Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. Hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo. Những con diều bay mới đẹp làm sao!
1. Trả lời:
P/S: Đoạn văn tham khảo nha!!!
Cô giáo em đã đọc kết quả điểm thi và xếp loại học kì I của cả lớp chúng em hôm qua. Điểm hai môn Văn, Toán của em đều xếp loại khá. Trong hai môn, cô giáo đặc biệt lưu ý em phải chú tâm học môn Văn vì đó là môn em còn yếu. Em rất cảm ơn cô giáo đã đánh giá bài học và nhắc nhở cụ thể mặt học tập còn yếu của em.
Bài tập đọc và trả lời câu hỏi của em đạt điểm giỏi nhưng bài viết còn lan man, dài dòng nên nhìn chung là em phải cố gắng hơn. Em sẽ xác định cho mình một mức điểm để phấn đấu. Em sẽ chăm chỉ học tập đểhọc kì II đạt học sinh giỏi. Như thế, việc học tập của em mới có kết quả tốt được. Bố mẹ em cũng sẽ vui lòng hơn.
(*) Gạch chân: Cảm thán
(*) In nghiêng: Cầu khiến
Nguồn: https://hocsinhgioi.com/hay-viet-mot-doan-van-ngan-tu-7-10-cau-ke-ve-viec-hoc-tap-cua-em-trong-hoc-ki#ixzz6JNdDdiYg
~Học tốt!~
Hiện nay tình hình đại dịch COVID-19 đang diễn biến rấт phức tạp .Nên tất cả mọi người dân trên cả nước , đều đề cao tinh thần chống dịch như chống giặc .Tất cả mọi người đều nghiêm chỉnh chấp hành , mục đích Ɩà để bảo vệ cho mình ( nói riêng ) cũng như bảo vệ cho mọi người xung quanh ( nói chung ) .Nhà nước ѵà Ban Chính phủ cũng ra rấт nhiều quy định để phòng chống dịch như : giãn cách xã hội , đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng… .Các bác sĩ được ví như những thiên thần áo trắng vì họ luôn tích cực để ko có ai mắc ca nhiễm COVID nào .Hiện nay tình hình đại dịch COVID-19 đang diễn biến rấт phức tạp .Nên tất cả mọi người dân trên cả nước , đều đề cao tinh thần chống dịch như chống giặc .Tất cả mọi người đều nghiêm chỉnh chấp hành , mục đích Ɩà để bảo vệ cho mình ( nói riêng ) cũng như bảo vệ cho mọi người xung quanh ( nói chung ) .Nhà nước ѵà Ban Chính phủ cũng ra rấт nhiều quy định để phòng chống dịch như : giãn cách xã hội , đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng… .Các bác sĩ được ví như những thiên thần áo trắng vì họ luôn tích cực để ko có ai mắc ca nhiễm COVID nào .
Với đề bài như vậy thì bạn có thể viết về những trò chơi ở các bản làng hay một số trò chơi đồ chơi của trẻ em thời xưa, bạn có thể lên youtuber và xem kênh "mango vid" nó có những video về trẻ con thời xưa đấy ^^ <Đây không phải QC>
Hoặc bạn có thể viết về những đò dùng như trống cơm, trống đồng, quần áo, ....
#HT
&YOUTUBER&
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn từ 10-15 câu trong đó có sử dụng một câu cảm thán và gạch chân 1 hành động nói với câu chủ đề sau: " Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc"
Câu 2: Chứng minh rằng đoạn trích "Nước Đại Việt ta" ,Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá toàn diện và hoàn chỉnh về Tổ quốc
Mở bài : Giới thiệu vè chiếc áo dài Việt Nam-biểu tượng của văn hóa Việt
Thân bài :
- Nguồn gốc : đầu thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765). Áo dài thay đổi theo từng thời gian và giai đoạn lịch sử khác nhau.
- Cấu tạo :
+ Cổ áo cao 4 – 5cm, khoét hình chữ V trước cổ, ngày nay được biến tấu đa dạng.
+ Thân áo từ cổ xuống phần eo, được may vừa vặn, ôm sát, phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước). Cúc áo thường là cúc bấm từ cổ áo qua vai xuống đến eo.
+ Từ eo xẻ làm hai tà : tà trước và tà sau đều dài quá gối.
- Vai trò:
+ Áo dài Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà...
+ Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.
+ Áo dài xuất hiện nhiều trong thơ văn, hội họa: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ; mang tính biểu tượng cao.
- Bảo quản : Mặc xong nên giặt phơi nhẹ nhàng, tránh bạc màu, không vứt bừa tránh nhàu xấu. Nên treo trên mắc áo để giữ dáng áo.
Kết bài: Khái quát vai trò của áo dài.
Chiếc nón có từ bao giờ? Mỗi lần thấy bà, thấy mẹ đội nón, tôi cứ bâng khuâng về câu hỏi ấy.
