K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2022

Câu 2.

a)Công thực hiện:

\(A=F\cdot s=180\cdot8=1440J\)

Công suất thực hiện:

\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{1440}{20}=72W\)

b)Công suất thực hiện của Nam:

\(P_1=\dfrac{A}{t}=\dfrac{36000}{10\cdot60}=60W\)

Công suất thực hiện của An:

\(P_2=\dfrac{A}{t}=\dfrac{42000}{14\cdot60}=50W\)

\(\Rightarrow P_1>P_2\Rightarrow\)Nam làm việc khỏe hơn.

21 tháng 3 2022

Em cảm ơn chị ạ

21 tháng 3 2022

TK:

Áp dụng công thức tính công suất của Nam: P1 = 36000/600 = 60W

Công suất của An: P2 = 42000/840 = 50W

→ Công suất của Nam lớn hơn công suất của An, có thể kết luận Nam làm việc khỏe hơn An.

21 tháng 3 2022

Thanks

21 tháng 11 2018

Xác định công suất của Nam:  P 1  = 36000/600 = 60W

Công suất của An:  P 2  = 42000/840 = 50W

Công suất của Nam lớn hơn công suất của An, có thể kết luận Nam làm việc khỏe hơn An.

Trong xây dựng, để đưa vật liệu lên cao, người ta thường dùng dây kéo vắt qua ròng rọc cố định như hình 15.1.  Anh An và anh Dũng dùng hệ thống này đưa gạch lên tầng 2, cao 4m, mỗi viên gạch đều nặng 16N. Mỗi lần anh An kéo được 10 viên gạch mất 15 giây. Còn anh Dũng mỗi lần kéo 15 viên gạch mất 60 giây. C1- Tính công thực hiện được của anh An và anh...
Đọc tiếp

Trong xây dựng, để đưa vật liệu lên cao, người ta thường dùng dây kéo vắt qua ròng rọc cố định như hình 15.1. 

Anh An và anh Dũng dùng hệ thống này đưa gạch lên tầng 2, cao 4m, mỗi viên gạch đều nặng 16N. Mỗi lần anh An kéo được 10 viên gạch mất 15 giây. Còn anh Dũng mỗi lần kéo 15 viên gạch mất 60 giây.

C1- Tính công thực hiện được của anh An và anh Dũng.

 

C2- Trong các phương án sau đây, có thể chọn những phương án nào để biết ai là người làm việc khỏe hơn?

a) So sánh công thực hiện được của hai người, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

b) So sánh thời gian kéo gạch lên cao của hai người, ai làm mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

c) So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.

d) So sánh công của hai người thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

C3- Từ kết quả của C2, hãy tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau: 
Anh ..........(1).......... làm việc khỏe hơn, vì ..........(2)..........

C4- Tính công suất của anh An và anh Dũng

3
17 tháng 4 2017

Trong xây dựng, để đưa vật liệu lên cao, người ta thường dùng dây kéo vắt qua ròng rọc cố định như hình 15.1.

Anh An và anh Dũng dùng hệ thống này đưa gạch lên tầng 2, cao 4m, mỗi viên gạch đều nặng 16N. Mỗi lần anh An kéo được 10 viên gạch mất 15 giây. Còn anh Dũng mỗi lần kéo 15 viên gạch mất 60 giây.

C1- Tính công thực hiện được của anh An và anh Dũng.

Giải

Một viên gạch nặng P = 16N, cần đưa gạch lên độ cao h = 4m

Để kéo được 1 viên gạch thì cần thực hiện một công là:

\(A=P.h=16.4=64\left(J\right)\)

- Anh An kéo được 10 viên gạch lên, công anh An thực hiện để kéo gạch là:

\(A_A=A.10=64.10=640\left(J\right)\)

- Anh Dũng kéo được 15 viên gạch lên, công anh Dũng thực hiện để kéo gạch là:

\(A_D=A.15=64.15=960\left(J\right)\)

C2- Trong các phương án sau đây, có thể chọn những phương án nào để biết ai là người làm việc khỏe hơn?

a) So sánh công thực hiện được của hai người, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

b) So sánh thời gian kéo gạch lên cao của hai người, ai làm mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

c) So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.

d) So sánh công của hai người thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

Các câu trả lời đúng là câu c và d.

C3- Từ kết quả của C2, hãy tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau:
Anh Dũng làm việc khỏe hơn, vì:

Theo phương án c của câu C2: Thời gian để mỗi anh thực hiện một công là 1J là:

Anh An: \(t_A=\dfrac{50}{640}\approx0,08\left(s\right)\)

Anh Dũng: \(t_D=\dfrac{60}{960}\approx0,06\left(s\right)\)

Do tA < tD nên anh Dũng làm việc khỏe hơn.

Thep phương án d của câu C2: Công mà mỗi anh thực hiện được trong một giây là:

Anh An: \(A_A'=\dfrac{640}{50}=12,8\left(J\right)\)

Anh Dũng: \(A_D'=\dfrac{960}{60}=16\left(J\right)\)

Do AA' < AD' nên anh Dũng làm việc khỏe hơn.

C4- Tính công suất của anh An và anh Dũng.

Công suất của anh An là:

\(P_A=\dfrac{A_A}{t_A}=\dfrac{640}{50}=12,8\left(W\right)\)

Công suất của anh Dũng là:

\(P_D=\dfrac{A_D}{t_D}=\dfrac{960}{60}=16\left(W\right)\)

18 tháng 4 2017

C1: Để nâng một viên gạch nặng 16N lên cao 4m cần tốn công là:

\(A_1=P.h=16.4=64J\)

Anh An kéo được 10 viên gạch lên cao nên công của anh An là:

\(A_{An}=10.A_1=10.64=640J\)

Anh Dũng kéo được 15 viện gạch lên cao nên công của anh Dũng là:

\(A_{Dũng}=15.A_1=15.64=960J\).

