Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
khó mới phải đăng lên ,mà mày nói cái câu " Bảo dỗi rồi " làm tao sởn cả da gà Cô bé bánh bèo
Bạn có thể mở ngữ văn 6 ra nhé, nếu ko hiểu hoặc trục trặc gì đó mình sẽ giúp
Câu hỏi về cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng
Câu 1: Cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng đều có nét chung và nét riêng :
- Điểm chung : Cả hai truyện đều nêu ra những bài học về nhận thức, nhắc nhở người ta không được chủ quan trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng xung quanh.
- Điểm riêng :
+ Truyện" Ếch ngồi đáy giếng" nhắc nhở mọi người không ngừng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
+ Truyện " Thầy bói xem voi" chủ yếu đề cập đến phương pháp nhận thức. Muốn hiểu đúng về sự vật, hiện tượng phải xem xét toàn diện mọi mặt cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó, cần phải nhìn sự vật trong tính chỉnh thể.
=> Như vậy, hai câu chuyện ngụ ngôn này bổ sung cho nhau những bài học sâu sắc về nhận thức.
Qua câu chuyện ếch ngồi đáy giếng, em rút ra dc bài học là phải luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình, không nên kiêu ngạo.
Qua câu chuyện thầy bói xem voi, em rút ra dc bài học là phải nhìn mọi chuyện một cách toàn diện, không nên chưa hiểu chuyện mà đã nói linh tinh.
VD: mình ko biết
Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )
Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.
Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.
Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hố’ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.
Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!.
Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.
Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?
Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.
Câu 1 :
a, có.vì thạch sanh được giải oan,và cưới được công chúa còn lý thông thì bị trừng trị biến thành thạch sùng.
b,
Câu 2
a, Trong truyện Thầy bói xem voi, năm thầy bói xem voi bằng một cách vô cùng khác thường. Đó là mỗi người sờ vào một bộ phận của con voi rồi suy đoán hình dạng của cả 1 con voi qua hình dạng và đặc điểm của chính bộ phận đó.
Cách xem đó dẫn tới sai lầm là đánh giá sai hình dạng tổng quát của con voi. Vì mỗi thầy chỉ sờ 1 bộ phận của voi mà kết luận đó là hình dạng của cả con voi. Thay vào đó, các thầy có thể tổng hợp từng bộ phận mà mình cảm nhận được để kết luận được hình dáng chung của con voi.
b, Bài học mà em rút ra cho bản thân đó chính là: nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống 1 cách toàn diện và khách quan. Không nên kết luận vội vã về 1 vấn đề nào đó.
Câu 3
*Tham khảo nha !
Trong câc truyện dân gian em đã học, có một nhân vật mà em cảm thấy ấn tượng nhất đó là "Gióng". Một cậu bé rất khác người, cũng vì thế mà nhan đề văn bản mới đặt là "Thánh Gióng". Từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên thì cậu đã rất đặc biệt rồi và mãi đến lúc cậu ra đánh giặc nữa. Một cậu bé dũng cảm và thông minh. Dũng cảm vì đã hi sinh, đồng ý ra đánh giặc để bảo vệ bình yên cho quê hương, dẹp tan đám quân xâm lược. Thông minh vì cậu đã biết nhổ những cụm tre bên đường thay cho vũ khí của cậu để tiếp tục tham gia cuộc chiến. Và động này cũng thể hiện một điều: thiên nhiên quê hương cũng đang góp phần chống giặc cùng vớ "Gióng".
Câu 5 :
a,nghĩa gốc là con mắt bộ phận cơ thể người
b,nghĩa chuyển là một phần của quả na nằm bên ngoài thuộc phần vỏ
Câu 6
Xác định lỗi sai trong các câu sau rồi sửa lại cho đúng :
a. Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em.
→ Xác định lỗi sai : Lỗi lặp từ.
→ Sửa lại : Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích nó.
b. Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ râu quen thuộc
→ Xác định lỗi sai : Lẫn lộn các từ gần âm.
→ Sửa lại : Ông họa sĩ già mấp máy bộ râu quen thuộc.
c. Ngôi nhà kia được xây rất kiên cường.
→ Xác định lỗi sai : Dùng từ không đúng nghĩa.
→ Sửa lại : Ngôi nhà kia được xây rất kiên cố.
Từ dùng sai : In đậm.
Câu 7
Bài tham khảo
Mở bài: Giới thiệu về người định tả (Có thể thêm vầng thơ, bài thơ vào rồi giới thiệu về người đó...)
Thân bài: Miêu tả khái quát về người bạn của mình. (Về mái tóc, thân hình, nước da, khuôn mặt/ Em đã chơi với bạn bao nhiêu năm....)
+ Miêu tả chung về người bạn đó (Về cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...)
+ Tính tình, biểu cảm của bạn ấy khi tiếp xúc với em (Dễ thương, hòa đồng, dễ gần gũi...)
+ Một việc tốt mà bạn đã làm với em, với mọi người (Giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay đơn thuần là giúp em một bài toán khó nào đó....)
* Kể một kỉ niệm giữa em và bạn khi còn nhỏ, đã làm em nhớ mãi đến hôm nay. Có thể kể một câu chuyện buồn giữa em và bạn để giờ đây em phải hối hận…
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạn (Em quý bạn thế nào? Em mong bạn và em sẽ mãi mãi là bạn của sao? Em mong tình bạn này sẽ mãi mãi bền vững (Có thể đưa vài câu trâm ngôn vào để bài văn hay hơn "Tình bạn là mãi mãi, giữ lấy tình bạn, bạn sẽ sống tốt hơn, sống vui hơn. Đừng để một thứ gì chia cắt tình bạn này vì nó vô giá, sẽ chẳng có thứ gì đền đáp được tình bạn này, một khi nó đã tan biến thì sẽ chẳng thể quay về được...")