Cái nón quê kiểng bình dị thật ưa nhìn. Xương nón làm bằng tre, nứa, được vót tròn óng chuốt, được kết thành những vòng tòn có đường kính khác nhau theo khuôn nón. Cái chóp nón lúc nào cũng hướng về trời cao. Lá lợp nón là sản phẩm của núi rừng. Việt Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên, u Minh... là nguồn vô tận về lá nón. Lá cọ, lá kè cũng để làm nón. Chiếc nón mới làm ra lại được quết một lớp mỏng dầu rái (thảo mộc), óng ánh, vừa bền vừa đẹp.
Dáng hình chiếc nón cũng nhiều vẻ. Nó ba tầm quai thao của các cô gái Kinh Bắc trong lễ hội mùa xuân: hội Lim, hội chùa Dâu, hát Quan Họ. Lại có chiếc nón của các bà, các cô đội lúc làm đồng, vừa chắc bền, vừa tiện lợi. Che nắng mưa, làm quạt,... Các cô thôn nữ làm duyên sau vành nón ấy. Chiếc nón thanh nhẹ còn che chở cho đôi má hồng, má lúm đồng tiền thêm xinh thêm dòn.
Ai đã sáng tạo ra chiếc nón bài thơ xứ Huế? Lá nón trắng nõn nà; bài thơ mờ tỏ ẩn hiện. Chiếc quai nón bằng lụa thanh tao. Vành nón nghiêng nghiêng, dịu dàng, e lệ, thầm kín của cô gái miền núi Ngự sông Hương. Chả thế mà du khách, các cậu khóa ngẩn ngơ:
“ Học trò xứ Quảng ra thi,
Gặp cô gái Huế bước đi không dành”.
Còn có chiếc nón dấu anh lính thú đời xưa, mà khi xem phi ta mới biết:
“Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài”...
Mẹ em bảo nước ta nắng lắm mưa nhiều. Chiếc nón là vật dụng thân thiết của mọi người, nhất là nhà nông. Vừa rẻ, vừa tiện lợi. Nhẹ nhàng dễ mang theo. Có nhiều làng nghề thủ công làm nón nổi tiếng xưa nay từng được truyền tụng qua ca dao, dân ca:
“Muốn ăn cơm trắng, cá mè,
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông
hay:
“ Hỡi cô đội nón ba tầm,
Có về Yên Phụ hôm rằm lại sang.
Phiên rằm chợ chính Yên Quang,
Yên Hoa anh đợi hoa nàng mới mua".
Chiếc nón làng Găng, chiếc nón bài thơ xứ Huế đã trở thành món quà lưu niệm của khách phương xa. Nghe nói trong phòng khách của nhà thơ Xi-mô-lốp (Nga) có chiếc điếu cày và chiếc nón bài thơ mà ông đã mang từ Việt Nam về. Và trong chúng ta, ai đã từng được xem điệu múa nón, hẳn đều tưởng như đàn bướm sặc sỡ đang rập rờn bay trong ngàn hoa. Hình ảnh cô nữ sinh Huế ngày xưa tưởng như gặp trong mộng:
“Những nàng thiếu nữ sông Hương,
Dạ thơm là phấn, má hường là son.
Tựu trường chân sút thon thon,
Lao xao nón mới màu sơn sáng ngời”.
(Tựu trường - Nguyễn Bính)
Ngày nay, ở các đô thị, hầu như không thấy học sinh đội nón đến trường. Mà chỉ thấy những chiếc mũ vải đủ màu sắc xinh xinh. Nhưng trên đường làng, giữa các phiên chợ miền quê, chiếc nón lá màu trắng xinh xinh thanh nhẹ vẫn thấy nhiều và ưa nhìn, dễ mến. Các bà, các mẹ, các cô thôn nữ... làm sao rời được chiếc nón quê hương?
Trên con đường phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta ngày một phong phú hơn, sang trọng hơn. Những giậu cúc tần, luỹ tre xanh, đồng lúa chín, con trâu hiền lành, tiếng sáo diều,... và chiếc nón ba tầm, chiếc nón bài thơ sẽ còn mãi trong tâm hồn nhân dân ta. Những câu hát bài ca về chiếc nón bình dị, quê kiểng ấy vẫn là sợi nhớ sợi thương giăng mắc trong hồn người, man mác và bâng khuâng có bao giờ vơi...
Hồ Chi Minh sinh năm 1980 mất năm 1969.(1)Người cả đời vì nước vì dân cho tất cả dành tặng cho nhân dân(2)Trong buổi nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm 1955 Người nói:"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?(2) Mình phải làm thế nào cho ích nước, lợi nhà nhiều hơn?(3). Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh, phấn đấu đến chừng nào?...(4)"Hồ Chí Minh đã mang lại chỗ nước nhà kho tàng muôn vàn điều hay(5).Có người nói:Bác đã ra đi rồi(6). Không!(7) Bác vẫn sống,sống mãi trong lòng chúng ta là điểm sáng mãi trên bầu trời muôn ngàn tinh tú kia..(8) Ôi bác hồ là niềm tự hào của dân tộc ta (9)
Câu nghi vấn:4
Câu cầu khiến:2,3
Câu trần thuật:1,5,8
Câu phủ định:7