Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Tìm cặp từ trái nghĩa : lặn , mọc /
mặt trời mặt trăng /
lớn lên , lớn xuống /
b) Tìm và phân tích biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ trong bốn câu thơ cuối?
- Nỗi lo sợ của tác giả ( nhân vật : ''tôi'') khi mẹ già , ốm yếu , phải chống chọi lại với mọi bệnh tật , đau khổ mà bản thân còn chưa trưởng thành , chưa trải qua đc , chưa đối mặt đc với sóng gió hiểm nguy . Còn non chanh , yếu ớt và chưa thể đỡ đần cho mẹ . Không thể đáp lại sự mơ ước mòn mỏi của mẹ , mà mẹ đã chăm sóc , nuôi nấng con từ thuở thơ bé . Khi mẹ già rồi , đôi tay đã yếu , không thể chăm lo cho con đc nữa mà đó là lúc đứa con phải báo đáp đỡ đần cho mẹ .
=> Thể hiện tình yêu thương , hiếu thảo , biết ơn của tác giả đối với bậc sinh thành , nuôi nấng mình
Tham khảo!
Nội dung: Ngợi ca đức hy sinh, nỗi vất vả mà mẹ đã trải qua để có thể chăm lo cho các con. Đồng thời bộc lộ niềm xót xa, thương yêu của con đối với mẹ.
Câu 1:
a. Danh từ: Tay, mẹ, bí, bầu, giọt mồ hôi
Động từ: Lớn lên, lớn xuống, rỏ xuống
Tính từ: Mặn, thầm lặng.
b. Suy nghĩ của em:
Từ bàn tay chăm sóc chu đáo và tấm lòng yêu thương, quý mến của mẹ dành cho cây, cho con, nên tất cả đều phát triển tốt đẹp. Những đứa con cao lớn dần lên cả về thể chất lẫn đời sống tâm hồn; còn bí, bầu thì lớn xuống dài to ra. Tất cả đều là sự kết tinh bao nhọc nhằn lao khổ của mẹ.
c.
Hỡi ai biết không? Mẹ của chúng ta đã mang thai chúng ta hơn chín tháng trời rồi chịu đau đớn để đẻ ra chúng ta đấy. Trong lúc mang thai mẹ đã chịu rất nhiều khổ cực, mẹ đã phải ăn những thứ khó ăn, những thứ mà mẹ không hề thích cũng chỉ để tốt cho sức khỏe và sự phát triển cho con . Và còn nữa trong thời gian đó mẹ đã phải đi đứng nhẹ nhàng, cũng đã có những hạn chế, mẹ đã mong muốn được làm những gì mình thích nhưng vì con mẹ đành phải bỏ qua mong muốn tức thời của mình, và khi mẹ mang thai chúng ta chính là đang hi sinh đi vóc dang thon thả của mình đấy!. Khi con ra đời thứ thức ăn mà con được nhận đầu tiên là sữa mẹ- thứ thức ăn mà đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh đây là thức ăn tốt cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho em bé, giúp em bé chống lại được nhiều loại bệnh. Mẹ đã dành cho con những gì thuần khiết, tốt nhất cho con, mẹ đã chắt lọc những gì tốt đẹp nhất lại để chúng ta tiếp nhận được. Không những vậy, mẹ còn là người cô giáo hiền ngay từ thưở còn bé của mỗi chúng ta . Mẹ đưa con vào giấc ngủ bằng những câu truyện cổ tích mang ý nghĩa uốn nắn nhân cách trong con, mẹ giúp con có những lí lẽ về đời, những nhân cách đạo đức tốt đẹp từ những phép lễ phép, lịch sự với người lớn từ nhỏ. Mẹ luôn bên con từng bước đi chập chững đầu đời, từng tiếng nói ú ớ chưa rõ ràng của chúng ta. Lúc chúng ta ngày một lớn lên thì mẹ chính là sự tin tưởng mãnh liệt của mẹ đối với con cũng lớn dần, còn nhớ không những lần mẹ đánh đập roi vọt hồi bé ấy khi lớn cũng chẳng còn nữa vì mẹ luôn tin vào những hành động của chúng ta.
Câu 2:
Gia đình là nơi chứa chan biết bao tình yêu thương của ông bà, bố mẹ; là nơi mà ai đi xa cũng muốn được trở về. Và buổi sum họp của gia đình luôn là dịp để mọi người quây quần bên cạnh nhau.
