K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2017

1. Đặc điểm địa hình của châu Nam Cực là:

- Do nơi đây là vùng khí áp cao, nhận được lượng ánh nắng mặt trời ít nên khí hậu lạnh quanh năm, khắc nghiệt, thường có gió bão khiến cho địa hình Nam Cực là các cao nguyên băng khổng lồ. Các lớp băng di chuyển ra biển và bị vỡ khi đến bờ, tạo thành các núi băng gây nguy hiểm cho tàu bè qua lại.

2. Châu Nam Cực rất lạnh giá và khắc nghiệt mà các nhà khoa học ở nhiều quốc gia vẫn đến thám hiểm và nghiên cứu là vì:

- Khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên bất lợi cho việc định cư lâu dài, nên việc nghiên cứu và thám hiểm châu Nam Cực rất khó khăn, khiến các nhà khoa học càng tò mò về châu Nam Cực, họ đã xây dựng nhiều trạm nghiên cứu với những trang bị hiện đại.

28 tháng 4 2017

4. Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa nhiều quanh năm nên rừng xích đạo và rừng mưa nhiệt đới cùng với các rừng dừa phát triển xanh tốt quanh năm.

  Câu 1: trình bày các đặc điểm tự nhiên châu nam cực?  Câu 2: vì sao ven biển châu nam cực là có động vật sống phong phú? Câu 3: nêu đặc điểm, vị trí châu đại dương? giải thích vì sao lục địa Oxtraylia có khí hậu khô hạn? câu 4: cho biết nguồn gốc lục địa oxtraylia? câu 5: dựa vào bảng (trang 148, phần 2 kinh tế) hãy: nhận xét trình độ phát triển kinh tế của 1 số quốc gia ở châu đại dương?câu 6: xác định...
Đọc tiếp

 

 Câu 1: trình bày các đặc điểm tự nhiên châu nam cực?

  Câu 2: vì sao ven biển châu nam cực là có động vật sống phong phú?

 Câu 3: nêu đặc điểm, vị trí châu đại dương? giải thích vì sao lục địa Oxtraylia có khí hậu khô hạn? 

câu 4: cho biết nguồn gốc lục địa oxtraylia? 

câu 5: dựa vào bảng (trang 148, phần 2 kinh tế) hãy: nhận xét trình độ phát triển kinh tế của 1 số quốc gia ở châu đại dương?

câu 6: xác định vị trí, đặc điểm địa hình châu âu? 

câu 7: giải thích vì sao phía tây châu âu có khí hậu ấm áp mưa nhiều hơn phía đông châu âu?

câu 8; kể tên các kiểu môi trường châu âu. trình bày đặc điểm môi trường ôn đới hải dương?

câu 9 so sánh khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa?

0
16 tháng 5 2022

Câu 1

- Khí hậu:

+ Đại bộ phận lảnh thổ có khí hậu ôn đới, chỉ có một phần nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới và phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.

+ Phía Tây có khí hậu ấm áp mưa nhiều hơn phía Đông

- Đặc điểm sông ngòi:

+ Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào.

+ Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

- Thực vật:

Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa:

+ Ven biển Tây Âu: rừng lá rộng.

+ Sâu trong nội địa: rừng lá kim.

+ Phía Đông Nam: thảo nguyên.

+ Ven Địa Trung Hải: rừng lá cứng.

* Ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông vì phải chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng.

16 tháng 5 2022

Câu 2:

- Mật độ dân số thấp nhất thế giới.

- Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều.

+ Đông dân ở khu vực Đông và Đông nam Ôx-trây-li-a, Niu-di-len.

+ Thưa dân ở các đảo.

- Tỉ lệ dân thành thị cao (năm 2008 chiếm 70% dân số trong các đô thị).

- Dân cư gồm hai thành phần chính:

+ Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).

+ Người bản địa khoảng 20% dân số.

* Dân số châu Âu đang già đi đã dẫn đến những hậu quả như: ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ lệ lao động trên thế giới trong khi tỷ lệ sinh sản tự nhiên ở những nước phát triển chưa được cải thiện, chi phí ngân sách phục vụ cho an sinh xã hội của các quốc gia tăng lên đáng kể.

4 tháng 5 2021

Mình ko chắc lắm có j ko đúng bạn chỉ nha

các nhà khoa học vẫn tới nghiên cứu để có thể khám phá ra các loài động vật độc nhất vô nhị mà khác châu khác không có, khám phá những loại vi sinh vật mới, điều tra khí hậu mỗi năm của châu Nam Cực ,...

 

 

23 tháng 3 2022

tham khảo

Câu 1;

+ Là châu lục lạnh nhất, quanh năm nhiệt độ dưới 0oC. + Bề mặt lục địa bị băng bao phủ tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. + Thực vật không thể tồn tại. + Động vật: Chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và một số loài chim biển.

Câu 2:

- A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới; vùng dự trữ sinh học quý giá; nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông. - Nếu không đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn sẽ khiến môi trường ở A-ma-dôn bị hủy hoại dần, ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và toàn cầu.

Câu 3;

Đại bộ phận diện tích lục địa Australia có khí hậu khô hạn vì: Đường chí tuyến Nam đi ngang qua giữa lục địa nên phần lớn lãnh thổ Australia nằm trong khu vực áp cao chí tuyến. Vì vậy không khí ổn định và khó gây mưa. Nhiều loài thực vật không thể sinh trưởng, gây ra khí hậu khô hạn.

Câu 4;

Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa.Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tùy thuộc vào hướng gió, hướng núi.Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những “thiên đàng xanh” giữa Thái Bình Dương.

Câu 5 :

Dòng biến lạnh Pê-ru chạy sát ven bờ lục địa Nam Mĩ là nguyên nhân chính hình thành nên hoang mạc A-ta-ca-ma.

23 tháng 3 2022

câu 1

– Châu Nam Cực nằm ở vùng cực Nam của Trái Đất– Do nằm ở vùng cực, nên về mùa đông đêm địa cực kéo dài, còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài, song cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể. nên châu Nam Cực có khí hậu lạnh 

câu 2

- A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới; vùng dự trữ sinh học quý giá; nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.

- Nếu không đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn sẽ khiến môi trường ở A-ma-dôn bị hủy hoại dần, ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và toàn cầu.

bt lm đc mỗi 2

 

8 tháng 4 2022

REFER

Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa nhiều quanh năm nên rừng xích đạo và rừng mưa nhiệt đới cùng với các rừng dừa phát triển xanh tốt quanh năm. Do đó, các đảo và quần đảo của Châu Đại Dương được gọi là thiên đàng xanh của Thái Bình Dương.

8 tháng 4 2022

tham khảo

Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Quanh năm có mưa nhiều. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt. Các rừng dừa ven biển đã tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp. Tất cả những điều đó đã khiến cho các đảo và quần đảo châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương.