Câu 10.  2/3 
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ...
Đọc tiếp

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

       Một  chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

  - Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

  - Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

       Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

  - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

  - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

      Nhím ra dáng nghĩ:

  - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

      Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

      Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]   

(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

 

Câu 1.( 1 điểm) Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Kể tên các nhân vật có trong đoạn trích?

Câu 2.(1,5 điểm) Tìm các chi tiết thể hiện hành động của Nhím khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước? Hành động của Nhím nói lên điều gì?

Câu 3.(1 điểm) Cho câu văn

   “ Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]

          Xác định một cụm danh từ và phân tích cấu tạo cụm danh từ trong câu văn trên?

Câu 4.(1,5 điểm) Từ đoạn trích trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào?Hãy viết thành 3-4 câu văn.

 

0
Ngày mai mẹ thức con dậy sớmÔi mẹ thân yêu, mẹ tảo tầnĐể con sẽ đi ra cồn đất nhỏĐón gặp người bạn quí của con Và hôm nay con thấy ở cánh đồngNhững vệt bánh xe in trên cỏ ướtGió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rựcDưới những làn mây xốp đồng quê Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra điVành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộnVà con bò đứng nhìn theo tha thẩnVe vẩy đuôi trên...
Đọc tiếp

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần

Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ

Đón gặp người bạn quí của con

 

Và hôm nay con thấy ở cánh đồng

Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt

Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực

Dưới những làn mây xốp đồng quê

 

Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi

Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn

Và con bò đứng nhìn theo tha thẩn

Ve vẩy đuôi trên đám cỏ ven đường

 

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm

Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà

Người ta bảo con sắp thành thi sĩ

Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga

 

Con sẽ hát về mẹ và về bạn

Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò

Và thơ con có một dòng sữa chảy

Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình và tình cảm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ?

Câu 2. Những đối tượng nào đã khơi gợi cảm xúc ở thi sĩ? Những đối tượng đó hiện lên với dáng vẻ như thế nào? (dẫn chứng)

Câu 3. Xác định hình thức và phân tích hiệu quả thẩm mỹ ở nghệ thuật điệp, ẩn dụ trong hai dòng thơ sau:  Và thơ con có một dòng sữa chảy

  Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.

 Câu 4. Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện ở khổ thơ nào? Hãy phân tích khát vọng đó?

Câu 5. Xác định yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và cho biết tác dụng của chúng trong việc thể hiện của nhân vật trữ tình

Câu 6. Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào (chú ý gương mặt tinh thần qua cảm xúc)? Điều gì ở nhân vật trữ tình tác động đến cảm cảm xúc và nhận thức của em? ( trả lời 4-6 câu liên tiếp)

 In nội dung

0
BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
“Dẻo thơm hạt gạo quê hươngCó cả “năm nắng mười sương” người trồngTừng bông rồi lại từng bôngTrĩu cong như dáng lưng còng mẹ taCho con ngày tháng nở hoaTừng trong gian khổ bước ra với đờiDù đi cuối đất cùng trờiVẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”                                                                          (Hương lúa...
Đọc tiếp

“Dẻo thơm hạt gạo quê hương
Có cả “năm nắng mười sương” người trồng
Từng bông rồi lại từng bông
Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta
Cho con ngày tháng nở hoa
Từng trong gian khổ bước ra với đời
Dù đi cuối đất cùng trời
Vẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”

                                                                          (Hương lúa quê ta – Trần Đức Đủ)

 

Câu 1

a.  Đoạn thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?

b.  Em hãy chỉ ra cách gieo vần của bốn dòng thơ đầu?

Câu 2

a. Tìm và chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu thơ in đậm.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong câu thơ in đậm

Câu 3 . Qua đoạn thơ trên, em có nhận xét gì về công việc, phẩm chất những người nông dân Việt Nam?

Câu 4. Cho 3 từ “cảm thông, thấu hiểu, suy nghĩ ”. Hãy lựa chọn một từ có nghĩa phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau:

“Bài thơ này nhắc nhở chúng ta phải biết sống có tình người, luôn sống cho trọn ân nghĩa, biết ..., trân trọng, yêu quý người lao động vất vả làm ra những thứ ý nghĩa cho xã hội. Được thành quả phải luôn biết nhớ ơn người làm ra nó. Đừng sống như những kẻ vô ơn, không biết nhớ biết quý trọng họ.”

Câu 5 (3 điểm). Em hãy viết lại một đoạn văn ngắn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một đoạn thơ lục bát mà em yêu thích. (Bài ca dao không nằm trong chương trình sách giáo khoa)

0
1. Trong bài số 1, các em đã rèn kĩ năng viết bài văn kể về một trải nghiệm. Vậy theo em, một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ theo ngôi thứ nhất cần có những yêu cầu gì? 2.  Vì sao em biết câu chuyện này được kể ở ngôi thứ nhất? Phần đoạn, đoạn nào của bài viết giới thiệu câu chuyện? Bài viết kể về trải nghiệm gì? Hãy...
Đọc tiếp

1. Trong bài số 1, các em đã rèn năng viết bài văn kể về một trải nghiệm. Vậy theo em, một bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ theo ngôi thứ nhất cần những yêu cầu ?

2. 

sao em biết câu chuyện này được kểngôi thứ nhất?

Phần đoạn, đoạn nào của bài viết giới thiệu câu chuyện?

Bài viết kể về trải nghiệm ? Hãy tóm tắt câu chuyện.

Từ ngữ nào trong bài văn cho thấy câu chuyện được kể theo theo trình tự thời gian quan hệ nhân quả?

Những chi tiết nào miêu tả cụ thể trong không gian thời gian, nhân vật diễn biến câu chuyện?

Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người kể trước sự việc được kể?

Dòng nào, đoạn nào chỉ ra do trải nghiệm đó ý nghĩa với người viết, giúp người viết thay đổi thái độ, hành động?

0
Câu 1:   Thế nào là văn miêu tả ? Câu 2:  Nêu đặc điểm và các năng lực cần  sử dụng trong  văn miêu tả ? Câu 3:   Nêu phương pháp tả cảnh? Cho Ví dụ minh họa ? Câu 4: Nêu phương pháp tả  người ? Cho Ví dụ minh họa ?Câu 5: N êu bố cục của bài văn miêu tả ? Lấy ví dụ một đề văn miêu tả và  tìm bố cục cho đề văn đó ?  Câu 6: Nêu  các bước làm bài văn miêu tả ? Có thể thay...
Đọc tiếp

Câu 1:   Thế nào là văn miêu tả ?

Câu 2:  Nêu đặc điểm và các năng lực cần  sử dụng trong  văn miêu tả ?

Câu 3:   Nêu phương pháp tả cảnh? Cho Ví dụ minh họa ?

Câu 4: Nêu phương pháp tả  người ? Cho Ví dụ minh họa ?

Câu 5: N êu bố cục của bài văn miêu tả ? Lấy ví dụ một đề văn miêu tả và  tìm bố cục cho đề văn đó ?

 Câu 6: Nêu  các bước làm bài văn miêu tả ? Có thể thay đổi trình tự các bước được không, Vì sao ?

