Câu 7: Trùng roi thường tìm thấy ở đâu?
A. Trong cơ thể người. B. Trong nước.
C. Trong đất khô. D. Trong không khí.
Câu 8: Trùng roi khác thực vật ở những điểm nào?
A. Tự dưỡng B. Có khả năng di chuyển C. Có cấu tạo tế bào D. Có diệp lục
Câu 9: Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ
A. Sắc tố ở màng cơ thể B. Màu sắc của hạt diệp lục
C. Sự trong suốt của màng cơ thể D. Màu sắc của điểm mắt
Câu 10: Phương thức dinh dưỡng chủ yếu của trùng roi xanh là
A. Hoá tự dưỡng.
B. Quang dị dưỡng.
C. Quang tự dưỡng.
D. Hoá dị dưỡng.
Câu 11: Sinh sản của trùng roi là
A. Vô tính
B. Hữu tính
C. Vừa vô tính vừa hữu tính
D. Không sinh sản
Câu 12: Hình thức sinh sản của tập đoàn trùng roi là
A. Vô tính B. Hữu tính
C. Vừa vô tính vừa hữu tính D. Không sinh sản
Câu 13: Vị trí của điểm mắt trùng roi là
A. Gần gốc roi B. Trong nhân
C. Trên các hạt diệp lục D. Trên các hạt dự trữ
Câu 14: Sự khác nhau về nhân của trùng giày và trùng biến hình là
A. Trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 1 nhân.
B. Trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 3 nhân.
C. Trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 2 nhân.
D. Trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 3 nhân.
Câu 15: Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai?
A. Trùng biến hình luôn biến đổi hình dạng.
B. Trùng biến hình có lông bơi hỗ trợ di chuyển.
C. Trùng giàu di chuyển nhờ lông bơi.
D. Trùng giày có dạng dẹp như đế giày.
Câu 16: Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?
A. Có khả năng tự dưỡng. B. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng.
C. Di chuyển nhờ lông bơi. D. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
Câu 17: Dưới đây là 4 giai đoạn trùng biến hình bắt mồi và tiêu hoá mồi:
(1): Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.
(2): Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.
(3): Không bào tiêu hoá tạo thành bao lấy mồi, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.
(4): Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ…).
Em hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lý?
A. (4) - (1) - (2) - (3).
B. (3) - (2) - (1) - (4).
C. (4) - (2) - (1) - (3).
D. (4) - (3) - (1) - (2).
Câu 18: Trong các động vật nguyên sinh sau, loài động vật nào có hình thức sinh sản tiếp hợp?
A. Trùng giày.
B. Trùng kiết lị.
C. Trùng roi xanh.
D. Trùng biến hình.
Câu 19: Trong các động vật nguyên sinh sau, động vật nào có cấu tạo đơn giản nhất?
A. Trùng roi.
B. Trùng bánh xe.
C. Trùng giày.
D. Trùng biến hình.
Câu 20: So với trùng biến hình chất bã được thải từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trùng giày thải chất bã qua
A. Không bào co bóp.
B. Lỗ thoát ở thành cơ thể.
C. Bất cứ vị trí nào trên cơ thể như ở trùng biến hình.
D. Không bào tiêu hoá.
Câu 21: Lông bơi của trùng giày có những vai trò gì trong những vai trò sau?
1. Di chuyển.
2. Dồn thức ăn về lỗ miệng.
3. Tấn công con mồi.
4. Nhận biết các cá thể cùng loài.
Phương án đúng là:
A. 1, 2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 1, 4.
Câu 22: Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả?
A. Trùng giày và trùng kiết lị.
B. Trùng biến hình và trùng roi xanh.
C. Trùng biến hình và trùng kiết lị.
D. Trùng roi xanh và trùng giày.
Câu 23: Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào?
A. Muỗi Anôphen (Anopheles).
B. Muỗi Mansonia.
C. Muỗi Culex.
D. Muỗi Aedes.
Câu 24: Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao lâu?
A. 6 tháng. B. 9 tháng. C. 12 tháng. D. 3 tháng.
Câu 25: Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là gì?
