Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tố Hữu là một thi sĩ- chiến sĩ. Thơ Ông gắn liền với Đảng với quê hương. Đối với ông, thơ ca không ngoài mục đích phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng. Trong nguồn mạch thơ trữ tình chính trị, ông tìm về quá khứ của thế hệ cha ông để đồng cảm, thấu hiểu, để tìm nguồn sinh lực mới cho thời đại mới hôm nay. Bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” là một trong những bài tiêu biểu cho việc tìm về quá khứ để đồng cảm trân trọng cha ông xưa.
Bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du”được Tố Hữu viết năm 1965,lúc ấy nhà thơ có dịp qua quê hương Nguyễn Du và nhân kỉ niệm hai trăm năm ngày sinh Nguyễn Du. Ông xúc động viết bài thơ này. Sau khi cảm nhận thấm thía lòng thương người và nỗi niềm trăn trở của Nguyễn Du, Tố Hữu đã thốt lên những vần thơ thật xúc động:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng người
Với sự cảm nhận sâu sắc, ngưỡng mộ tài năng và lòng thương người bao la của Nguyễn Du, Tố Hữu đã vết hai câu mở đầu đoạn với lòng trân trọng:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Tố Hữu ca ngợi giá trị nhân bản của tiếng thơ Nguyễn Du, một tiếng thơ vang động đến hồn thiêng sông núi. Bằng cách so sánh ẩn dụ tài tình, Ông đã nâng tầm cao giá trị của tiếng thơ Nguyễn Du. Ông đã ví tiếng thơ ấy là “non nước” vọng về từ ngàn năm trước. Tiếng thơ ấy vọng về đây trong niềm tự hào hân hoan đón nhận của hậu thế. Tiến thơ ấy thật đáng trân trọng, thật đáng ngượng vọng. Hai câu thơ đã khái quáược tầm vóc, giá trị to lớn của thơ Nguyễn Du cũng tài năng của cụ. Mặt khác hai câu thơ trên còn thể hiện tình cảm cao đẹp của Tố Hữu- thế hệ hôm nay ngưỡng vọng về quá khứ của cha ông. Tố Hữu tiếp tục nâng tầm cao giá trị thơ Nguyễn Du có tính vĩnh hằng ở hai câu sau:
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Nghìn năm là mãi mãi, sẽ không quên Nguyễn Du. “ Nghìn năm” là khoảng thời gian của bao thế hệ hôm nay và mai sau sẽ nhớ. Đó là tấc lòng tri ân của các thế hệ hôm nay và mai sau sẽ không quên thơ Nguyễn Du. Tiếng thơ Nguyễn Du được ví như “tiếng mẹ ru những ngày”. Tiếng mẹ gần gũi và thân thiết quá. Tiếng thơ Nguyễn Du là tiếng thương, tiếng nhẹ nhàng ân tình, gửi bao ước mơ và khát vọng cháy bỏng. và vì thế tiếng thơ Nguyễn Du là
tiếng ru của mẹ, ân tình, ngọt ngào lắng đọng vào mỗi thế hệ.
Khúc hát ru ân tình ấy là lời thủ thỉ cho con cháu – thế hệ hôm nay vững bước đi lên. Với sự trân trọng va biết ơn Nguyễn Du, Tố Hữu đã chắp bút viết nên những câu thơ hay như thế. Hai câu cuối là lời đồng vọng của quá khứ hòa nhập cùng thế hệ hôm nay để vang lên bài ca tự hào
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng người
Nhà thơ khẳng định Nguyễn Du là người của quá khứ nhưng cũng là người của hôm nay là “người xưa” mà “của ta nay”. Nhà thơ xin hòa ca khúc vui của hôm nay vào khúc bi ai xưa để chia sẻ, cảm thông và kính trọng quá khứ.
bằng lối tập Kiều nhuần nhuyễn,, giọng điệu ân tình tha thiết, đậm chất dân tộc. Khổ thơ đã thể hiện rõ lòng trân trọng thơ Nguyễn Du cũng như tài năng Nguyễn Du với. Đoạn thơ cũng cho thấy Tố Hữu có sự cảm nhận đầy đủ so với các nhà thơ cùng thời.