B. LUYỆN TẬP

* Dạng 1:  Tả cảnh

Câu 1:  Tả hình ảnh cây đào hoặc cây mai  vàng vào dịp tết đến xuân về

Câu 2 : Tả cảnh bình minh hoặc hoàng hôn trên quê hương em

Câu 3: Tả quang cảnh khu phố ( thôn xóm) nơi em đang ở

* Dạng 2:  Tả người

Câu 1:   Tả người thân yêu và gần gũi nhất đối với em

Câu 2: Trong  cuộc sống ngày nay, có nhiều người  cống hiến cho đời bằng những việc làm tốt đẹp. Hãy tả lại  hình ảnh một trong những người như vậy

 

1
17 tháng 8 2021

Câu 1:   Văn miêu tả: sử dụng từ ngữ, câu văn để mô tả hình ảnh, hoạt động, đặc điểm nổi bật của sự vật (đồ vật, cây cối, con vật. phong cảnh...) làm cho người đọc hình dung được sự vật đang được miêu tả.

Câu 2:  những năng lực cần có khi làm văn miêu tả

Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật. Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.

Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:

– Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.

– Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.

– Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.

– Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

Câu 3 : Muốn tả cảnh cần :

+Xác định được đối tượng miêu tả;

+ Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;

+ Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự hợp lý.

Ví dụ : 

Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn

a)Những hình ảnh tiêu biểu : Thầy cô giáo, cảnh lớp học (bàn ghế, bảng đen, bàn thầy cô, khẩu hiệu trên tường), các bạn học sinh (ghi đề bài, chuẩn bị làm bài, tư thế viết..) chú ý tả chung cả lớp và tả kĩ một, hai bạn.

b)Thứ tự miêu tả : Có thể theo thời gian. Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. Các bạn bắt tay vào làm bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, hộp bài cho thầy, cô.

Câu 4 : 

Muốn tả người cần:

+Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc);

+Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu

+Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự    

Ví dụ : Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.        

Câu 5 : 

* Bố cục bài văn tả cảnh:

 - Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.

 - Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:

+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại).

+ Không gian từ trong tới ngoài (hoặc ngược lại).

+ Không gian từ trên xuống dưới (hoặc ngược lại).

 - Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

* Cách miêu tả:

- Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)

- Thân bài:

+ Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..

+ Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói... (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ phận: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt...).

Câu 6 : 

Bước 1: Tìm hiểu đề

Bước 2: Quan sát tìm ý

Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý)

Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh

Bước 5: Kiểm tra lại bài.

              Ps: phần B mình sẽ để riêng ra nhé !

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:          Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

          Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

                                                                                (Ngữ văn 7- tập 1)

Câu 1Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Xác định thể loại của văn bản dó.

Câu 2Tìm hai từ láy có trong đoạn trích và xác định kiểu.

Câu 3Tìm từ đồng nghĩa với từ “học trò” trong ngữ liệu.

Câu 4: Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được.

Câu 5Từ hoài niệm của người mẹ về tuổi thơ, từ sự lo lắng của mẹ dành cho con trong buổi tựu trường, em thấy người mẹ là người như thế nào?

Câu 6Hãy nhớ và viết lại cảm xúc ngày đầu tiên đến trường của em bằng một đoạn văn

 
0
Câu 3:  Thế nào là chủ đề trong văn tự sự? Phân loại nhân vật trong văn tự sự. cho VD minh họa ?Câu 4: Thế nào  là ngôi kể trong văn tự sự ? Có mấy loại ngội kể trong văn tự sự ? Nêu dấu hiệu nhận biết của ngội kể ? Câu 5: N êu thứ tự kể trong văn tự sự ? Cho VD minh họa ?  Câu7: Nêu  các bước làm bài văn tự sự ? Nêu bố cục bài  văn tự sự ?  Câu 7: Trình bày sự khác biệt...
Đọc tiếp

Câu 3:  Thế nào là chủ đề trong văn tự sự? Phân loại nhân vật trong văn tự sự. cho VD minh họa ?

Câu 4: Thế nào  là ngôi kể trong văn tự sự ? Có mấy loại ngội kể trong văn tự sự ? Nêu dấu hiệu nhận biết của ngội kể ?

Câu 5: N êu thứ tự kể trong văn tự sự ? Cho VD minh họa ?

 Câu7: Nêu  các bước làm bài văn tự sự ? Nêu bố cục bài  văn tự sự ?

 Câu 7: Trình bày sự khác biệt giữa kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng ?

B. LUYỆN TẬP

* Dạng 1: Kể chuyện đời thường

Câu 1:   Kể về một người bạn tốt

Câu 2:  Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu

Câu 3. Kể về một chuyến về thăm quê

* Dạng 2: Kể chuyện tưởng tượng

Câu 1:  Kể chuyện 10  năm sau em về thăm trường

Câu 2: Giấc mơ trò chuyện  cùng Thánh Gióng

Câu 3 : Kể chuyện về cuộc tranh luận giữa ô tô, xe máy, xe đạp

Mong mn giúp nha

0

I. Diễn biến dịch Covid-19 toàn cầu

Ngày 11-3-2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận lây nhiễm Covid-19 trên thế giới đã trở thành như đại dịch toàn cầu. Từ đó đến nay (30-4-2021), đã qua một năm và 50 ngày. Trạng thái dịch toàn thế giới đã thay đổi rất lớn, theo hướng xấu đi, vẫn chưa kiểm soát và giảm lây nhiễm được.   

Bảng 1: Trạng thái dịch Covid-19 ngày 11-3-2020 và 30-4-2021

11-3-2020

30-4-2021

1. Tổng số người nhiễm

148.405

151.992.457 (gấp hơn 1.000 lần 11-3-2020)

2. Tổng số người nhiễm đang điều trị

75.727

18.937.963 (gấp 250 lần 11-3-2020)

3. Tổng số người chết

4.635

3.193.047 (gấp gần 700 lần 11-3-2020)

4. Số nước có lây nhiễm

117

220 (tăng 103 nước)

Việc phòng, chống dịch Covid-19 là chưa có tiền lệ với nhân loại nên thực tế hơn một năm qua, các nước vừa làm, vừa học, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc quy mô những người nhiễm phải được điều trị trong các bệnh viện - họ là nguồn lây nhiễm chủ yếu tạo ra lây nhiễm cộng đồng và dịch ở các nước - không ngừng tăng lên, từ 75.727 lên 18.937.963 người, chưa có dấu hiệu trở về mức khi công bố có dịch (11-3-2020), chứng tỏ việc phòng, chống Covid-19 của nhân loại về tổng thể là chưa đem lại kết quả toàn cầu mong muốn (Hình 1).