C2:

a) So sánh công thực hiện được của hai người, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

b) So sánh thời gian kéo gạch lên cao của hai người, ai làm mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

c) So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.

d) So sánh công của hai người thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

C3: Anh An làm việc khỏe hơn, vì để kéo một viên gạch lên cao 4m anh chỉ mất có \(\dfrac{15}{10}\)giây ít hơn thời gian của anh An thục hiện công việc ấy \(\left(\dfrac{60}{15}\right)\).

C4: Công suất của anh An là:

\(P_{An}=\dfrac{A_{An}}{t_{An}}=\dfrac{640}{15}\approx42,7W\)

Công suất của anh Dũng là:

\(P_{Dũng}=\dfrac{A_{Dũng}}{t_{Dũng}}=\dfrac{960}{60}=16W\).

Câu 1)

Công thực hiện là

\(A=F.s=180.8=1440\left(J\right)\)

Công suất gây ra

\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{1440}{20}=72W\) 

Câu 2)

10p = 600s

Quãng đường con ngựa di chuyển là

\(s=\dfrac{A}{F}=\dfrac{600,000\left(J\right)}{400}=1500\left(m\right)\) 

Vận tốc di chuyển là

\(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{1500}{600}=2,5\left(m/s\right)\) 

Công suất sinh ra là

\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{600,000}{600}=1KW\)

Câu 1: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20s. Người ấy phải dùng một lực 180N. Tính công và công suất của người kéo.Câu 2: Ngựa kéo xe chuyển động đều. Lực ngựa kéo xe là 400N. Trong 10 phút xe đã nhận được một công do ngựa sinh ra là 600kJ.a) Tính vận tốc chuyển động của xe.b) Công suất của con ngựa sinh ra là bao nhiêu?Câu 3: Công suất của một người đi bộ là bao...
Đọc tiếp

Câu 1: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20s. Người ấy phải dùng một lực 180N. Tính công và công suất của người kéo.
Câu 2: Ngựa kéo xe chuyển động đều. Lực ngựa kéo xe là 400N. Trong 10 phút xe đã nhận được một công do ngựa sinh ra là 600kJ.
a) Tính vận tốc chuyển động của xe.
b) Công suất của con ngựa sinh ra là bao nhiêu?
Câu 3: Công suất của một người đi bộ là bao nhiêu nếu trong 1 giờ 30 phút người đó bước đi 750 bước, mỗi bước cần 1 công 45J?
Câu 4: Mũi tên được bán đi từ một cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung? Đó là dạng năng lượng nào?
Câu 5: Tại sao trong nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
Câu 6: Giải thích tại sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.
Câu 7: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Hãy giải thích vì sao?
Câu 8: Cá muốn sống được phải có không khí. Nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước? giải thích?
Bài 1: Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng lực F= 7500N. Tính công của lực kéo khi các toa xe chuyển động được quãng đường S= 8km?
Bài 2: Một người phải dùng một lực 400N mới kéo được vật nặng 75kg lên mặt phẳng nghiêng có chiều dài 3,5m và độ cao 0,8m. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng?
Bài 3: Một thang máy khối lượng m=500kg, được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 120m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp. Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện được việc đó?. Biết hiệu suất của máy là 80%. Tính công do máy thực hiện và công hao phí do lực cản?
Bài 4: Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo là 200 N. Tính công suất kéo của con ngựa?
Bài 5: Để kéo một vật có khối lượng m=72 kg lên cao 10m, người ta dùng một máy kéo tời có công suất P=1580W và hiệu suất 75%, Tính thời gian máy thực hiện công trên?

 

 

2
23 tháng 3 2023

Bài 1: Công của lực kéo toa xe thực hiện được:

\(A=F.s=7500.3000=22500000J\)

Bài 2: \(m=75kg\Rightarrow P=10m=750N\)

Công có ích thực hiện được:

\(A_i=P.h=750.0,8=600J\)

Công toàn phần thực hiện được:

\(A_{tp}=F.s=400.3,5=1400J\)

Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:

\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}.100\%=\dfrac{600}{1400}.100\%\approx43\%\)

23 tháng 3 2023

Bạn chia từng bài ra từng lần thì mình làm cho

23 tháng 3 2023

Do kéo vật theo phương thẳng đứng nên: \(P=F=180N\)

Công thực hiện được:

\(A=P.h=180.4=720J\)

Công suất của người kéo:

\(\text{℘ }=\dfrac{A}{t}=\dfrac{720}{20}=36W\)

18 tháng 4 2023

Tóm tắt

\(h=8m\)

\(t=20s\)

\(F=180N\)

_____________

\(A=?J\)

\(P\left(hoa\right)=?W\)

Giải

Vì  kéo vật lên trực tiếp nên: \(h=s=8m;F=P=180N\)

Công suất của người kéo là:

\(A=F.s=180.8=1440\left(J\right)\)

Công suất của người kéo là:

\(P\left(hoa\right)=\dfrac{A}{t}=\dfrac{1440}{20}=72\left(W\right)\)

20 tháng 4 2019

Công thực hiện của người kéo: A = F.s = 180.8 = 1440J.

Công suất của người kéo: P = A/t = 1440/20 = 72W

1 tháng 1 2022

Áp dụng công thức tính công và công suất.

Công của người kéo là :
\(A=F.s=180.8=1440J.\)

Công suất của người kéo là :

\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{1440}{20}=72W.\)

1 tháng 1 2022

Công thực hiện của người kéo: 

\(A=F.S=180.8=1440\left(J\right)\)

Công suất của người kéo:

\(P=\dfrac{A}{t}=1440:20=72\left(W\right)\)