Bài thơ “ Kính gửi cụ Nguyễn Du” cũng như Đoạn thơ lục bát này phảng phất hơi thơ Truyện Kiều. Tố Hữu đã tổng kết đánh giá cuộc đời Nguyễn Du thật chính xác và sâu sắc. Đó còn là tiếng lòng trân trọng của hậu thế đối với Nguyễn Du.
Rời xa mái trường THCS Võ Thị Sáu, ngôi trường nhỏ đã để lại trong tôi rất nhiều dấu ấn và kỉ niệm đẹp của tuổi học trò ,để rồi hôm nay sau bao năm xa cách tôi mới có dịp được trỏ lại thăm . Những kỉ niệm về thầy cô bạn bè bỗng chốc gợi về trong tôi. Thời gian trôi đi nhanh thật, mới đó mà đã mười năm rồi, tôi giờ đây không còn là một cô học trò nhỏ bé còi cọc hơn các bạn cùng học lớp 6a như trước nữa, tôi đã trở thành một cô sinh viên năm thứ hai của trường Đại học sư phạm Hà Nội, trưởng thành và năng động hơn.
Bước vội xuống xe, đầu óc chưa kịp thoát khỏi lơi lạnh từ điều hòa c toát ra thì có tiếng gọi của một ai đó từ phía cổng trường, thì ra là của một em học sinh lớp sáu, bảy gì đó gọi một bạn chạy vội sang ,trên tay vẫn cầm theo 2 chiếc kẹo, giống chúng tôi ngày xưa quá. Ngước nhìn xung quanh rồi dừng lại ở tấm biển trường. Đã có một sự thây đổi trông thấy, không còn là tấm biển mỏng bằng sắt in những dòng chữ trắng nhỏ nữa, thay vào đó là một tấm biển to, mới tinh, sáng rõ. Trông mà thích mắt. Bước nhanh vào trường sự thay đổi càng rõ rệt hơn. Trường khang trang và đẹp quá ! Còn nhớ khi chúng tôi còn học ở đây toàn là nhà tranh vách đất, mỗi lần trực nhật hay nô đùa chạy nhảy trong lớp là bụi đất lại bay mù mịt bám vào wần áo,thậm chí bay cả vào mắt làm tụi bạn thi nhau dụi, có đứa mắt còn đỏ hoe, vậy mà miệng ai nấy đều cười toe toét. Bây giờ hiện ra trước mắt tôi là dãy nhà bốn tầng khang trang đẹp đẽ, tường được sơn màu ghi, nhã nhặn và rất đẹp. Tôi lại gần quan sát, chà ! Không có một vết bẩn nào, tường sạch quá, không giống ngày xưa tường lớp chỉ là vách đất, mỗi lần rảnh rang nô đùa chúng tôi lại thi nhau nhẵm đạp lên tường, thỏa chí ngịch ngợm, có một số bạn đạp mạnh quá bị thủng một mảng tường lớn rồi bị cô giáo chủ nhiệm bắt được phạt đi trát lại nguyên vẹn. Phải nói cách xa mười năm là một khoảng thời gian không dài nhưng cũng không ngắn, nó đủ khiến tôi hôm nay nhìn đâu cũng thấy kỉ niệm, thấy những hồi ức đẹp của một thuở học trò nghich ngợm. Tôi trở về trường vào một ngày thứ tư, lúc này mọi hoạt động học tập vẫn đang diễn ra bình thường. Không khí im ắng, chỉ thi thoảng có tiếng lá rơi xào xạc bởi những con gió mang đến. Và kìa trong lớp học vang lên tiếng thầy cô giáo đang giảng bài trầm ấm. Kia lớp 8a hình như đang trong giờ học toán, lớp 9b đang học địa lý. Và kìa chính là 6a, cái lớp mà cách đây mười năm tôi đã từng học. Tôi nhẹ nhàng bước đi trên hành lang lớp học, nhìn vào đó tôi không còn thấy những chiếc bàn ghế cũ kĩ, sộc sệch, thay vào đó là những bộ bàn ghế mới chắc chắn, sáng bóng và đăc biệt tất cả các lớp đều đã được trang bị đầy đủ máy chiếu để mỗi tiết học với những bài giảng điện tử của thầy cô trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Đến đây tôi càng nhớ cái ngày xưa hơn cũng trong giờ học văn này vì mải chơi tôi đã không chú ý vào bài giảng của cô Loan, còn nói chuyện với mấy đứa bàn trên là cái Mai, cái