Qua Hình 1 ta thấy, số người đang được điều trị trong các bệnh viện tăng từ 10 người, khi WHO công bố đại dịch Covid-19 ngày 11-3-2020, lên đạt đỉnh 2.461 người/1 triệu dân vào ngày 24-1-2021, sau đó giảm dần. Tức là xét góc độ toàn thế giới, loài người vừa trải qua làn sóng thứ 1 của đại dịch Covid-19. Nếu như nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á từ tháng 3-2021 không nới lỏng các quy định phòng, chống dịch thì số người đang được điều trị trên một triệu dân sẽ tiếp tục giảm (Hình 1), song các biện pháp nới lỏng thực tế đã làm dịch bùng phát trở lại từ 11-3-2021, đúng một năm sau khi WHO xác nhận có đại dịch Covid-19 toàn cầu. Đến ngày 30-4-2021 có 2.455 người đang được điều trị trên một triệu dân, tương ứng đỉnh dịch của làn sóng thứ 1 (2.461 người), Hình 1.

Một năm và 50 ngày đại dịch Covid-19: Diễn biến, Kinh nghiệm và Bài học -0

Hình 1: Diễn biến dịch Covid-19 toàn cầu: Số người đang điều trị trong các bệnh viện trên một triệu dân (Nguồn: Worldometer) 

Sau một năm 50 ngày, tình hình dịch Covid-19 ở các châu lục rất khác nhau, Bảng 2. 

Qua thống kê ở Bảng 2, ta thấy, với tiêu chí số người đang điều trị/1 triệu dân và số người chết/1 triệu dân thì tình hình dịch hiện nay ở châu Mỹ và châu Âu là nặng nhất trên thế giới, tiếp theo là châu Á và châu Phi. Đáng lưu ý là GDP/người của châu Mỹ và châu Âu cao hơn nhiều lần châu Á và châu Phi, song cường độ lây nhiễm (số người đang điều trị/1 triệu dân) của châu Mỹ và châu Âu cũng gấp nhiều lần châu Á và châu Phi. 

Trong khi châu Mỹ chỉ chiếm 13,1% dân số thế giới, thì lại chiếm 48,78% tổng số người nhiễm đang phải điều trị và 47,3% tổng số người chết, châu Âu chiếm 10,8% dân số thế giới, song có đến 26,3% số người đang điều trị toàn cầu và 32,56% tổng số người chết. Như vậy, châu Âu và châu Mỹ, hai lục địa giàu nhất thế giới (Bảng 2) cộng lại chiếm 23,9% dân số thế giới song đang có 75% tổng số người nhiễm đang phải được điều trị và gần 80% tổng số người chết. Châu Á chiếm hơn 58% dân số thế giới, nhưng chỉ có 23% số người nhiễm đang được điều trị, còn châu Phi chiếm gần 17% dân số thế giới, song chỉ chiếm 1,9% số người đang được điều trị của thế giới.

Đáng lưu ý là mức độ lây nhiễm, tỷ lệ chết và Covid-19 của Việt Nam rất thấp. Trong khi bình quân trên một triệu dân ngày 26-4-2021 Việt Nam chỉ có 3,1 người nhiễm đang phải điều trị ở các bệnh viện thì ở châu Mỹ là 9.029,7 người, gấp hơn 2.900 lần ở Việt Nam, ở châu Âu là 5.945,4 người, gấp hơn 1.900 lần Việt Nam, ở châu Á là 959,5 người, gấp hơn 300 lần Việt Nam, Bảng 2.

Bảng 2: Tình hình dịch ở các châu lục và Việt Nam ngày 26-4-2021

Dân số

(triệu người)

(so với dân số thế giới)

GDP/

người (USD)

Tổng số người

đang điều trị

(so với tổng số người đang điều trị toàn thế giới)

Số người đang

điều trị trên 1 triệu dân

Tổng số người chết

Số người chết trên 1 triệu dân

châu Mỹ

1.013,7

(13,1%)

28.251

9.153.710

(48,78%)

9.029,7

1.510.531

(47,3%)

1.490

Châu Âu

830,9

(10,8%)

26.758

4.940.140

(26,32%)

5.945,4

1.039.639

(32,56%)

1.251

Châu Á

4.490,0

(58,2%)

7.206

4.308.107

(22,96%)

959,5

461.240

(14,4%)

103

Châu Phi

1.305,7

(16,9%)

1.886

360.967

(1,9%)

276,4

120.738

(3,78%)

92

Châu Đại dương

41,6

(0,54%)

38.483

16.704

(0,09%)

401,9

1.190

(0,04%)

28

Việt Nam

97

2.740

(2019)

301

3,1

35

0,4

Tình hình dịch của một nước hoặc một địa phương được phản ánh bởi nhiều chỉ số: số ca nhiễm mới mỗi ngày, tổng số người nhiễm tích lũy, số người đang điều trị, số người chết, số người khỏi bệnh, trong đó chỉ số số người đang được điều trị trên một triệu dân là một chỉ số cơ bản, luôn phải được giám sát đầu tiên, giống như sức khỏe của một người được phản ánh qua rất nhiều chỉ số: nhiệt độ, huyết áp, mạch, các chỉ số xét nghiệm, trong đó nhiệt độ (không quá 370C) là một chỉ số đầu tiên phải được giám sát.

Ngày 11-3-2020, khi WHO ghi nhận lây nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã trở thành đại dịch, thì có xấp xỉ 10 người lây nhiễm đang được điều trị/1 triệu dân, Bảng 1. Vì vậy, có thể lấy chỉ số: 10 người nhiễm đang được điều trị/1 triệu dân là ngưỡng có dịch để phân biệt: Một đất nước đang có lây nhiễm Covid-19 có phải là có dịch hay không?

Nếu số người đang điều trị/1 triệu dân nhỏ hơn 10 thì có nghĩa nước đó có lây nhiễm Covid-19, song chưa có dịch. Còn nước có số người đang điều trị/1 triệu dân lớn hơn 10 thì có nghĩa là nước đó đang có dịch. Từ Hình 1 và Bảng 1 ta thấy, sau ngày 11-3-2020, dịch Covid-19 trên toàn thế giới đang ngày gia tăng, đạt đỉnh của làn sóng thứ 1 ngày 24-1-2021, sau đó giảm, nhưng sau ngày 11-3-2021 lại tăng và ngày 30-4-2021 có mức lây nhiễm trong cộng đồng dân cư gấp 250 lần ngày 11-3-2020.              

II. Nhận xét, kinh nghiệm và bài học

II.1. Ba nhận xét:

Trong khi trên toàn thế giới về tổng thể từ tháng 1-2020 đến 4-2021, việc phòng, chống dịch Covid-19 không đạt kết quả mong muốn, Bảng 1 và Hình 1, thì có 23 nước và vùng lãnh thổ có số người đang điều trị/1 triệu dân dưới 10 người, tức là không có dịch (ngày 26-4-2021 bình quân toàn cầu có 2.433 người đang điều trị/1 triệu dân). Tổng dân số của 23 nước và vùng lãnh thổ không có dịch là 1.752 triệu người, chiếm 22,7% dân số thế giới, tổng số người đang điều trị là 2.033 người, chiếm 0,01% tổng số người đang điều trị của thế giới. Từ thực tiễn phòng, chống dịch Covid-19 của các nước này, rút ra ba nhận xét:

Nhận xét 1: Yếu tố quy mô dân số và thu nhập đầu người không phải là các yếu tố chủ yếu quyết định một đất nước có phòng, chống dịch thành công hay không.

