Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cau3:Những cách đánh giặc độc đáo của nhà Trần là
-Thực hiện chủ trương vườn không nhà trống
-Tránh những nơi địch mạnh đánh nơi điểm yếu
Nguyên nhân thắng lợi của cả ba lần cuộc kháng chiến
-Truyền thống yêu nước đoàn kết quyết tâm chống giặc ngoại xâm
-Nhà traanf chuẩn bi ki lưỡng ve moi mat
-bạn kể chi tiết ra nhé
Các chi tiết cụ thể là:
+Chỉ huy, đường lối kế sách đánh giặc,lực lượng quân đội
+Cơ sở vạt chất, các trận địa mai phục
-Vai trò chỉ huy kháng chiến:linh hoạt ,sáng tạo, thực hiện chủ trương vườn không nhà trống ,tránh nơi địch mạnh để đánh nơi điểm yếu, để buộc địch phải di chuyển quân theo ý ta
-Điển hình là danh tướng Trần Quốc Tuấn,.....
câu 1: để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhà Lý đã:
+khuyến khích việc khai khẩn đất hoang.
+Tiến hành đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng ngập lụt.
+Ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò để bảo về sức kéo.
+khuyến khích, quan tâm sản xuất nông nghiệp.
câu 2:nét độc đáo trong cách đánh giặc của lý thường kiệt là:
+chủ động tấn công trước để tự vệ.
+chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến.
+biết cánh khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
+cách tấn công bất ngờ, cho quân dân tấn công vào ban đêm.
+kết thúc chiến tranh nhân đạo, đề nghị giản hoà.
Cách đánh độc đáo của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên:
- Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc.
- Tấn công quyết liệt.
- Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công.
- Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực.
- Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao
Diễn biến trận đánh[sửa | sửa mã nguồn]
Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghênh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.[2]
Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thầy, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, "nước sông do vậy đỏ ngầu cả"[2]. Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cháy rụi[1]. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: "Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị thương, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết".
Bia Lý Thiên Hựu cũng chép: "Tháng ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao chắn chiến hạm ngang sông để chống cự quân ta, đến lúc nước triều rút, thuyền không tiến được, quân tan vỡ…".[7] Lý Thiên Hựu là 1 viên tướng Nguyên cũng tham gia trận Bạch Đằng.
Kết cục[sửa | sửa mã nguồn]
Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng Nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông. Thượng hoàng đã vui vẻ hậu đãi những viên bại tướng này.[2] Khoảng hơn 4 vạn tướng sĩ Nguyên Mông đã bị loại ra khỏi vòng chiến[1]. Tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết, trong khi một bại tướng khác là Phạm Nhan thì đã bị Trần Quốc Tuấn cho trảm quyết.[1] Cánh thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt. Chiến thắng vinh quang của quân Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng năm 1288 được xem là một trận đánh hủy diệt và thủy chiến lớn nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam, và cũng được xem là thắng lợi tiêu biểu nhất của quân Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông, dẫn đến chấm dứt thắng lợi cho Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ ba.
Diễn biến:
- Tháng 1 -1288: Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long - từ Thăng Long rút về Vạn Kiếp - từ Vạn Kiếp rút về nước.
- Nhà Trần chọn sông Bạch Đằng làm trận quyết chu=iến
- Tháng 4 - 1288: Đoàn Thuyền của Ô Mã Nhi rút theo sông Bạch Đằng
Kết qủa: Ô Mã Nhi bị bắt, toàn bộ thủy binh của giặc bị tiêu diệt
- Quân Thoát Hoan từ Vạn Kiếp rút chạy theo hướng Lạng Sơn bị ta tập kích -> cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Nguyễn nhân thắng lợi:
* Được tất cả các tầng lớp nhân dan ủng hộ
* Tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn quân và dân
* Nhà Trần đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
* sự lãnh đạo tài tình với đương lỗi chiến lược, chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy
Ý nghĩa
*Trong nước
+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên. Bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ
+ Góp phần xây dựng truyền thống quân sự việt Nam
+ Để lại bài học vô cùng qúy giá
* Quốc tế
+ Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đỗi với các nước khác
c4
Nguyên nhân thắng lợi
-Đều có sự tham gia của các tầng lớp nhân dân ,các thành phần dân tộc ,tạo nên khối đoàn kết toàn dân, trong đó các vương hầu quan lại là hạt nhân
-Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
-Sự hi sinh cao cả của toàn dân ta , đặc biệt là quân đội nhà Trần
-Sử dụng chiến lược chiến thuật hợp lí và sáng tạo của người chỉ huy
Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên ,bảo vệ độc lập dân tộc ,toàn vẹn lãnh thổ,khẳng định sức mạnh:
- Góp phần xây đắp truyền thống quân sự VN
- Để lại bài học vô cùng quý giá, củng cố khối đoàn kết toàn dân và sự quan tâm của nhà nước đối với nhân dân
-Ngăn chặn những cuộc xâm lăng của quân Nguyên đối với á nước khác
Trước khí thế tiến công ào ạt của ba mươi vạn quân Nguyên lần thứ hai sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn đã viết bài: Hịch tướng sĩ để khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến đấu của các tướng sĩ. Tác phẩm của Trần Quốc Tuân không những là một áng thiên cổ hùng văn mà còn “bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước, và tinh thần trách nhiệm của ông trước hoạ ngoại xâm”.