Hồng, thằng Dũng. Tới khi cô giáo gọi đứng lên trả lời câu hỏi chúng tôi còn chẳng nói được nửa chữ. Kết quả là bị cô giáo nhắc nhở rồi bị phạt cuối tuần phải đi lao động quét dọn sân trường. Tuổi học trò nghịch ngợm là thế. Có đôi khi bị cô giáo mắng mặt méo xị, còn kêu ca chống đối khi bị phạt. Nhưng càng lớn tôi càng thấm thía những lời dạy của cô. Tôi hiểu rằng đó không phải là những lời mắng mỏ mà là sự nhắc nhở, khuyên răn mong muốn chúng tôi hiểu ra khuyết điểm của mình và sửa chữa để nên người. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, hôm nay tới đây nhìn cảnh vật tuy có khác xưa, ngôi trường cũng đã được sửa sang xây mới lại gần như hoàn toàn, khang trang, đẹp đẽ hơn rất nhiều. Trường cũng đã đưa đò cập bến qua bao nhiêu thế hệ, ấy vậy mà hôm nay trở lại tôi đây vẫn thấy thân quen lắm. Chứng kiến không khí lớp học tôi như trở lại và đang say mê trong những bài giảng văn của cô giáo, hay đang nô đùa dạo chơi dưới những hàng phượng vĩ, hay gốc bàng nhỏ mà giờ phải ngước mãi mới thấy hết vì theo năm tháng chúng cũng cao lớn vững chắc hơn rất nhiều. Đang mải ngắm nhìn và trấm lắng trong chính những suy tư thì tôi giật mình bởi tiếng gọi nghe đâu đây quen thuộc quá: Hoa, có phải Hoa đấy không em? Vội vàng quay mặt lại phía sau, tôi xúc động khi nhìn thấy cô loan, chủ nhiệm cũ của tôi năm học lớp sáu, hóa ra cô vẫn còn dạy ở đây Hai cô trò gặp lại nửa mừng nửa vui. Tôi ôm cô trong niềm bồi hồi xúc động khôn tả. Cô tuy có già đi chút ít , mái tóc xanh đã điểm chút sợi bạc,nhưng cô vẫn rất đẹp, ánh mắt cô ngời sáng niềm vui. Sau đó cô dẫn tôi vào nhà hiệu bộ, cô giới thiệu tôi với vẻ đầy tự hào với các thầy cô đồng nghiệp khác,thì ra những thầy cô trước đây dạy tôi đã chuyển đi gần hết thay vào đó là đội ngũ thầy cô mới, trẻ, cũng tràn đầy nhiệt huyết và lòng yêu nghề. Cô hỏi thăm công việc học tập và cuộc sống hiện giờ của chúng tôi như thế nào. Tôi tự hào kể cho cô nghe về những thành tích học tập của mình và các bạn, cũng không quên hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống hiện tại của cô cùng gia đình. Bỗng có tiếng trống vang lên, thì ra cô phải lên lớp. Cô trò lại chia tay nhau, tôi ôm cô một lần nữa, chào hỏi các thầy cô giáo khác và hứa với cô sang tháng kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường những thế hệ học trò cũ chúng em sẽ trỏ về tụ họp ở mái trường này. Chia tay ngôi trường cũ, tôi vân thấy trong lòng bồi hồi, một cảm xúc thật khó diễn tả. Hình như là sự lưu luyến không muốn rời xa. Tôi thấy yêu và tự hào về mái trường này. Thầm nhắn nhủ trong tim sau này dù có đi bất cứ nơi đâu thì THCS Võ Thị Sáu vẫn mãi là ngôi nhà thứ hai chắp cánh tri thức cho những ước mơ tuổi thơ để chúng tôi được bay cao hơn, vươn xa hơn tới những chân trời mới.
Gợi ý :
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ cần phân tích.
2. Đại ý : Đoạn thơ bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc của Tố Hữu với Nguyễn Du.
3. “Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương”
-“Nỗi niềm xưa” là nỗi niềm của người xưa - của Nguyễn Du. “Thương” là thái độ tình cảm của Tố Hữu dành cho Nguyễn Du mà đặc biệt là nỗi niềm của Nguyễn Du.