Nhận xét 2: 23 nước và vùng lãnh thổ phòng, chống dịch tốt nhất thế giới, sau một năm 50 ngày không có dịch, đã thành công mà không cần sự trợ giúp của vaccine. Cái giá phải trả là phải cách ly người nước ngoài đến nước mình, sau kiểm tra không bị nhiễm Covid-19 thì mới được đi lại bình thường, người dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, thực hiện hạn chế tiếp xúc tùy theo đặc điểm các vùng trong mỗi nước…

Nhận xét 3: Một đất nước có thế có các đợt lây nhiễm với cường độ của dịch, số người đang điều trị cao gấp nhiều lần ngưỡng có dịch, song nếu nó không cao quá 30 lần thì luôn có cơ hội đưa số người đang điều trị trở lại mức dưới 10 người/1 triệu dân, hết dịch.

II.2. Hai kinh nghiệm và ba bài học

Lây nhiễm Covid-19 thông qua tiếp xúc gần giữa người với người, do đó muốn kiểm soát lây nhiễm và dịch trong một nước thì phải kiểm soát sự đi lại của người dân các địa phương và giữa các nước. Nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa phòng, chống dịch và bảo đảm cuộc sống bình thường của người dân và phát triển kinh tế, các nước đã thực hiện nhiều giải pháp có thể tham khảo:

* Kinh nghiệm 1: Xếp hạng rủi ro lây nhiễm từ các nước chung quanh và nước khác: nhiều nước lập danh sách kiểm soát, hạn chế hoặc cấm nhập cảnh trong một thời gian nhất định đối với công dân và phương tiện vận tải của một số nước.

Hiện nay, lây nhiễm Covid-19 ở Lào và Campuchia đã trở thành dịch. Với dân số 7,2 triệu người và 999 người đang điều trị ở Lào, tỷ lệ người điều trị/1 triệu dân ở Lào đã gấp 13 lần ngưỡng có dịch. Campuchia với dân số 16,6 triệu người và 8.390 người đang điều trị, tỷ lệ người đang điều trị/1 triệu dân đã gấp 50 lần ngưỡng có dịch (10 người/1 triệu dân). Còn Ấn Độ với 1.366,4 triệu dân và 3.232.165 người đang điều trị, tỷ lệ người đang điều trị/1 triệu dân đã gấp 236 lần ngưỡng có dịch. Đến nay, Việt Nam không có thông điệp gì đặc biệt về kiểm soát nhập cảnh từ ba nước này, trong khi nhiều nước trên thế giới đã tạm dừng nhập cảnh người từ Ấn Độ.

* Kinh nghiệm 2: Công bố các tiêu chí để xếp hạng mức độ lây nhiễm và dịch, đồng thời quy định ứng với các mức độ đó, chính quyền địa phương và người dân phải làm gì để mỗi tỉnh hoặc địa phương trong tỉnh phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cần thiết, không chờ Chính phủ phải hướng dẫn cần làm gì và các địa phương chung quanh phải chấp nhận các biện pháp của các tỉnh đó liên quan đến người và phương tiện của các tỉnh, địa phương khác. Ở Việt Nam, Bộ Y tế chưa công bố tiêu chí thế nào là tỉnh có mức độ lây nhiễm cao, trung bình, thấp, một tỉnh có dịch và các biện pháp cần thực hiện ở các mức độ lây nhiễm như vậy. Do đó, qua các làn sóng lây nhiễm thứ 1, 2, 3 và thứ 4 ở Việt Nam, nhiều tỉnh giáp ranh với các địa phương có dịch (Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương, Quảng Ninh) hay các tỉnh giáp với Campuchia và Lào hiện nay, có các quy định hạn chế đi lại, làm việc rất khác nhau đối với công dân và doanh nghiệp ở địa phương mình và từ các tỉnh, địa phương có dịch và không có dịch đến địa phương mình.

Từ nhận xét 3 nêu trên có thể rút ra bài học là: Để có thể đưa trạng thái lây nhiễm Covid-19 của đất nước xuống dưới ngưỡng có dịch, tức là từ đang có dịch thành hết dịch, tuy vẫn còn lây nhiễm, thì ngay từ khi lây nhiễm còn quy mô nhỏ, thậm chí dưới ngưỡng có dịch hoặc khi dự báo có những yếu tố hội tụ để có nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm mới và xuất hiện dịch, thì cần triển khai đồng bộ tất cả các giải pháp cần thiết để giảm nhanh nhất tốc độ lây nhiễm ở cộng đồng, làm cho chỉ số số người người đang điều trị/1 triệu dân càng thấp càng tốt và xấu nhất cũng không vượt quá 30 lần ngưỡng có dịch. Khi đó khả năng đưa đất nước, địa phương về trạng thái không có dịch sẽ cao.

Ngày 26-4-2021, trong 220 nước và vùng lãnh thổ có lây nhiễm và dịch Covid-19 có tới 135 nước và vùng lãnh thổ (chiếm 61%) có số người đang điều trị/1 triệu dân lớn hơn 30 lần ngưỡng có dịch ở nước của họ, trong đó có 102 nước và vùng lãnh thổ tỷ lệ này gấp 100 lần đến 2.600 lần ngưỡng có dịch. Tức là các nước và vùng lãnh thổ này sẽ phải áp dụng các biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn nữa (kể cả dùng vaccine) để có thể kéo mức lây nhiễm xuống dưới ngưỡng có dịch (10 người đang điều trị/1 triệu dân), tức là hết dịch.

Có thể coi đây là Bài học 1: Bài học về khống chế tốc độ lây nhiễm và quy mô người nhiễm: “Phải làm tất cả để làm chậm tốc độ lây nhiễm, không để số người đang điều trị/1 triệu dân vượt ngưỡng có dịch (10 người/1 triệu dân), trong trường hợp xấu nhất không được vượt khả năng của hệ thống cách ly và điều trị của các địa phương và cả nước (Kinh nghiệm quốc tế là không quá 30 lần ngưỡng có dịch)”.

Một đặc điểm chung của các nước và vùng lãnh thổ không có dịch hiện nay là khi họ trải qua các làn sóng lây nhiễm mà đỉnh có thể vượt ngưỡng có dịch nhiều lần, thì họ đều áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch, giảm lây lan đủ mạnh, đủ lâu để cường độ lây nhiễm - số người đang điều trị ở bệnh viện trên một triệu dân phải giảm xuống dưới ngưỡng có dịch. Khi đó các biện pháp kiểm soát dịch mới được nới lỏng. Vì vậy, nếu một làn sóng lây nhiễm mới xuất hiện thì nó bắt đầu ở mức rất thấp, ở mức dưới ngưỡng có dịch, do đó việc cách ly, chữa trị người bị nhiễm thuận lợi rất nhiều, vì hệ thống y tế không bị quá tải khi làn sóng lây nhiễm mới xuất hiện.

