K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2017

Câu 9:

- Đấu tranh sinh học là một biện pháp sử dụng các sinh vật và những sản phẩm sinh học từ chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.

*Ưu điểm:
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
*Hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vông được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
— Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
— Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vôn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng.
— Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại:
Ví dụ, đôi với nông nghiệp, chim sẻ có ích hay có hại? Vấn đề này trước đây được tranh luận nhiều:
+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
+ Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích.
Qua thực tê, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho ràng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.

12 tháng 5 2017

Câu 2:

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các nhận định sau: (1) Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng. (2) Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh sinh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng...
Đọc tiếp

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các nhận định sau:

(1) Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng.

(2) Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh sinh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài.

(3) Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy.

(4) Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có những đặc điểm tương tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng.

(5) Cơ quan tương tự phán ánh tiến hóa đồng quy.   Nhận định nào đúng?

A. (2), (3). 

B. (1), (4). 

C. (2), (5)

D. (3), (4).

1
12 tháng 11 2019

Nhận xét đúng là 2 và 5

3- sai vì cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng đều thể hiện hướng tiến hóa phân li

Đáp án C

19 tháng 4 2016

1. hệ thần kinh của chim bồ câu :

+có não trước,não giữa và não sau phát triển

2.đẻ con  sẽ giúp con non mau thích nghi với môi trường sống , mạnh khỏe , số con non sống sót được ở môi trường sẽ cao hơn. nuôi con bằng sữa sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho con non trong thời kì con non còn yếu

3.ưu điểm của đấu tranh sinh học :

+mang lại hiệu quả cao trong việc tiêu diệt những loài sinh vật có hại ,thể hiện nhiều ưu điểm hơn so với thuốc trừ sâu diệt chuột,..như là không gây ô nhiễm môi trường ,không ô nhiễm rau , quả ,không ảnh hưởng xấu đến các sinh vật có ít và sức khỏe con người,giá thành không cao,..

nhược điểm của đấu tranh sinh học

+nhiều loài thiên địch được di nhập ,vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém ,trong khi nhiều sinh vật có hại lại phát triển càng nhiều

+thiên địch không diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kiềm hãm sự phát triển của chúng

+sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển

+một loài thiên địch vừa có thể có ít vừa có thể có hại

 

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các nhận định sau: (1)   Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài các nhau là do các loài đều được CLTN tác động theo cùng 1 hướng (2)   Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài...
Đọc tiếp

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các nhận định sau:

(1)   Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài các nhau là do các loài đều được CLTN tác động theo cùng 1 hướng

(2)   Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài

(3)   Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy

(4)   Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có các đặc điểm tương tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng

(5)   Cơ quan tương tự phản ảnh tiến hóa đồng quy

Nhận định nào đúng ?

A. 2,5                             

B. 2,3                             

C. 1,4                             

D. 3,4

1
15 tháng 3 2017

Đáp án : A

Nhận định đúng là (2)(5)

Đáp án A

1 sai vì sự giống nhau về đại thể này là do cấu trúc khung xương tương tự nhau. Còn CLTN sẽ đưa tới sự sai khác để các loài sẽ thích nghi với các môi trường khác nhau

3 sai. Có thể coi cơ quan thoái hóa là một dạng cơ quan tương đồng nhưng nay không còn giữ chức năng gì trong cơ thể

4 sai. Những đặc điểm tương tự này không cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung giữa chúng. các cơ quan tương tự cũng có chung hình thái cấu trúc .

Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, trong những phát biểu sau đây, những phát biểu thuộc về cơ quan tương tự là: (1). Các cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau. (2). Phản ánh sự tiến hóa đồng quy. (3) Cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng...
Đọc tiếp

Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, trong những phát biểu sau đây, những phát biểu thuộc về cơ quan tương tự là:

(1). Các cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

(2). Phản ánh sự tiến hóa đồng quy.

(3) Cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

(4). Cánh chim và cánh ong

(5). Ruột thừa ở người.

(6). Chân trước của mèo, vây cá voi, cánh dơi, tay người

(7). Phản ánh sự tiến hóa phân li.

(8). Các cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc.

(9). Gai xương rồng và gai hoa hồng.

(10). Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà lan.

A. (2), (7), (9), (10). 

B. (1), (2), (3), (4). 

C. (2), (4), (8), (9). 

D. (1), (5), (6), (7).

1
17 tháng 12 2017

Đáp án C

I sai, đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc mới dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã

II sai, đột biến gen gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

III sai, đột biến điểm liên quan tới 1 cặp nucleotit

IV đúng

Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, có những nhận định sau về cơ chế tiến hoá (1) Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể giao phối. (2) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường. (3) Chọn lọc tự nhiên không phải là cơ chế tiến hóa duy nhất liên tục dẫn đến tiến...
Đọc tiếp

Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, có những nhận định sau về cơ chế tiến hoá

(1) Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể giao phối.

(2) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường.

(3) Chọn lọc tự nhiên không phải là cơ chế tiến hóa duy nhất liên tục dẫn đến tiến hóa thích nghi mà còn hai cơ chế tiến hóa quan trọng khác là phiêu bạt di truyền và dòng gen nữa.

(4) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen không ngẫu nhiên mà theo 1 hướng xác định, nó có xu hướng làm tăng tần số các alen có lợi, giảm tần số các alen có hại, dẫn đến sự sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

A.  1          

B.  2                           

C.  3                      

D. 4

1
30 tháng 6 2017

Đáp án B

Các nhận định đúng là (1) (4)

2 sai, CLTN chỉ là nhân tố gián tiếp,

sàng lọc và giữ lại những kiểu gen thích nghi với môi trường.

Còn đột biến và giao phối mới là nhân tố trực tiếp 3 sai phiêu

bạt di truyền và dòng gen chỉ liên quan đến sự thay đổi tần

số alen và thành phần kiểu gen nhưng không theo 1 hướng nào

cả, không liên quan đến sự thích nghi của sinh vật

 

Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin sai về quan niệm tiến hóa của Đacuyn? (1) Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì nó là đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên và là đơn vị sinh sản. (2) Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. (3) Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các...
Đọc tiếp

Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin sai về quan niệm tiến hóa của Đacuyn?

(1) Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì nó là đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên và là đơn vị sinh sản.

(2) Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

(3) Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

(4) Tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.

(5) Cơ chế làm biến đổi loài thành loài khác là do mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan.

(6) Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.

A. 2.

B. 5.

C. 3. 

D. 4.

1
20 tháng 2 2017

Đáp án C

Các quan niệm 2, 3, 6 là các quan niệm tiến hóa của Đacuyn

Các quan niệm 5, 6 là quan niệm tiến hóa của Lamac

(1) là quan niệm của tiến hóa hiện đại

Cho các phát biểu sau: (1)   Cơ quan thoái hóa cũng được xem là cơ quan tương đồng. (2)   Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa phân li. (3)   Cơ quan tương tự phản ánh hướng tiến hóa đồng quy. (4)   Những loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các axit amin  hay trình tự nucleotit có xu hướng ngày càng giống nhau. (5)   Thực chất chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Đac uyn là...
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau:

(1)   Cơ quan thoái hóa cũng được xem là cơ quan tương đồng.

(2)   Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa phân li.

(3)   Cơ quan tương tự phản ánh hướng tiến hóa đồng quy.

(4)   Những loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các axit amin  hay trình tự nucleotit có xu hướng ngày càng giống nhau.

(5)   Thực chất chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Đac uyn là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá thể.

(6)   Theo quan điểm cổ điển chọc lọc tự nhiên là nhân tố quyết định chiều hướng tiến hóa của loài.

(7)   Loài người có thể tạo ra từ loài tổ tiên là vượn người hóa thạch do cấu trúc lại bộ nhiễm sắc thể.

(8)   Quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất có thể chia làm hai giai đoạn là tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học.

Trong các phát biểu trên số ý kiến phát biểu sai là:

A. 1

B. 2 

C.

D. 3

1
7 tháng 2 2017

Chọn B.

Các phát biểu sai gồm có: 6 và 8.

6 sai vì CLTN là nhân tố quy định tiến hóa của loài là theo quan điểm tiến hóa hiện đại.

8 sai vì quá trình tiến hóa sự sống trên trái đất có thể chia ra làm các giai đoạn tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.

10 tháng 12 2018

Đáp án : B

Các nhận xét đúng là (2) (4) (5)

1 sai, cơ quan thoái hóa là cơ quan tương đồng

3 sai, cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li

6 sai ,  bằng chứng chứng minh trực tiếp chứng minh nguồn  gốc của sinh giới là hóa thạch

Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là? (1) Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi và dịch mã. (2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai và sau đó hình thành tế bào sống đầu tiên. (3) Nhiều...
Đọc tiếp

Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là?

(1) Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi và dịch mã.

(2) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai và sau đó hình thành tế bào sống đầu tiên.

(3) Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học.

(4) Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN vì ARN có thể tự nhân đôi và tự xúc tác.

(5) Quá trình phát sinh sự sống diễn ra qua ba giai đoạn là Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.

A. 2.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

1
18 tháng 4 2019

Đáp án B

Nội dung 1, 3, 4, 5.

Nội dung 2 sai. Chọn lọc tự nhiên tác động ở nhiều giai đoạn khác nhau. Ví dụ ở giai đoạn tiến hóa sinh học, từ một tế bào sống đầu tiên chọn lọc tự nhiên đã tác động hình thành nên thế giới sống đa dạng như ngày nay.

Có 4 nội dung đúng.