K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2017

- Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi:

   + Cảnh vật, con đường quen thuộc bỗng nhiên trở nên lạ, nhân vật "tôi"cảm thấy có sự thay đổi trong lòng mình.

   + trong chiếc áo vải dù đên cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn

   + Muốn được "thử sức" mình cầm bút thước, sách vở để trở thành "người thạo"

   + ngạc nhiên trước cảnh sân trường Mĩ Lí dày đặc người, ai cũng vui tươi, sáng sủa.

   + Cảm thấy lo sợ vẩn vơ trước ngôi trường bé nhỏ

   + giật mình lúng túng khi nghe thầy gọi tên

   + cảm thấy sợ lúc sắp rời xa bàn tay mẹ

   + bước vào chỗ ngồi vừa ngỡ ngàng, hào hứng

27 tháng 8 2019

Chọn đáp án: A

10 tháng 9 2021

Câu a

 

18 tháng 10 2019

- Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng in sâu vào trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời

   + Nao nức, quên thế nào được, tưng bừng, rộn rã, rụt rè, trang trọng, đứng đắn, âu yếm, non nớt, ngây thơ, ngập ngừng, thút thít…

- Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường, khi cùng các bạn đi vào lớp (chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên)

   + Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần,lần này tự nhiên thấy lạ

   + Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, hôm nay tôi đi học

   + Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa

   + Cảm thấy mình trang trọng

   + Trước đó, trường đối với tôi là một nơi xa lạ

   + Cũng như tôi mấy cậu học trò bỡ ngỡ

   + Cảm thấy mình chơ vơ…

16 tháng 10 2021

tham khảo:

 Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự  trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em
4 tháng 12 2019

Văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên

- Nhan đề tác phẩm: Tôi đi học

- Nhiều câu văn nhắc tới kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên:

   + Hằng năm, cứ vào cuối thu…

   + Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy…

   + Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

b, Văn bản Tôi đi học là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về “cảm giác trong sáng” nảy nở trong buổi tựu trường đầu tiên.

Bạn ơi bạn làm được chưa chỉ mình với mình cũng đang cần

1. Căn cứ vào đâu em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? (Chú ý nhan đề, các từ ngữ và các câu trong văn bản viết về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên.) 2. Văn bản Tôi đi học tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên. a) Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng...
Đọc tiếp

1. Căn cứ vào đâu em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? (Chú ý nhan đề, các từ ngữ và các câu trong văn bản viết về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên.)

2. Văn bản Tôi đi học tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên.

a) Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật "tôi" suốt cuộc đời.

b) Tìm các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lấn bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" khi cùng mẹ đi đến trường, khi cừng các bạn đi vào lớp. (Chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên.)

3. Từ việc phân tích trên, hãy cho biết: Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?

Giúp tớ với nhá...

3
28 tháng 8 2019

1.- Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc và trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là cảnh vật, tâm trạng cảm xúc của tác giả trên đường theo mẹ đến trường, khi ở trường, xếp hàng được gọi tên vào lớp và khi ngồi trong lớp học bài học đầu tiên.

- Cảm xúc náo nức của tác giả khi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình. Trong lòng tác giả như đang sống lại những tình cảm, tâm trạng tuổi ấu thơ của mình: tâm trạng hồi hộp, cảm thấy như mình lớn hẳn lên, cảm giác bỡ ngỡ vừa quen vừa lạ, đôi lúc sợ sệt, rụt rè.

27 tháng 8 2019

Tham khảo:

Câu 1:

Văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tự trường đầu tiên

– Nhan đề tác phẩm: Tôi đi học

– Nhiều câu văn nhắc tới kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên:

+ Hằng năm, cứ vào cuối thu…

+ Tôi không thể nào quên nổi cái cảm giác trong sáng...

+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

+ Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí...

Văn bản Tôi đi học là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về “cảm giác trong sáng” nảy nở trong buổi tựu trường đầu tiên. Câu 2:

a) – Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng in sâu vào trong lòng nhân vật “tôi” suốt cuộc đời

+ Nao nức, quên thế nào được, tưng bừng, rộn rã, rụt rè, trang trọng, đứng đắn, âu yếm, non nớt, ngây thơ, ngập ngừng, thút thít…

b)

– Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường, khi cùng các bạn đi vào lớp (chú ý phân tích những cảm giác khác biệt về cùng một sự vật, sự việc trước và trong buổi tựu trường đầu tiên)

+ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần,lần này tự nhiên thấy lạ

+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, hôm nay tôi đi học

+ Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa

+ Cảm thấy mình trang trọng

+ Trước đó, trường đối với tôi là một nơi xa lạ

+ Cũng như tôi mấy cậu học trò bỡ ngỡ

+ Cảm thấy mình chơ vơ…

Câu 3:

Tính thống nhất của chủ đề văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đề thể hiện ý nghĩa của chủ đề văn

Mk đã copy từ trang này sang, nếu còn những câu thắc mắc nữa thì đọc lại để biết:

Soạn bài - Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - sgk ngữ văn 8 - Tập 1