Có thể coi đây là Bài học 2: Bài học về mức độ và thời điểm nới lỏng các biện pháp kiểm soát và dập dịch: “Khi xảy ra làn sóng lây nhiễm hoặc dịch thì việc thực hiện các biện pháp kiểm soát và giảm lây nhiễm cần thiết phải được duy trì trong thời gian đủ dài để số người đang điều trị/1 triệu dân phải giảm liên tục tới mức dưới ngưỡng có dịch của quốc gia hoặc địa phương”.

Trong thực tế, việc áp dụng các biện pháp phòng dịch và dập dịch ở mức độ cao đều đòi hỏi chi phí lớn và gây thiệt hại cho người dân và nền kinh tế, do đó thường xuyên có xung đột lợi ích ngắn hạn giữa phòng, chống dịch và duy trì hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, kết quả phòng, chống dịch ở Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ và Ấn Độ cho phép rút ra bài học rất quan trọng.

Khi dịch Covid-19 nổ ra tại Vũ Hán, tháng 1-2020 - 3-2020, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp hết sức nghiêm ngặt: hạn chế rồi cấm ra khỏi nhà, dừng tất cả hoạt động giáo dục, dịch vụ, thương mại thông thường, vui chơi, sản xuất, các gia đình chỉ được cử một người đi chợ vài ngày một lần. Kết quả là sau hai tháng, từ ngày 15-1 đến 15-3-2020, xét ở quy mô toàn quốc, dịch đã bị dập tắt, từ đó đến nay tỷ số số người được điều trị/1 triệu dân rất thấp so với ngưỡng có dịch. Số người chết đến nay là 4.636 người, bình quân 0,3 người chết/1 triệu dân, vào loại thấp nhất thế giới (Bảng 1,2). Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới tăng trưởng 2,3% năm 2020.

Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, có nền KHCN vào loại hiện đại nhất thế giới, GDP/người gấp 6,5 lần của Trung Quốc, về tổng thể đã không thực hiện được triệt để việc đeo khẩu trang, giảm hoạt động đông người, truy vết, cách ly người nhiễm nên đã trở thành nơi có dịch lớn nhất thế giới. Ngày 15-3-2020, khi Trung Quốc hết dịch, Mỹ chỉ có 4.033 người đang điều trị. Nhưng đến ngày 30-4-2021, có 6,8 triệu người đang điều trị và 580.337 người chết, gấp hơn 120 lần số người chết vì dịch ở Trung Quốc. Kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 3,5% năm 2020.

Việt Nam là nước có dân số gần 100 triệu người, GDP/người khoảng 2.740 USD, chỉ bằng hơn 4% GDP/người của Mỹ (2019). Những biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt của Việt Nam đã gây thiệt hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhưng Việt nam dù ở ngay sát Trung Quốc, nơi nổ ra đại dịch Covid-19 đầu tiên, đã không xảy ra dịch Covid-19, mặc dù đã có ba làn sóng lây nhiễm, song số người điều trị/1 triệu dân chưa bao giờ đạt 7,5 người, luôn thấp hơn ngưỡng có dịch 10 người/1 triệu dân. Kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 2,91%. Trong 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới, năm 2020 chỉ có bốn nền kinh tế tăng trưởng dương: Trung Quốc (2,3%), Đài Loan (Trung Quốc) (2,98%), Ai Cập (3,55%) và Việt Nam (2,91%).

Ấn Độ có 1.366,4 triệu dân, vì vậy ngưỡng có dịch là 13.664 người đang điều trị. Hình 2 thể hiện diễn biến dịch Covid-19 của Ấn Độ.

Một năm và 50 ngày đại dịch Covid-19: Diễn biến, Kinh nghiệm và Bài học -0

Hình 2: Diễn biến dịch Covid-19 ở Ấn Độ 

Ngày 11-3-2020, khi WHO tuyên bố có đại dịch toàn cầu, thì Ấn Độ chỉ có 58 người đang được điều trị, bằng 0,4% ngưỡng có dịch. Chỉ hơn một tháng sau, ngày 19-4-2020, số người đang điều trị là 14.203, vừa vượt ngưỡng có dịch. Đến ngày 18-9-2020, dịch đạt đỉnh lần thứ 1, với 1.014.649 người đang điều trị, gấp 74 lần ngưỡng có dịch. Như vậy, quá trình gia tăng lây nhiễm toàn quốc của làn sóng dịch thứ nhất kéo dài năm tháng, từ ngày 19-4-2020 đến 18-9-2020. Các nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ, các bang và người dân trong năm tháng này đã chặn được sự gia tăng lây nhiễm, do đó số người đang được điều trị giảm dần, Hình 2. Các giải pháp phòng, chống dịch này cũng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và hoạt động kinh tế. Tuy nhiên với hơn một triệu người đang được điều trị ngày 18-9-2020, mức độ lây nhiễm còn rất cao, phải tiếp tục các giải pháp kiểm soát dịch và giảm lây nhiễm để kéo mức độ lây nhiễm xuống thấp. Vấn đề đặt ra là quá trình dập dịch này sẽ kéo dài bao lâu, thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đời sống người dân, ảnh hưởng đến hoạt động chính trị ở Ấn Độ thế nào (bầu cử vào quý 2-2021).

Ngày 16-2-2021, tức là sau năm tháng từ khi làn sóng dịch thứ nhất đạt đỉnh (ngày 18-9-2020) số người đang được điều trị giảm còn 138.254, tức giảm 86% so với đỉnh dịch (1.014.649), số người đang được điều trị chưa bằng 14% lúc cao nhất. Đây là kết quả rất có ý nghĩa và chính lúc này, Chính phủ Ấn Độ đã nới lỏng hàng loạt biện pháp chống dịch: người dân được tham dự các lễ hội truyền thống, các cuộc mít-tinh, vận động bầu cử, việc đeo khẩu trang bị lơ là. Chỉ trong vòng hai tháng sau đó, Ấn Độ bùng phát dịch với mức độ chưa từng có, số người đang được điều trị tăng vọt từ 138.254 người lên 1.679.121 vào ngày 16-4-2021 và sau đó hai tuần lên mức 3.272.256, Hình 2, gấp 240 lần ngưỡng có dịch. Số người chết từ ngày 16-2-2021 đến 30-4-2021 là 55.890 người, nhiều hơn số người chết của hơn bảy tháng đầu năm 2020 (15-1-2020 - 20-8-2020) là 54.975 người.

Vì sao khi mức độ lây nhiễm cộng đồng, thể hiện qua số người đang được điều trị đã giảm 86% mà vẫn bùng phát dịch khi gỡ bỏ các biện pháp phòng, chống dịch cơ bản? Vấn đề chính là ở chỗ: số người đang được điều trị ngày 16-2-2021 tuy chỉ bằng chưa tới 14% lúc đạt đỉnh dịch (hơn một triệu người ngày 18-9-2020), song nó vẫn gấp hơn 10 lần ngưỡng có dịch (138.254 người đang điều trị so với 13.664 người). Bỏ các biện pháp phòng, chống dịch khi dịch đang còn tuy ở mức không cao cùng với xuất hiện chủng mới của virus corona đã dẫn đến dịch bùng phát trở lại với mức độ cao hơn trước, Hình 2.

