Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chi tiết cuối bài cho thấy Trịnh Tông bất lực, không kiểm soát được kiêu binh: “Chúa phải sai người dò xét trong kinh kì, lén đến chỗ họ tụ họp, rồi bắt phứa một người thường dân ở gần đó đem chém để ra oai” Cho thấy rằng Trịnh Tông chỉ là con rối trong tay kiêu binh, không dám động vào quân linh để thị uy.
- Những chi tiết, hình ảnh cho thấy Quận Huy và các đại thần bị động, lúng túng, không đề phòng, thiếu mưu lược đối phó: qua cuộc đối thoại giữa Quận Huy với các quan ở trong triều cho thấy Quận Huy biết tai hoạ sắp xảy ra nhưng không lường hết mức độ của tai hoạ, chủ quan, liều chết: đã biết trước (“Ngày mai có biến... ”), ở thái độ liều chết (“Nhưng tôi chết cũng có dăm ba mạng đi theo”); chủ quan, khinh xuất gạt ngoài tai lời khuyên “đi trốn”, “bắt bọn gian”, chủ động “tự vệ” của người nhà; đêm ấy, Quận Huy ngủ trong phủ “không hề phòng bị gì hết”; các quan không nắm được tình hình, hoàn toàn bị động (“nhìn nhau ngơ ngác”).
- Khi lâm vào tình thế tai hoạ, bị kiêu binh bao vây, uy hiếp thì Quận Châu “run sợ, phải mở cửa”; Quận Huy viết tờ khải, tỏ thái độ trung thành và tinh thần “liều chết” (“Nếu dẹp được..., nhược bằng không dẹp được, tôi cũng xin liều chết.. ) cưỡi voi thị oai trước đám lính nhưng nhanh chóng rơi vào tình thế bi đát, bị cô lập, bất lực, cùng đường (sờ đến cung thì cung đứt dây, sờ đến súng thì súng không nổ,...); cuối cùng “bị giết chết ngay tại chỗ”; em Quận Huy là Lý Vũ hầu cũng bị quân lính đánh chết.
Các chi tiết, hình ảnh diễn tá sự bế tắc, cùng đường, trơ trọi và thất bại thảm hại của phe cánh Quận Huy.
Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần được miêu tả:
- Nhà cửa Quận Huy bị phá tan tành, một mảnh ngói cũng không còn.
- Những người thuộc bè đảng của Thị Huệ và Quận Huy, những viên quan hầu mà quân lính ghét cũng đều bị phá nhà hàng loạt, bị lùng bắt đem giết chết.
- Làm náo động kinh thành. Tông hạ chỉ ngăn cấm nhưng vẫn không thôi.
Những hình ảnh so sánh trong lời kể:
- “Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật”
=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung rõ hơn về tư thế nâng thế tử.
- “Những kẻ buôn bán ở các phố phường, chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem mặt chúa, sân phủ đông như họp chợ”.
=> Tác dụng: nhấn mạnh sự đông đúc, trí tò mò của mọi người khi muốn xem mặt chúa.
Khí thế của kiêu binh:
- Quân lính khi nghe thấy tiếng trống thì nhảy nhót hăng hái, cầm binh khí xô lấn nhau vào trong phủ.
- Khi các cửa đã đóng, quân lính bên ngoài đừng hò reo, quát tháo long trời lở đất.
=> Khí thế của các kiêu binh khá mạnh mẽ, hào hứng, có chút hơi náo loạn và thiếu tính tổ chức.
- Tình huống: đám kiêu binh dọa rằng nếu không mở cửa, họ sẽ chèo vào và xác Quận Châu sẽ nát như cám.
- Hành động và thái độ của Quận Châu:
+ Lúc đầu, Quận Châu đứng ở phía trái trong cửa các, lên tiếng “dụ” binh lính, nhắc nhở binh linh phải lễ phép vì có quan tài của Trịnh Sâm chưa được an tang ở đây.
+ Lúc sau vì quá run sợ trước khí thế của binh lính, Quận Châu phải mở cửa cho binh lính xông vào.
=> Hành động và thái độ của Quận Châu khá nhu nhược, hèn nhát.
Những sự kiện chính trong văn bản là:
- Dự Vũ, Gia Thọ đều có tính chất xúi giục, hậu thuẫn cho Tông làm phản. Tông mời cơm ngỏ ý chỉ là một biểu hiện phó thác chính thức, lái mũi nhọn chĩa vào quận Huy.
- Vũ Bằng là người dẫn đầu chủ mưu và giao cho hắn đánh trống để thúc giục ba quân.
- Sự can thiệp của bọn quý tộc, thân tộc trong phủ như quận Viêm, con hắn là Chiếu lĩnh bá, quận Hoàn, Thánh mẫu... cho thấy chúng chỉ muốn lợi dụng để hớt lấy công hoặc che chắn đế bảo vệ quyền lợi mình.
- Đám khiêu binh nổi loạn xông thẳng vào phủ và giết chết Quận Huy cùng với đó là Đốt phủ của Quận Huy
- Lập Trịnh Tông làm vua, Trịnh Cán bị phế truất.
Mâu thuẫn ở đây là: Sự căm ghét Quận Huy như kẻ thù vì những chính sách tàn độc và mục đích của đám khiêu binh nổi loạn là trả thù, rửa hận.
- Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên.
- Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, như “giỡn quả cầu” trong tiếng reo hò của đám loạn quân và dân hàng phố mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút uy nghiêm nào với một vị chúa.
Lời nhận xét của người kể chuyện về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông như sau:
- Đầu bếp: tên là Dự Vũ, vốn là người cơ trí, nói năng rành mạch.
- Gia thần: tên là Gia Thọ, người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, là kẻ tinh khôn.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 1 văn bản.
- Chú ý những chi tiết miêu tả về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông.
Lời giải chi tiết:
Lời nhận xét của người kể chuyện về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông như sau:
- Đầu bếp: tên là Dự Vũ, vốn là người cơ trí, nói năng rành mạch.
- Gia thần: tên là Gia Thọ, người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, là kẻ tinh khôn.
Chi tiết cuối bài cho thấy Trịnh Tông bất lực, không kiểm soát được kiêu binh: “Chúa phải sai người dò xét trong kinh kì, lén đến chỗ họ tụ họp, rồi bắt phứa một người thường dân ở gần đó đem chém để ra oai” Cho thấy rằng Trịnh Tông chỉ là con rối trong tay kiêu binh, không dám động vào quân linh để thị uy.