Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số nét trong chính sách cai trị về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người dân Việt Nam thời Bắc thuộc:
Về chính trị:
– Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc
– Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc.
Về kinh tế:
– Sử dụng chế độ tô thuế
– Bắt cống nạp sản vật quý (ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi…)
– Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt
Về văn hóa:
– Mở trường lớp dạy chữ Hán
– Áp dụng luật Hán
– Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc.
- Từ khi nhà Hán đặt chính sách cai trị, bên cạnh chính sách đô hộ và bóc lột về kinh tế, chính sách đồng hóa về văn hóa luôn được triều đại phong kiến phương Bắc thi hành, tuy nhiên nhân dân ta vẫn giữ được những nét văn hóa của người Việt đó là: Tục ăn trầu của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn được giữ đến tận ngày nay và những lễ hội của người Việt như hội Gióng, hội hát xoan, quan họ,… vẫn được lưu truyền và phát triển đến tận ngày nay.
- Trong thời kì Bắc thuộc, người Việt đã tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài nhằm phát triển văn hóa truyền thống thêm đặc sắc và đa dạng. Trong đó, giao thoa văn hóa và sự xuất hiện của những yếu tố văn hóa mới là những xu hướng nổi bật. Điều này trước được thể hiện qua các sản phẩm thủ công đương thời.
- Đoạn tư liệu trên đã phản ánh chính sách vơ vét, bóc lột nặng nề về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc (quan lại đô hộ bắt người Việt phải cống nạp nhiều sản vật quý, như: ngọc trai, lông trả, tê, voi, đồi mồi, hương lạ, gỗ tốt để đưa về Trung Quốc).
Theo em, tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt. Vì: các hào trưởng là những người có uy tín và vị thế quan trọng trong xã hội do đó, họ sẽ dễ dàng huy động, liên kết các tầng lớp nhân dân khác tham gia vào cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
D
D