Kể từ khi bắt đầu có dịch, ngày 19-4-2020 đến khi chính phủ gỡ bỏ các biện pháp phòng, chống dịch cơ bản, ngày 16-2-2021, là tròn 10 tháng liên tục. Người dân phải chịu đựng các hạn chế trong cuộc sống, hoạt động kinh tế bị thu hẹp thời gian dài như vậy để lại hậu quả rất nặng nề. Kinh tế Ấn Độ năm 2020 tăng trưởng âm 5,7%.

Dưới góc độ nghiên cứu, để rút ra các bài học cần thiết có thể nêu câu hỏi: Nếu Ấn Độ không dỡ bỏ các biện pháp phòng, chống dịch cơ bản vào ngày 16-2-2021, mà tiếp tục phòng, chống dịch như trước, thì bao giờ hết dịch, thiệt hại xã hội do phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch khắt khe là gì? Không có cơ sở để trả lời chính xác câu hỏi này. Tuy nhiên, kinh nghiệm về các quá trình xã hội và tự nhiên và thực tế diễn biến dịch ở Ấn Độ đến ngày 16-2-2021 có thể cho ta một dự báo sơ bộ: Nhiều khả năng dịch sẽ kết thúc sau 7,5 tháng từ ngày đạt đỉnh 18-9-2020, nghĩa là khoảng đầu tháng 5-2021.

Tức là, nếu kéo dài thời gian phòng, chống dịch thêm ba tháng sau ngày 16-2-2021 thì rất nhiều khả năng dịch sẽ kết thúc.

Rõ ràng việc phòng, chống dịch thêm ba tháng này sẽ gây thiệt hại cho người dân, nền kinh tế, đảo lộn lịch bầu cử, song các thiệt hại này sẽ là rất nhỏ so với những thiệt hại do bùng phát dịch hiện nay đã và sẽ gây ra trong nhiều tháng tới.

Có thể coi đây là bài học 3, Bài học về phương châm phòng, chống dịch: Phòng, chống dịch là ưu tiên số 1 và làm sao ít ảnh hưởng tiêu cực nhất đến kinh tế, xã hội: “Khi giải quyết mâu thuẫn giữa phòng, chống dịch và nhu cầu bảo đảm cuộc sống bình thường của người dân, phát triển kinh tế và các hoạt động chính trị, phải ưu tiên hàng đầu là không để xảy ra dịch, khi có dịch phải kiểm soát lây nhiễm và dập dịch nhanh nhất, bằng các biện pháp đồng bộ, có thể khác nhau giữa các địa bàn và trong các giai đoạn khác nhau, phù hợp với quy luật phát triển của dịch và đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương, để ít ảnh hưởng tiêu cực nhất đến đời sống người dân, phát triển kinh tế và hoạt động chính trị”.

III. Một số việc Việt Nam nên xem xét làm ngay:

Tình hình dịch ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ hơn một tháng qua và diễn biến lây nhiễm ở Việt Nam bốn tuần qua cho thấy: Việt Nam đang bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 4, từ ngày 7-4-2021 đến nay. Ngày 13-5-2021, số người đang điều trị/1 triệu dân của Việt Nam đã vượt mốc 970 người (ngưỡng có dịch của Việt Nam với dân số 97 triệu người).

Từ kinh nghiệm, bài học quốc tế và TP Hồ Chí Minh, tôi thấy chín việc sau cần được xem xét để làm ngay:

1. Huy động toàn bộ lực lượng, quyết tâm chính trị để ngăn chặn lây nhiễm Covid-19, không để các tỉnh, thành phố trở thành tỉnh, thành phố có dịch

- Mỗi địa phương cần nhận thức rõ mục tiêu “Không để tỉnh, thành phố mình trở thành nơi có dịch” là gì: số người đang điều trị Covid-19 không quá 10 lần dân số tỉnh tính bằng triệu người, như TP Hồ Chí Minh không có quá 95 người đang được điều trị, Hà Nội: 85 người, Hải Dương: 19 người, Quảng Ninh: 11 người, Hà Nam: 9 người, Vĩnh Phúc: 12 người (số người đang điều trị ≤ 10 người/1 triệu dân).

Việc phòng ngừa, phát hiện, truy vết, cách ly, điều trị phải làm quyết liệt để các tỉnh, thành phố không vượt ngưỡng này. Đây chính là nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương.

- Theo Kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh năm 2020, một người dương tính tại chỗ sẽ đòi hỏi cách ly khoảng 280 người F1, F2. Như vậy có thể ước lượng (do chưa có thống kê của Bộ Y tế), ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, tỷ lệ cách ly khoảng 200 người/1 F0, các tỉnh đồng bằng khoảng 100 người/1 F0, các tỉnh miền núi khoảng 50 người/1 F0, để làm cơ sở chủ động xây dựng các cơ sở cách ly.

- Nếu TP Hồ Chí Minh dự báo giữ được không quá 90 người nhiễm phải điều trị, thì phải chuẩn bị sẵn sàng 18 nghìn chỗ cách ly, Hải Dương nếu dự báo có 19 người đang điều trị thì cần 1.900 chỗ, Vĩnh Phúc nếu dự báo có 12 người đang điều trị thì cần 1.200 chỗ. Nơi nào chưa đủ, phải làm xong trong một tuần.

- Trong trường hợp số người nhiễm lên đến khoảng vài trăm người thì số phải cách ly (F1, F2) sẽ lên đến hàng chục nghìn người, đòi hỏi xét nghiệm với quy mô rất lớn. Do đó cần chuẩn bị đủ thiết bị, hóa chất và lực lượng y tế để hoàn thành được nhiệm vụ này trong thời gian rất ngắn.

2. Trong trường hợp một số tỉnh, thành phố không ngăn được lây lan, trở thành có dịch, thì phải đặt mục tiêu khống chế tốc độ lây lan sao cho tổng số người đang được điều trị và cách ly không vượt quá khả năng của hệ thống y tế và hệ thống cách ly, trong trường hợp xấu nhất cũng không vượt quá 30 lần ngưỡng có dịch của địa phương. Như vậy, mới có cơ hội đưa địa phương trở lại trạng thái không có dịch sau 2-3 tháng.

Khi Hải Dương có dịch vào tháng 2 và 3-2021, số người được điều trị lúc cao nhất là 491 người, gấp gần 26 lần ngưỡng có dịch (19 người). Kinh nghiệm 23 nước không có dịch Covid-19 từ tháng 3-2020 - 4-2021 là tỷ lệ này không vượt quá 30.

Trong trường hợp này số chỗ cách ly phải chuẩn bị tối đa là: 30 lần ngưỡng có dịch x 200 (ở các thành phố), x 100 (các tỉnh đồng bằng), x 50 ở các tỉnh miền núi.