Trước hết, đúng như ý kiến đã nhận định, bài Hịch tướng sĩ đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của người trước hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại xâm.
Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn không thể nhắm mắt bịt tai trước những hành vi ngang ngược của sứ giả nhà Nguyên mà ông đã tức giận gọi chúng lũ diều hâu dê chó, hổ đói”, những con vật hung.dữ; để bày tỏ thái độ căm thù. khinh bỉ. Bằng lối văn biền ngẫu nhịp nhàng và rắn rỏi, Trần Quốc Tuân vạch mặt bọn giả nhân giả nghĩa, có lòng tham không đáy, mưu toan vét sạch tài nguyên của cải đất nước ta.
"... thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụạ; để thoả lòng tham không cùng, lấy hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn,..”
Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuân đã quên ăn, mất ngủ, đau lòng nát ruột vì chưa có cơ hội để “xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù” cho thoả lòng tức giận. Ông sẵn sàng hy sinh, để cho Tổ quốc được độc lập, tự do. Ông viết: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.
Điều rất dễ hiểu là nếu không vì nhiệt tình yêu nước nồng nàn thì Trần Quốc Tuấn đã không thể đau đớn dằn vặt căm thù sôi sục như thế!
Mặl khác, hài Hịch tướng sĩ còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của vị chủ soái trước cảnh Tổ quốc đang lâm nguy bằng những lời phê phán nghiêm khắc thái độ hàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm.
Ông đã khéo léo nêu lên lòng yêu thương của ông đốì với các tướng sĩ, cùng với tinh thần đồng cam cộng khổ của ông để khơi gợi sự hồi tâm của họ. Giọng văn của ông vô cùng thiết tha và thấm thìa: “.. không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta tăng chức, lương ít thì ta cấp bổng...”
Tiếp đến, bằng những hình ảnh tiêu biểu đầy xúc động, ông đã nêu lên những hậu quả nghiêm trọng, không những sẽ xảy đến cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nước rơi vào tay quân thù. Bằng cách sử dụng các hệ thống từ dồn dập “chẳng những ... mà... cũng” lặp đi lặp lại có giá trị nêu bật những hậu quả tai hại, những nỗi khổ nhục của người dân mất nước, Tổ quốc mất độc lập, tự do:
"... Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên...
Tinh thần trách nhiệm của ông còn thệ hiện ở việc ông viết nên cuốn Binh thư yếu lược để cho các tướng sĩ rèn luyện. Đối với ông, yên nước là phải có bổn phận giữ nước, phải có hành động thiết thực cứu nước tầm binh pháp các thời để tạo nên bí quyết chống giặc, phá giặc, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của người chỉ huy công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Chính lòng yêu nước mãnh liệt tinh thần trách nhiệm cao độ của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng trong lòng các tướng sĩ lúc bấy giờ.
Câu 3:
Ý nghĩa lịch sử:
-Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...
-Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.
-Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.
-Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.
Câu 1: Nêu những thành tựu lớn về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến?
- Về tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.
Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, mọi người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biết soạn lịch sử của nhà nước, gọi là Sử quán, được thành lập.
Văn học là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn học Trung Quốc dưới thời phong kiến. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ Còi sáng mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị... với nhiều bộ tiểu thuyết nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng cùa Tào Tuyết Cần...
- Về nghệ thuật : kiến trúc , điêu khắc phong cách , độc đáo và đồ sộ
+ Điêu khắc : nghệ thuật tạc tượng ,...
+ Kiến trúc : nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như Vạn lí trường thành , Cung A Phòng ,...
=> Văn hóa Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ có ảnh hưởng sâu rộng đến các nước láng giềng và có giá trị lớn đối với nhân loại .
Câu 2: Trình bày cách đánh địch độc đáo của Lý Thường Kiệt chống quân Tống ( 1075-1077)?
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.
Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.
Câu 3: Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống?
- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...
- Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.
- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.
Khi quân Mông - Nguyên tràn vào nước ta, lo nghĩ trước sức mạnh của quân xâm lược, vua Trần đã hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hoà. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, vua Trần mời các bô lão cả nước về kinh đô Thăng Long, ở điện Diên Hồng, để hỏi kế đánh giặc. Trả lời câu hỏi của vua: “Nên đánh hay nên hoà?”, điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “Đánh!”. Ý chí quyết chiến với giặc đã được toàn dân hưởng ứng. Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến, đã viết Hịch tướng sĩ, trong đó có câu: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng...". Lời Hịch đã khích lệ mọi người. Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông cổ)
Trả lời
Những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ :
- Theo lệnh triều đình, nhân dân Thăng Long nhanh chóng thực hiện chủ trươn "vườn không nhà trống" để đánh giặc, tạm thời rút lui khỏi Thăng Long khi giặc kéo vào, kinh thành trống vắng không một bóng người và lương thực.
- Trước thế giặc mạnh, tàn bạo, vua Trần lo lắng hỏi ý kiế của Thái sư Trần Thủ Độ. Ông trả lời "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo"
- Khi kẻ thù gặp khó khăn, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công vào kinh thành Thăng Long và truy kịch quân địch khi chúng tháo chạy.