Sau một chuyến công tác dài hạn, bố em được nghỉ phép mấy ngày để về thăm nhà. Buổi chiều hôm ấy thấy bố về, em đã vui sướng vô cùng. Mẹ em đi chợ chọn mua một chú cá thật to, thật tươi ngon để làm món cá hấp bia mà cả hai bố con cùng thích. Em và bố cùng vào bếp để phụ giúp mẹ nấu bữa cơm tối sum họp. Bố giúp mẹ mổ cá, em giúp mẹ nhặt rau còn mẹ em là đầu bếp đảm đang. Sau khi giúp mẹ xong, em và bố ra sân chơi cầu lông để rèn luyện sức khỏe. Đến 7 giờ, gia đình em thưởng thức bữa tối. Các món ăn hấp dẫn lần lượt được mang ra, nào là cá hấp bia, thịt kho tàu và cả món canh bí bổ dưỡng. Cá hấp mới thơm ngon và béo ngậy làm sao! Những món ăn mẹ em nấu luôn có sức hấp dẫn đến lạ kì. Bao nhiêu tình yêu thương gia đình, mẹ đã dồn hết cả vào những món ăn dinh dưỡng đó. Mẹ luôn xây dựng một chế độ ăn uống hợp lí để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Trong bữa cơm, gia đình em trò chuyện rất vui vẻ. Bố hỏi thăm về tình hình học tập của em ở trên lớp và nói rằng nếu năm nay được học sinh giỏi bố sẽ cho em đi chơi công viên. Chuyến đi chơi đó là động lực để em cố gắng học hành chăm chỉ. Sau bữa cơm, gia đình em ra phòng khách ăn hoa quả và tiếp tục trò chuyện. Không gian ấy thật ấm cúng. Ánh đèn vàng thắp sáng cả căn phòng và những bông hoa hồng được cắm trong chiếc lọ xinh xắn vẫn tỏa hương thơm ngát. Em hỏi rằng bố có đi công tác nữa không vì em rất nhớ bố, em không muốn xa bố lâu như thế. Bố chỉ cười và nói rằng đó là công việc của bố, bố mong hai mẹ con hiểu và thông cảm. Sau đó, bố dành tặng em một chú gấu bông thật đẹp. Đó là chú gấu bố mua ở nơi công tác. Em cảm ơn bố và rất thích thú với món quà này.
Giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuật ẩn dụ và hoán dụ được sử dụng trong đoạn thơ :
- Ẩn dụ :
+"bàn tay mỏi" : Ẩn dụ cho việc mẹ ngày càng già , càng yếu vì vất vả chăm lo cho con , mong cho con vững bước chắp cánh bay xa ; và mẹ cũng sắp ra đi cùng mong ước sao cho con lớn khôn , làm vc có ích cho đời .
+ '' quả non xanh '' : chỉ người chưa trải qua những sóng gió , bão táp của cuộc đời ; chưa trưởng thành , không thể giúp đỡ , chưa thể đáp ứng nguyện vọng của người mẹ yêu thương đang chăm lo , nuôi nấng bản thân mình nên người .
=> TD : Làm cho câu thơ trở nên gợi hình , gợi cảm và giúp ta hiểu được tình cảm chân thành của tác giả với mẹ của mình sâu sắc và đằm thắm tới nhường nào .
Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm - Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. Bài thơ là một hiện minh thuyết phục về luật nhân - quả trong cuộc sống con người - thế giới khách quan với tính biện chứng sâu sắc của nó. Hình tượng Mẹ và Quả xuyên suốt toàn bài thơ làm sáng rõ thêm cho luật nhân - quả (nhân nào thì quả ấy...) đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi chúng ta. Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Hai câu thơ mở đầu là một sự khẳng định, định hướng tính biện chứng về luật nhân - quả. Vì sao như vậy? Vì: "Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng" chứ không trông chờ, cậy nhờ vào tay của ai khác. Dẫu tay của ai khác có thể khoẻ, chắc (!) hơn tay mẹ nhưng phẩm chất của mẹ là tự lực cánh sinh. Là người từng trải mẹ không thiếu kinh nghiệm về sự trả giá đó. Mẹ chỉ thu hoạch được, hái được những mùa quả từ tay mẹ vun trồng mà thôi. Những mùa quả với mẹ cần thiết biết bao, không thể thiếu nó được. Và nữa, những mùa quả không phải lúc nào cũng có, thậm chí có khi "thất bát" trắng tay nhưng thường là tuần tự theo một chu kỳ nhất định, lặn rồi lại mọc – như mặt trời khi như mặt trăng. Cho nên theo mẹ không thể “Đại Lãn chờ sung" mà được, phải có thời gian vun trồng, chăm sóc và chờ đợi. Sự “vun trồng” của mẹ phụ thuộc vào mẹ, vun trồng chu đáo kỹ lưỡng ắt sẽ được quả tốt, ngược lại, thì... Thời gian chăm sóc - chờ đợi là thời gian quả lặn. Còn khi thu hoạch (quả chín, quả đến kỳ hái được), chính là thời gian quả mọc. Hai từ "lặn" và "mọc" thật ấn tượng. Đây là một ẩn dụ đầy tính sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi nói về luật nhân - quả trong chu kỳ trồng trọt của nhà nông. Nhưng vấn đề không dừng lại ở quy luật trồng trọt của nhà nông. Điều chính yếu là trong bài thơ này là Nguyễn Khoa Điềm nói đến công lao dưỡng dục sinh thành của người mẹ đối với con cái. Tay mẹ như có phép thần nên "lũ chúng tôi" (là con của mẹ) cứ thế lớn lên qua sự chăm sóc nuôi dưỡng của mẹ. "Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi". Các câu thơ đọc lên nghe thật ấm áp, dân giã, tưởng như không có gì dân giã hơn, bởi đó là lời ăn tiếng nói hàng ngày gắn bó thân thiết của nhà nông. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn quả bí, quả bầu với đặc trưng của nó là "lớn xuống", hình dáng lại "mang dáng giọt mô hôi mặn" nhằm diễn tả nỗi khổ nhọc, vất vả của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã nhỏ xuống âm thầm, lặng lẽ để “kết nên” những quả bí, quả bầu. Điều thiết thực là, chính những quả bí, quả bầu này (có thể còn nhiều loại hoa màu khác) lại là nguồn sống nuôi dưỡng cho "lũ chúng tôi" lớn lên. Hẳn là mẹ rất vui và tin tưởng vào sự "vun trồng" của mình sẽ được đền bù xứng đáng. Không có người mẹ nào nuôi con mà kể công lao. Trái lại, con cái nhiều khi... Thế nên, dân gian mới truyền đời "Mẹ nuôi con biển hồ lai láng Con nuôi mẹ tính tháng ngày công". Ngẫm thật chạnh lòng phải không bạn?! Chính vậy mà cha ông vẫn luôn răn dạy con trẻ rằng: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Như vậy, đủ thấy các bậc làm cha làm mẹ luôn mong muốn gì ở các con? Nguyễn Khoa Điềm đã lý giải điều đó một cách chân thành, mộc mạc và thấm thía qua khổ thơ cuối của bài. Từ chuyện quả thật do cây tạo ra đến quả - con người do dưỡng dục mà thành – là một chuyển ý bất ngờ độc đáo của nhà thơ: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tứ của bài thơ chính là ở hai câu này. Đời của mẹ đã bao lần hái được quả nhưng điều để mẹ toại nguyện hơn cả là mong muốn các con trở thành một thứ "quả lành có ích" cho đời vì mẹ đã "thất thập cổ lai hy" rồi. Tưởng thế là đủ không cần phải nói gì thêm. Đọc tiếp hai câu cuối của bài thơ mới thấy chữ HIẾU của đứa con đặt ra vượt hẳn trên sự nghĩ bình thường của mẹ, của nhân gian: Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. Thật là tài tình. Đứa con Nguyễn Khoa Điềm nghĩ được như vậy quả là đại hiếu đối với mẹ. Đằng sau nỗi day dứt thường niên đó là một tấm lòng "cho tròn chữ hiếu mới là đạo con" của nhà thơ. Rằng, bất cứ ai đọc Mẹ và Quả, hẳn đều cảm ơn mẹ - chính mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục nên một người con tuyệt vời là tác giả của bài thơ trên. Dẫu không phải xếp lớp "tập này tập nọ" nhưng công chúng yêu thơ đã "đọc anh" là "bắt mắt" liền. Âm hưởng sử thi và trữ tình công dân là hai cảm hứng chủ đạo, thông qua bút pháp tả thực và điển hình hoá cao độ trên cái nền cuộc sống đầy biến động được tinh lọc qua nhãn quan sáng suốt, nên Nguyễn Khoa Điềm luôn trụ vững với thời gian, tạo một vị thế xứng đáng trong nền thơ dân tộc. Mẹ và Quả trên đây là một trong rất nhiều bài thơ hay "không thể kể hết" của nhà thơ.