Nếu TP Hồ Chí Minh có dịch, dự báo số người đang được điều trị là 1.000 (gấp 10,5 lần ngưỡng có dịch) thì phải chuẩn bị 1.000 x 200 = 200.000 chỗ cách ly, đây là điều hết sức khó khăn. Còn nếu có 2.500 người đang được điều trị (gấp 26 lần ngưỡng có dịch) thì cần tới 500 nghìn chỗ cách ly. Đòi hỏi này không khả thi. Nếu Hà Nam dự báo có 90 người phải được điều trị (gấp 10 lần ngưỡng có dịch) thì phải chuẩn bị 90 x 100 = 9.000 chỗ cách ly, sẽ là thách thức rất lớn. Vì vậy các địa phương cần thấy trước nguy cơ “vỡ trận” về chỗ cách ly và phương tiện, lực lượng xét nghiệm, nếu để số người đang được điều trị vượt ngưỡng có dịch 10 - 20 lần, từ đó dồn mọi sức lực để khống chế gia tăng lây nhiễm.

3. Các địa phương cần có đề án liên kết tổ chức cách ly hiệu quả

Vừa qua, việc tổ chức cách ly đã bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương kết hợp các lực lượng: Y tế, Quân đội, Công an, các đơn vị cách ly lập đề án liên kết bảo đảm yêu cầu cách ly được thực hiện nghiêm ngặt, nhất là khi quy mô cách ly lớn.

4. Ngăn chặn hiệu quả xâm nhập trái phép

Xâm nhập trái phép đang là nguy cơ mang lây nhiễm vào Việt Nam lớn nhất. Cần làm rõ động cơ người xâm nhập trái phép. Nếu người Việt Nam ở nước ngoài (Lào, Campuchia, …) về nước vì an toàn tính mạng của họ, vì đang ở nơi có dịch, thì cần công khai thời gian, quy trình, địa điểm đón và cách ly họ, làm cho việc họ về nước có chủ trương, tổ chức và kiểm soát được phù hợp với tình hình ở Việt Nam.

Còn công dân nước ngoài xâm nhập trái phép vào Việt Nam phải xử lý thật nghiêm để triệt tiêu động lực xâm nhập trái phép của các đối tượng này.

5. Do lây nhiễm trong nước đang ở giai đoạn bùng phát thành dịch trong tháng 5-2021, nên đề nghị tạm dừng cho người nước ngoài từ các nước có dịch nặng vào Việt Nam trong vòng bốn tuần tới, trừ các trường hợp thật đặc biệt.

6. Bộ Y tế cần hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với tình hình lây nhiễm ở các địa phương:

1. Một địa phương chưa có hoặc không còn người lây nhiễm cộng đồng, song các địa phương khác có lây nhiễm, có dịch thì phải làm gì (hiện nay có 15 tỉnh không có lây nhiễm cộng đồng).

2. Một địa phương xuất hiện lây nhiễm cộng đồng nhưng chưa có dịch thì phải làm gì, để đạt mục tiêu không để xảy ra dịch (hiện nay có 32 tỉnh, thành phố thuộc diện này).

3. Một địa phương bắt đầu có dịch, ở mức rất nhẹ, không quá 10 lần ngưỡng có dịch thì phải làm gì, phối hợp với các tỉnh giáp ranh và Bộ Y tế như thế nào để hết dịch (hiện nay có 13 tỉnh, thành phố thuộc diện này).

4. Một địa phương có dịch nhẹ với tỷ lệ người đang điều trị/1 triệu dân gấp 10 lần - 30 lần ngưỡng có dịch thì cần phải làm gì, trách nhiệm của các tỉnh giáp ranh và Trung ương phải hỗ trợ thế nào, để kéo giảm số người đang điều trị/1 triệu dân xuống dưới 10 người, hết dịch (hiện nay Đà Nẵng, Bắc Giang, Bắc Ninh thuộc diện này).

7. Cần thực hiện phương châm năm tại chỗ, trong đó tại chỗ đầu tiên là: Xác định nhiệm vụ tại chỗ.

Ứng với bốn mức lây nhiễm và có dịch nêu trên, mỗi cấp chính quyền, mỗi cơ quan đơn vị, mỗi ngành (Công an, Bộ đội, Y tế) và cấp ủy căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế cần tự xác định nhiệm vụ của mình là gì, từ đó triển khai bốn tại chỗ khác: Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng chuyên môn (con người) tại chỗ; Thiết bị, vật tư, phương tiện tại chỗ; Hậu cần tại chỗ. Thực tế, tại TP Hồ Chí Minh từ tháng 2-2020 đến nay đã khẳng định, thực hiện năm tại chỗ đã làm cho các cấp chính quyền, các ngành rất chủ động và tự chịu trách nhiệm.

8. Chuẩn bị khả năng một số tỉnh, thành phố bầu cử trong trạng thái có dịch

Đến ngày 17-5-2021, 16 tỉnh, thành phố có trạng thái lây nhiễm Covid-19 vượt ngưỡng có dịch (10 người đang điều trị/1 triệu dân). Đến ngày bầu cử 23-5-2021, có thể sẽ có thêm một số tỉnh cũng thuộc nhóm này. Trên cơ sở xem xét mức độ lây nhiễm ở từng quận, huyện mà mỗi tỉnh, thành phố xác định quận nào, huyện nào đã vượt ngưỡng có dịch để từ đó tổ chức bầu cử cho phù hợp, bảo đảm an toàn dịch và bầu cử đúng quy định.

9. Cần nâng cao hiệu quả truyền thông về tiêm vaccine, tránh gây ngộ nhận, chủ quan trong phòng, chống dịch ở một bộ phận nhân dân vì cho rằng việc tiêm vaccine trong vài tháng tới sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam. Việc tiêm vaccine ở Việt Nam đến nay đạt khoảng 1% dân số đã tiêm một lần, trong khi để đạt miễn dịch cộng đồng phải tiêm hai lần cho khoảng 70% dân số. Tức là chúng ta cần khoảng 135 triệu liều vaccine. Hiện nay chưa thấy khả năng Việt Nam nhận được khoảng 100 triệu liều vaccine trong ba tháng tới. Bộ Y tế cần công bố rõ đối tượng được tiêm, lịch tiêm lần 1 và lần 2 đồng thời và tác động xã hội của việc tiêm này để phòng, chống dịch nói chung và việc tiêm vaccine nói riêng đạt hiệu quả cao nhất.

IV. Nhận định

Tình hình lây nhiễm và dịch ở Việt Nam hiện nay cao hơn nhiều so với ba làn sóng lây nhiễm trước. Thực tế chúng ta đã bước vào trạng thái một nước có dịch Covid-19, song còn ở mức rất nhẹ. Tỷ lệ người đang điều trị/1 triệu dân chỉ khoảng 19 người, trong khi bình quân thế giới hiện là 2.156 người, gấp hơn 110 lần của Việt Nam. Với kinh nghiệm phòng, chống dịch thành công trong hơn một năm qua, tham khảo các bài học và kinh nghiệm các nước, khắc phục các hạn chế đã bộc lộ, chúng ta hoàn toàn có thể khống chế thành công làn sóng lây nhiễm thứ 4, đưa đất nước Việt Nam trở về trạng thái bình thường mới, không có dịch, tuy còn lây nhiễm cục bộ, quy mô nhỏ.

