K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2020

đặc điểm của văn miêu tả
1. Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
2. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
-Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
-Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
-Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

Định nghĩa văn miêu ta: Cũng có thể hiểu văn miêu tả chính là tái tạo lại hình ảnh của đối tượng thông qua những cảm nhận chủ quan thông qua những năng lực quan sát, liên tưởng so sánh..

hok tốt

3 tháng 5 2018

1,Văn tự sự:

-Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

-Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
+ Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
+ Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ) – Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
+ Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.

2,Văn miêu tả:

- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.

- Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.

- Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.

-  Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.

- Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

3 tháng 5 2018

 Văn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
– Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
– Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ) – Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
– Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.

Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.

Đặc điểm của văn miêu tả:

- Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.

- Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.

-  Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.

15 tháng 3 2018

Từ trên xuống dưới 

tui chỉ bt vậy thui!^^

21 tháng 1 2021

Tham khảo:

1. Về ngoại hình:

+) Dế mèn có một vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ (đôi càng mẫm bóng, hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm sắt, đôi cánh thì dài chấm đuôi, những cái vuốt thì cững dần và nhọn hoắt, cái đầu nổi từng tảng, hai cái râu dài cong,...). Ở Dế Mèn hồi tụ tất cả các nét đẹp đều hoàn hảo: đẹp và khỏe mạnh.

+) Dế Choắt là một chú dế gầy gò, ốm yếu, dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện, đào hang thì không đào được sâu, cái hang chỉ ở sát trên mặt đất, đôi cánh thì ngắn củn.

=> Dế Choắt và Dế Mèn là hai hình ảnh đối lập nahu về ngoại hình.

2. Về tính nết:

+) Dế Mèn tuy là một chàng dế cường tráng nhưng lại có tính kiêu căng, xốc nổi, hay cà khịa với bà con trong xóm, không coi ai ra gì, thấy mọi người bị mình nói không lên tiếng thì cứ nghĩa là mình giỏi và càng kiêu căng hơn. Coi thường người xung quanh, vô lễ với người trên ( đặt tên cho Dế Choắt, xưng hô là chú mày, bày trò trêu chọc chị Cốc, hát cạnh khóe chị,..)

+) Dế Choắt đã gầy gò ốm yêu lại còn bị Dế mèn hại chết, đến lúc sắp chết vẫn không trách Dế Mèn mà còn khuyên răn Dế mèn để Dế Mèn thay đổi được tính nết kiêu căng, xốc nổi của mình, cho thấy Dế Choắt rất bao dung, khiêm tốn.

 

=> Dế Choắt và Dế Mèn là hai hình ảnh đối lập nhau về tính nết

21 tháng 1 2021

Dế Mèn : đôi càng mẫm bóng , đôi cánh bây giờ dài thành cái áo dài xuống tận chấm đuôi , râu dài uốn cong vẽ rất đỗi hùng dũng , thân hình cường tráng khỏe mạnh 

Dế Choắt bè bè , nặng nề , rất xấu . cánh ngắn ngủn giữa lưng , hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê . râu cụt có 1 mẩu . người gày gò và dài lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện . 

* tính cách 

Dế Mèn : huênh hoang , kiêu ngạo , lỗ mãng 

Dế Choắt : tự ti , hiền hòa , nhân từ . trái ngược với Dế Mèn

-- muốn khắc họa đc hình ảnh của các nhân vật đó , nhà văn phải là 1 người có mắt quan sát và rất để ý đến mọi thứ xung quanh . ( còn 1 điểm mà mọi người thường k nhận ra là nhà văn phải rất yêu quý trẻ con mới viết đc cách miêu tính cách của các nhân vật , để ý kỉ thì tính cách của Dế Mèn , Dế Choắt , chị cóc hay nhân vật nào đó tính cách đều giống như những đứa trẻ hiện giờ . Hóng hách có , hay tự ti có , nóng tính như chị cóc cũng có ,...)

28 tháng 2 2022

Tham khảo 
Là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả sự vật; qua đó, thể hiện tình cảm, thái độ của mình. 

28 tháng 1 2018

Chỉ ra đặc điểm của văn miêu tả

=>  Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

Chỉ ra kinh nghiệm làm văn miêu tả

=> 

  • Xác định được đối tượng miêu tả;
  • Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
  • Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.

Chỉ ra bố cục của bài văn miêu tả

=> 

1. Tả cảnh
  • Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
  • Yêu cầu tả cảnh:
    • Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
    • Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
    • Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
  • Bố cục bài văn tả cảnh:
    • Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
    • Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
      • Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
      • Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
      • Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
    • Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
2. Tả người
  • Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói…. của nhân vật được miêu tả.
  • Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:
    • Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)
    • Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)
  • Cách miêu tả:
    • Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
    • Thân bài:
      • Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..
      • tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…).
        Ví dụ:
        Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

        (Võ Quảng)

      • Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.
    • Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.
3. Miêu tả sáng tạo
  • Đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dung tưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó.
  • Đối tượng: Người hay cảnh vật.
  • Yêu cầu khi miêu tả:
    • Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như: không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào? Thời tiết khí hậu ra sao?….Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình.
    • Tả người trong tưởng tưởng: nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết….Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn

Chỉ ra kĩ năng cần có khi làm văn miêu tả

=> 

  • Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
  • Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
  • Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
19 tháng 2 2021

 Câu 5 : Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần có đặc điểm gì nổi bật ?

     A.Rõ ràng, chính xác, khoa học

     B.Giàu hình ảnh, đường nét, âm thanh,sắc màu, nhạc điệu

     C.Giàu cảm xúc

     D.A và C

 
19 tháng 2 2021

 Câu 5 : Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần có đặc điểm gì nổi bật ?

     A.Rõ ràng, chính xác, khoa học

     B.Giàu hình ảnh, đường nét, âm thanh,sắc màu, nhạc điệu

     C.Giàu cảm xúc

     D.A và C

 
6 tháng 4 2017

a, Đoạn 1: Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, đáng thương

Đoạn 2: Cảnh tượng thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ của vùng sông nước Cà Mau

Đoạn 3: Vẻ đẹp và sức sống trỗi dậy của cây gạo