A. Muỗi.
B. Cá.
C. Ốc.
D. Ruồi, nhặng.
Câu 26: Dưới đây là các giai đoạn kí sinh của trùng sốt rét trong hồng cầu người:
(1): Trùng sốt rét sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.
(2): Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu.
(3): Trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới.
Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lí.
A. (2) → (1) → (3).
B. (1) → (2) → (3).
C. (3) → (2) → (1).
D. (2) → (3) → (1).
Câu 27: Trong các phương pháp sau, phương pháp nào được dùng để phòng chống bệnh sốt rét?
1. Ăn uống hợp vệ sinh.
2. Mắc màn khi ngủ.
3. Rửa tay sạch trước khi ăn.
4. Giữ vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.
Phương án đúng là
A. 1; 2. B. 2; 3. C. 2; 4. D. 3; 4.
Câu 28: Trong các biện pháp sau, biện pháp nào giúp chúng ta phòng tránh được bệnh kiết lị?
A. Mắc màn khi đi ngủ. B. Ăn uống hợp vệ sinh.
C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước. D. Diệt bọ gậy.
Câu 29: Vị trí kí sinh của trùng kiết kị trong cơ thể người là
A. Trong máu.
B. Khoang miệng.
C. Ở gan.
D. Ở thành ruột.
Câu 30: Động vật nguyên sinh có vai trò nào dưới đây?
A. Thức ăn cho các động vật lớn.
B. Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo vỏ Trái Đất.
C. Chỉ thị độ sạch của môi trường nước.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 31: Động vật đơn bào nào dưới đây có lớp vỏ bằng đá vôi?
A. Trùng biến hình. B. Trùng lỗ. C. Trùng sốt rét. D. Trùng kiết lị.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là sai?
A. Sống trong nước, đất ẩm hoặc trong cơ thể sinh vật.
B. Không có khả năng sinh sản vô tính.
C. Cấu tạo đơn bào.
D. Kích thước hiển vi.
Câu 33: Động vật đơn bào nào dưới đây sống tự do ngoài thiên nhiên?
A. Trùng biến hình.
B. Trùng kiết lị.
C. Trùng sốt rét.
D. Trùng bệnh ngủ.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là đúng?
A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
B. Chỉ sống kí sinh trong cơ thể người.
C. Không có khả năng sinh sản.
D. Hình dạng luôn biến đổi.
Câu 35: Nhóm nào sau đây gồm toàn những động vật đơn bào gây hại?
A. Trùng giày, trùng kiết lị, trùng lỗ.
B. Trùng sốt rét, trùng roi xanh, trùng biến hình.
C. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi xanh.
D. Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị.
Câu 36: Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có đặc điểm nào?
A. Sinh sản vô tính với tốc độ nhanh.
B. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hoặc kém phát triển.
C. Dinh dưỡng theo kiểu hoại sinh.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Gíup mik với, CẦN GẤP!!
Câu 26: Trong số các bộ thuộc lớp thú, bộ nào tiến hóa nhất?
A. Bộ thú huyệt. B. Bộ móng guốc. C. Bộ Gặm nhấm. D. Bộ linh trưởng.
Câu 27: Những động vật nào dưới đây được xếp vào bộ thú ăn sâu bọ?
A. Mèo, chuột đàn. C. Nhím, chuột đồng.
B. Sóc, cầy. D. Chuột trù, chuột chũi.
Câu 28: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn và cá xương là gì?
A. Môi trường sống. B. Khe mang trần, da nhám. C. Kiếm ăn. D. Bộ xương.
Câu 30: Thế nào là động vật biến nhiệt?
A. Nhiệt độ thay đổi, phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
B. Nhiệt độ ổn định khi điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi.
C. Nhiệt độ ổn định khi điều kiện nhiệt độ môi trường ổn định.
D. Cả A, B và C.
Câu 31: Thức ăn chủ yếu của thằn lằn là:
A. Cua, cá. B. Sâu bọ. C. Thực vật. D. Côn trùng.