Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I, II, V à đúng.
III à sai. Dựa vào hình thái ngoài, virut được phân chia thành dạng xoắn, dạng bầu dục và dạng hỗn hợp. (không có dạng bầu dục mà là dạng khối cầu)
IV à sai. Phagơ là dạng virut sống kí sinh ở vi sinh vật, có cấu trúc dạng xoắn. (dạng hỗn hợp)
Đáp án B
STT | Virut | Loại axit nuclêic | Vỏ capsit có đối xứng | Có màng bọc ngoài vỏ capsit | Vật chủ | Phương thức lan truyền |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | HIV | ARN (một mạch, hai phân tử) | Khối | Có | Người | + Qua máu + Từ mẹ sang con + Quan hệ tình dục không an toàn |
2 | Virus khảm thuốc lá (Tobamo virus) | ARN (một mạch) | Xoắn | Không | Cây thuốc lá | Động vật chích, đốt |
3 | Phago T2 | ADN (hai mạch) | Hỗn hợp | Không | E. coli | Qua dịch nhiễm phagơ |
4 | Virus cúm (influenza virus) | ARN (một mạch) | Xoắn | Có | Người | Chủ yếu qua sol khí (hắt hơi, hít thở,…) |
I → sai. Virut là dạng sống đơn giản nhất, chưa có cấu tạo tế bào mà chỉ có hai thành phần cơ bản là protein và acid nucleic
II, III, IV → đúng.
Đáp án C
- Virut phân lập được không phải là chủng B vì virut lai mang lõi axit nuclêic là vật chất di truyền của chủng A.
- Khi ra khỏi tế bào vật chủ, virut biểu hiện như một thể vô sinh vì chúng không thể tự nhân lên ở môi trường ngoài.
- So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn:
Tính chất | Virut | Vi khuẩn |
---|---|---|
Có cấu tạo tế bào | không | có |
Chỉ chứa ADN hoặc ARN | có | không |
Chứa cả ADN và ARN | không | có |
Chứa ribôxôm | không | có |
Sinh sản độc lập | không | có |
I à sai, vì virut gây bệnh ở người có chứa ADN hoặc ARN.
II. à sai, virut gây bệnh ở thực vật chỉ có ARN, (hầu hết là ARN)
III à sai, thể thực khuẩn không có bộ gen.
IV à sai, virut gây bệnh ở vật nuôi không có vỏ capsit. Mọi virut đều có vò capsit.
Đáp án D
Câu 1:
a) - Cầu sinh chất là protein dạng ống , nối các tế bào với nhau, có chức năng truyền thông tin, vật chất như các phân tử nhỏ giữa các tế bào.
-Đặc điểm này trở thành bất lợi khi virus xâm nhập vào tế bào, chúng có thể nhanh chóng truyền từ tế bào này sang tế bào khác. Thậm chí một số virus có thể kích hoạt tế bào tiết ra các protein làm mở rộng cầu sinh chất. Chính vì vậy, virus nhanh chóng phát tán trong toàn bộ cây.
b) -Khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, tế bào có cơ chế nhận biết các tác nhân gây bệnh, hoạt hóa chương trình tự chết của tế bào (đáp ứng quá mẫn) và tiết ra các chất kháng lại tác nhân gây bệnh nhằm ngăn cản sự phát tán của tác nhân đó.
-Các tế bào cũng khởi động hệ thống chống chịu toàn cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và có tác dụng kéo dài nhiều ngày.
Bạn tham khảo !
- Ý kiến của bạn B phù hợp.
- Giải thích: Virus vừa có lợi vừa có hại. Bên cạnh tác hại gây bệnh cho những loài khác, virus cũng được nghiên cứu và ứng dụng vào y học và đạt được nhiều thành tựu như: sản xuất chế phẩm insulin, interferon để chữa bệnh tiểu đường, sản xuất vaccine phòng bệnh cho con người,…