4. Nỗi niềm của Nguyễn Du lúc sinh thời:
+ Tình đời sâu nặng: “Dìa lìa ngó ý còn vương tơ lòng/ Nhân tình nhắm mắt chưa xong” ( sử dụng hình thức tạp Kiều)
+ Nỗi cô đơn và khao khát được chia sẽ, đồng cảm: “Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như” ( Vận dụng linh hoạt ý thơ của Nguyễn Du trong bài Độc Tiểu Thanh ký )
=> Tố Hữu vừa cảm thông nỗi cô đơn, vừa trân trọng tình đời sâu nặng và khao khát được hậu thế đồng cảm của Nguyễn Du.
4. Hai câu cuối:Sử dụng hình thức tập Kiều để thể hiện sự nhắn gửi của Nguyễn Du đối với hậu thế “ Mai sau dù có bao giờ “ và tác giả bày tỏ sự đồng cảm của hiện tại đối với quá khứ, của tác giả đối với Nguyễn Du “Câu thơ thuở trước đâu ngờ hôm nay.”
5. Mối đồng cảm của tác giả với Nguyễn Du đã làm nên giá trị nhân đạo cho đoạn cũng như bài thơ.
Câu 1: Việt Nam có 16 thành phố có giáp biển (tính từ bắc đến nam) lần lượt là Móng Cái, Cẩm Phả, Hạ Long, Hải Phòng, Đồng Hới, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Cam Ranh, Phan Rang-Tháp Chàm, Phan Thiết, Vũng Tàu, Bạc Liêu, Rạch Giá.
Theo mk thì là 28 tỉnh/thành phố.Cảm ơn bạn vì đã trả lời câu của mk
b, “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng”; câu đặt biệt bộc lộ cảm xúc (khác với những câu khác- tự sự)
Câu văn cho thấy tâm trạng lắng lại của người viết trước đối tượng nghị luận
cn` mk
mk tên là: ngô thị oanh(tên đệm hơi xấu)
lớp:7
trường:thcs phước bửu
sở thích: coi phim tình củm, dok tuyện tình củm, đi du lịch, ăn ngũ,..
rất thích chơi, ns chuyện,..... vs con trai( ns chung là thích con trai)
trong lp các bn gọi mk = nh` tên # nhau
mk là Thanh
học ở quang trung củ chi
mk thic mua sắm đi chơi xem phim
nick fb Lê Hồng Phương Thanh
rất hân hạnh đc làm wen vx các pn
- Từ "già" phần nào làm hiện lên vẻ già nua của ông đồ. Thời gian đã vẽ lên trên mái tóc ông những sợi tóc trắng, ông vẫn vậy, giữa nếp cũ bày mực tàu giấy đỏ để đi viết chữ thuê. Ông đồ - người của thời cũ, được tôn vinh thời Nho học còn thịnh nhưng khi nền Hán học suy tàn thì ông đồ thất thế, không mấy ai còn xin chữ nữa.
- Từ "xưa" làm hiện lên bóng hình của ông đồ thời quá khứ. Nhớ thời xưa có 2 lí do: Hiện giờ không còn, vắng bóng hoặc ngày nay đã thay đổi, nên hồi cố về thời xưa để so sánh, để nhớ nhung. Ông đồ ở đây vắng bóng bên phố đông người. Hoa đào vẫn nở nhưng ông không còn ở đó nữa. Chi tiết này cho thấy nền Hán học còn rơi rớt lại hoàn toàn đã vắng bóng.
- Từ "cũ" trong cụm "những người muôn năm cũ" cũng có nghĩa tương đương với "xưa" nhưng ở đây không phải chỉ ông đồ mà để chỉ những người xin chữ, vẫn thường ngưỡng vọng chữ ông đồ mà đem về treo ở trong nhà. Những người muôn năm cũ là những người vẫn giữ niềm kính trọng con chữ ông đồ, nay vẫn vậy, có thể họ cũng là những người già, người của thời quá vãng. Những người ấy không biết tìm kiếm ông đồ ở đâu. Trong lòng họ vẫn sống về thời xưa cũ. Nhưng chẳng còn tìm thấy được người đồng điệu tâm hồn nữa.
=> Ba từ "già", "xưa", "cũ" cùng là nói về thời đã qua, thứ đã trôi đi nhưng đều nói đến niềm tiếc thương của tác giả về sự suy tàn của nền Hán học và sự mai một của giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đã bị phai nhạt.