thấy chất thơ riêng của Tản Đà. Trước hết là lí do của cái buồn. Phải chăng trong cuộc đời này chí hướng của ông không thể thực hiện? Cái “trần thê” mà nhà thơ đang sông nó ngột ngạt, nặng trĩu xuống bởi các thanh bằng “chị Hằng ơi, trần thế em nay”. Nhưng dù buồn chán, nhà thơ vẫn dùng cách xưng hô ngọt xớt “chị Hằng ơi”, thành ra giọng điệu thơ vừa ngọt ngào vừa thân thiết, xóa đi cái khoảng cách vời vợi giữa trái đất và vầng trăng. Nhưng sao không nói “chán lắm rồi” mà chỉ mới “chán nửa rồi”, một cách nói hình tượng có vẻ ỡm ờ, nhưng không sàm sỡ! vầng trăng từ xưa đến nay vốn là nguồn mạch vô tận của thơ ca. Nhưng hôm nay thì “vầng trăng” không còn để ngắm, để xúc cảm, mà để cho thi sĩ làm thân xin giúp đỡ cho ông thoát khỏi cái “trần thế” đã chán một “nửa rồi”.

20 tháng 8 2016

câu 2 :

Cái ngông, cái phong tình của thi sĩ đã dâng lên cực điểm. Đêm rằm tháng tám, là đêm Trung thu đẹp nhất. Chẳng còn buồn vì cô đơn nữa, thi sĩ được cùng chị Hằng 'Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Cái cử chí "tựa nhau" và nụ cười ấy cũng là một giấc mộng đẹp. Thoáng một chút mỉa mai (cho trần thế) nhưng đầy thú vị vì được thoát li, được thỏa thích nơi cung quế:

"Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,

Tựa nhan trông xuống thế gian cười"

Cái kết thoát li. Một cách nói phong tình, tài hoa. Có đọc bài thơ "Hầu Trời" mới thấy được, cảm được cái hay, cái thú vị của bài "Muốn làm thằng Cuội". Nửa đêm, Tản Đà tỉnh dậy đun nước pha trà, rồi ngâm thơ... Trời nghe giọng ngâm bèn sai hai tiên nữ xuống cõi trần rước thi sĩ bay lên. Thi sĩ đọc thơ cho Trời và bầy tiên nghe.


 

12 tháng 11 2019

* Hai câu thơ đầu này là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng trong một đêm thu. Tác giả đem nỗi buồn ấy tâm sự với một người bạn rất đặc biệt chị Hằng – khoảng cách xa vời nhưng có lẽ đó là người bạn cùng chung nỗi niềm cô đơn với tác giả.

* Nguyên nhân của nỗi buồn:

- Nỗi buồn của Tản Đà là do sự cộng hưởng của nỗi buồn đêm thu với nỗi chán đời, chán trần thế. Nỗi buồn đêm thu là cái buồn thường tình của thi sĩ.

- Nỗi chán đời, chán trần thế là căn nguyên sâu xa của nỗi buồn Tản Đà. Sự chán chường trần thế vì cuộc sống bế tắc, tù túng của xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt sự sống của con người. Thân phận người dân nô lệ làm sao mà vui được mà không chán - chán còn bởi vì Tản Đà mang một niềm đau riêng tài cao nhưng phận thấp.

- Vì không đủ sức để thay đổi hiện thực bi kịch ấy nên ông muốn thoát ra khỏi nó, muốn làm thằng Cuội lên chơi trăng.

10 tháng 1 2022

Tâm trạng buồn rầu vì cảnh nghèo túng, đói khổ của con người ở chốn trần gian.

10 tháng 1 2022

tick hộ mik nha

20 tháng 11 2018

Tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng do tâm trạng chán trần thế;

   + Sống trong xã hội thực dân phong kiến tàn tác, bất nhân

   + Mang nỗi nhục mất nước, nỗi buồn vì bản thân rơi vào cảnh long đong, lận đận, bế tắc

   + Tản Đà vốn phóng túng, lãng mạn không bằng lòng với cuộc sống tù túng đó.

   + Bản thân ông không đủ sức thay đổi thực tại bi kịch.

=> Lời giãi bày của người lạc lõng trước thời cuộc, luôn bất hòa với thực tại nhàm chán.

18 tháng 12 2022

tham khao :Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả
- tác phẩm và chủ đề của đoạn thơ.
- Thân đoạn: + Bức tranh thứ nhất: . "đêm vàng": đêm trăng sáng, ánh trăng hòa vào dòng suối như tan ra.
. Con hổ " say mồi" sau bữa ăn no hay đang say sưa ngắm cảnh đẹp đêm trăng.
. Câu hỏi tu từ bắt đầu "nào đâu" gợi nhắc một quá khứ tươi đẹp.
=> Con hổ hiện lên như một thi sĩ trong đêm trăng đẹp

6 tháng 9 2018

- Từ "ngông" được hiểu:

   + Những việc làm lớn, vượt trội hơn so với người bình thường

   + Chơi trội, dám làm trái lẽ thường, không sợ bị chê cười, thái độ phóng khoáng, coi thường khuôn phép.

- Cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội:

   + Muốn thoát khỏi trần buồn chán, xấu xa để lên cõi mộng

   + Xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn được chị coi là bạn

   + Cách lên trời, lên trăng bộc lộ chất "ngông": muốn chị Hằng ghì cành đa xuống.

   + Câu 3 là sự ướm hỏi thì câu 4 Tản Đà tự tin về bản thân, khi lên cung quế sẽ làm cho chị Hằng bớt lẻ loi, buồn tủi.

=> Tản Đà một hồn thơ "ngông" giữa cái tỉnh và cái điên, giữa cõi thực và cõi mơ thể hiện cá tính, thái độ sống của ông trước cuộc đời đầy bất công, ô trọc. Phía sau cái "ngông" của ông là nhân cách hơn người.

Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây...
Đọc tiếp
Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (3) Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác. b) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ? (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao. (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức. (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. c) Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa? d) Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?
2
13 tháng 10 2019

a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.

b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.

- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.

- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.

- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :

- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.

Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.

d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Ví dụ :

"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".

13 tháng 4 2022

:VVV