Ba địa phương có dịch nặng nhất hiện nay là Bắc Giang (285 người đang điều trị/1 triệu dân), Đà Nẵng (có 237 người đang điều trị/1 triệu dân), Bắc Ninh (235 người đang điều trị/1 triệu dân), với tổng số người đang điều trị là 1.015 người, chiếm 56% số người đang điều trị của cả nước (1.815 người). Dịch tại ba địa phương đều chưa đạt đỉnh. Nếu tại ba địa phương này việc chống dịch được triển khai quyết liệt, có sự phối hợp hiệu quả của Trung ương và các địa phương, bám sát ba bài học và hai kinh nghiệm phòng, chống dịch thành công của 23 nước không có dịch trên thế giới thì sau khoảng hai tháng nữa, ba địa phương có thể hết dịch.

Để việc phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta chuyển sang giai đoạn mới, trên nền tảng tiêm vaccine cho đa số người dân, Việt Nam cần đẩy nhanh việc nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vaccine trong nước, đồng thời tận dụng các cơ hội để mua vaccine từ các nguồn hợp pháp trên thế giới.

30 tháng 5 2021

Những hậu quả mà nó gây ra là :

- Làm suy sụp nền kinh tế nước nhà 

- Làm nhiều người chết và mắc bệnh

- Làm quá tải các trung tâm và bệnh biện y tế

..................

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:     “Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     “Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. Chàng từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lí Thông.

Bấy giờ, trong vùng có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người. Quan quân đã nhiều lần đến bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Dân phải lập cho nó miếu thờ, hằng năm nạp một mạng người cho chằn tinh ăn thịt để nó đỡ phá phách.

Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lý Thông dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:

- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó đi thay anh, đến sáng thì về.

Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay.”                                                                 

  (Theo Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan, Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 1, trang 61,62- NXB Giáo dục - 1989)

 

Câu 1.

a. Kể tên những nhân vật có trong đoạn trích?

b. Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về đặc điểm của các nhân vật?

Câu 2.

aChỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích trên?

b. Xác định ngôi kể của đoạn trích?

Câu 3.

a. Chỉ ra trạng ngữ trong câu văn được in đậm và nêu tác dụng của trạng ngữ vừa tìm được.

b. Đặt một câu với một trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Câu 4. Câu: Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó đi thay anh, đến sáng thì về” là lời của ai? Mục đích của câu nói này là gì?

Câu 5. Viết đoạn văn ngắn (15 DÒNG) kể lại một đoạn trong một truyện cổ tích mà em thích

1
22 tháng 10 2021

Câu 1 :Đoạn văn trên trích trong truyện Thạch Sanh,

              -Phương pháp biểu đạt tự sự.

   Câu 2 Những chi tiết thần kì :

-Trong vùng có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.

-Dân phải lập cho nó miếu thờ, hằng năm nạp một mạng người cho chằn tinh ăn thịt để nó đỡ phá phách.  

    (Trong thực tế không có loài nào có phép lạ,mà phải lập miếu thờ =>chi tiết thần kì)

  Câu 3

Lí Thông: Kẻ gian dối, lừa gạc người khác,lợi dụng lòng tin của người khác...

Thạch Sanh: Thật thà,tốt bụng,nhân ái....

   Câu 4

Văn bản đã giúp em hiểu :

Phải sống thật chân thật,nhân ái.

                    Ở hiền gặp lành

Ta là sứ giả của nước Đại Việt. Suốt mấy năm nay, ta phụng sự cho nhà vua - một người hết lòng yêu nước, thương dân. Đặc biệt, nhà vua hết sức tin dùng và quý mến người tài. Vì thế, lần này người đã phái ta đi đến các ngôi làng tìm kiếm người tài về giúp ngài cai trị đất nước.

Một ngày, khi đi qua ngôi làng nọ, ta nhìn thấy có hai cha con đang cùng nhau cày ruộng. Thế là, ta nảy lên sự tò mò, thử đặt một câu hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?

Tuy nhiên, thật bất ngờ khi người trả lời ta lại là người con chứ không phải người cha:

- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.

Nghe cậu bé hỏi ngược lại như thế, ta nhận ra ngay cậu chính là nhân tài mà mình luôn tìm kiếm. Thế là, ta vội thúc ngựa về bẩm tấu cho nhà vua. Biết được câu chuyện nhà vua mừng lắm, nhưng để chắc chắn hơn, ngài quyết định sẽ thử cậu bé thêm lần nữa. Ngài ban cho làng cậu bé ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp, yêu cầu một năm sau phải nộp lên chín con trâu. Trước lời đố đó, ta vô cùng thấp thỏm, không biết cậu bé sẽ trả lời thế nào. Một thời gian sau, khi ta đang cùng nhà vua bàn việc trong thư phòng, thì nghe tiếng khóc ầm ĩ ở trước cửa cung. Thấy lạ, nhà vua cho mời vào. Ta nhận ra ngay đó chính là cậu bé thông minh đó. Cậu ta khóc lóc đòi nhà vua bảo bố sinh em cho mình. Trước lời đề nghị vô lý đó, nhà vua vô cùng khó xử. Đúng lúc ấy, cậu bé hỏi ngược lại nhà vua, sao lại bắt làng cậu chăm cho ba con trâu đực đẻ ra chín con trâu con. Nghe thế, nhà vua liền nhận ra mình đã bị bẫy ngược rồi. Nhà vua vừa lòng lắm.

Nhưng để cho cả triều đình cùng tin tài của cậu, người cho thử tài lần thứ ba. Ngài sai ta đem một con chim sẻ nhỏ đến, yêu cầu cậu bé làm thành ba mâm cỗ. Ngay lập tức, cậu bé bảo ta đem về cho vua một cây kim, nhắn rằng. nhờ ngài mài kim thành một con dao thật sắc để mổ thịt chim. Lần này, ai cũng tâm phục khẩu phục.

Một hôm nọ, sứ giả của nước láng giềng sang chơi, mang theo một câu đố vô cùng khó. Biết đây là ý muốn thăm dò xem nước ta có người tài không của họ, nhà vua vô cùng tức giận. Đúng lúc mọi người đang vò đầu bứt tai để suy nghĩ, ta nhớ ngay đến cậu bé thông minh kia. Được sự đồng ý của nhà vua, ta đem câu đố đến chỗ cậu. Nào ngờ, trước câu hỏi cả triều đình đều bó tay ấy, cậu vừa nghe đã giải được ngay. Không những thế, còn đọc đáp án thành bài đồng dao:

“ Tang tình tang ! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang…”

Nhờ trí thông minh của cậu bé, mà triều đình ta giải được câu đố khó. Khiến sứ giả phải e dè. Sau sự kiện lần đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên trẻ tuổi nhất. Còn ta, được nhà vua thưởng hậu hĩnh vì đã tìm được người tài cho đất nước.