K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Ý nào nói lên việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài của Hồ Chí Minh không được nêu trong bài viết? *

A. Ảnh hưởng một cách thụ động.

B. Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.

C. Luôn luôn đề cao bản sắc văn hoá của dân tộc.

D. Chịu ảnh hưởng nhiều từ quốc tế.

Câu 2: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì? *

A. Phong cách và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh

B. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh

C. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh

D. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 3: Theo tác giả, để có được vốn tri thức sâu rộng về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì? *

A. Nắm vững phương pháp giao tiếp là ngôn ngữ.

B. Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề tiếp thu chọn lọc văn hóa nhân loại trên nền tảng văn hóa dân tộc.

C. Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề.

D. Học tập, tiếp thu có chọn lọc, phê phán.

Câu 4: Câu nói "Bố mẹ mình đều là giáo viện dạy học" vi phạm phương châm nào? *

A. Phương châm về lượng.

B. Phương châm về chất.

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức

Câu 5: Câu ca dao sau phù hợp với phương châm hội thoại nào? "Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" *

A. Phương châm cách thức.

B. Phương châm lịch sự.

C. Phương châm quan hệ.

D. Phương châm về lượng.

1
2 tháng 10 2021

A

A

B

A

B

HomeVăn Mẫu HaySoạn bài – Phong cách Hồ Chí MinhSoạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh Phương Thảo  29/05/2018  Văn mẫu hay  Không có phản hồiBài học SGK Progress:    ← Back to Mục học SGKSoạn bài Phong cách Hồ Chí Minh trang 5 – 8 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập...
Đọc tiếp

Home

Văn Mẫu Hay

Soạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh

Soạn bài – Phong cách Hồ Chí Minh

 Phương Thảo  29/05/2018  Văn mẫu hay  Không có phản hồi

Bài học SGK Progress:    

← Back to Mục học SGK

Soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh trang 5 – 8 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1. Để học tốt hơn danh sách các bài tập trong bài Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà, sau đây là hướng dẫn soạn bài và giải bài tập đầy đủ và chi tiết nhất.

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Trong cuộc đời đầy truân chuyên(2) của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và biết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga…và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiểu về các dân tọc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm(3). Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại […].

 Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" là gì?

 

A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

0
Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?A.    Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.B.     Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.C.     Tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.D.    Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Câu 2: Trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh”...
Đọc tiếp

Câu 1: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?

A.    Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B.     Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C.     Tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D.    Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 2: Trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” tác giả so sánh lối sống của Bác Hồ với lối sống những ai?

A.    Những vị lãnh tụ của các dân tộc trên thế giới.

B.     Các danh nho Việt Nam thời xưa.

C.     Các danh nho Trung Quốc thời xưa.

D.    Các vị lãnh tụ nhà nước ta đương thời.

Câu 3: Thành ngữ nào dưới đây vi phạm phương châm về chất trong hội thoại?

          A. Dây cà ra dây muống

B. Nói nhăng nói cuội

C. Ông nói gà, bà nói vịt

D. Én là một loài chim có 2 cánh

Câu 4: Thành ngữ nào dưới đây vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại?

A.    Dây cà ra dây muống

B.     Khua môi, múa mép

C.     Nói có sách, mách có chứng

D.    Ông nói gà , bà nói vịt

Câu 5: Vì sao văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác - ket được coi là một văn bản nhật dụng?

A.    Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ trăn trở về đời sống của tác giả.

B.     Vì lời văn của văn bản giàu màu sắc biểu cảm.

C.     Vì văn bản bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời đại.

D.    Vì văn bản kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.

Câu 6: Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác - ket?

A.    Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất.

B.     Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó.

C.     Cần kích thích khoa học kĩ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang.

D.    Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân.

Câu 7: “- Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy… Thế nào rồi cũng xong.” (Lão Hạc - Nam Cao)
Câu nói trên ứng với thành ngữ nào dưới đây?

A.  Nói nửa kín nửa hở

B.  Nói nước đôi

C.  Đánh trống lảng

D.  Nói úp nói mở

Câu 8:  phương châm về lượng cần đạt những yêu cầu nào?

A.    Khi giao tiếp cần nói có nội dung, không thiếu không thừa.

B.     Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng.

C.     Khi giao tiếp cần nói có bằng chứng xác thực.

D.    Khi giao tiếp không cần nói có nội dung, không thiếu không thừa.

Câu 9: Câu nào sau đây vi phạm phương châm về lượng?

   A. Nói có sách mách có chứng

  B. Trâu là một loại gia súc nuôi ở nhà.

  C. Lời chào cao hơn mâm cổ.

  D. Ông nói gà bà nói vịt.

Câu 10: Thế nào là phương châm quan hệ?

A.    Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.

B.     Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng.

C.     Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề.

D.    Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

Câu 11: Có mấy phương châm hội thoại đã được học?

A.   Hai                         B.  Ba                       C. Bốn                      D. Năm

Câu 12: Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?

A.    Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

B.     Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.

C.     Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.

D.    Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.

Câu 13: Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương?

A.    Vũ Thị Thiết, ngườì con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

B.     Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, chưa từng để lúc nào vợ chồng phải thất hòa.

C.     Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.

D.    Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.

Câu 14: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ muốn thể hiện điều gì?

A. Phê phán chế độ nam quyền bất công

B. Niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ

C. Phê phán chiến tranh phong kiến đã gây nên sự đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến

D. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không được tôn trọng.

Câu 15: Đoạn văn sau sử dụng cách dẫn nào?

Sau khi tắm gội chay sạch, Vũ Nương ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

-  Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”

(Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ)

A. Cách dẫn gián tiếp

B. Cách dẫn trực tiếp

C. Nửa gián tiếp, nửa trực tiếp

D. Đây không phải là lời dẫn.

Câu 16: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì?

A.    Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.

B.     Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.

C.     Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước.

D.    Ý chí trước sau như một của vua Lê.

Câu 17: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quan Trung trong việc xét đoán và dùng người?

A.    Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp.

B.     Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.

C.     Thân chinh cầm quân ra trận.

D.    Sai mở tiệc khao quân.

Câu 18: Nội dung chính  hồi thứ 14 của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” là gì?

A. Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh

B. Tái hiện chân thực sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh trong cuộc tấn công thần tốc của quân Tây Sơn

C. Tái hiện chân thực sự thất bại thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống trong cuộc tấn công thần tốc của quân Tây Sơn

D. Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

Câu 19: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên điều gì?

A.    Miêu tả vẻ đẹp của cây mai và tuyết trắng.

B.     Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.

C.     Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.

D.    Giới thiệu vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu 20: Theo em, vì sao tác giả miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân trước, vẻ đẹp Thúy Kiều sau?

A.    Vì Thúy Vân không phải là nhân vật chính.

B.     Vì Thúy Vân đẹp hơn Thúy Kiều.

C.     Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

D.    Vì tác giả muốn đề cao vẻ đẹp của Thúy Vân.

Câu 21: Câu thơ “Làn thu thủy nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thúy Kiều?

A.    Vẻ đẹp của đôi mắt.

B.     Vẻ đẹp của làn da.

C.     Vẻ đẹp của mái tóc.

D.    Vẻ đẹp của dáng đi.

Câu 22: Qua cung đàn mà Kiều sáng tác, em hiểu thêm điều gì về nhân vật này?

A.    Là người luôn vui vẻ, tươi tắn.

B.     Là người có trái tim đa sầu, đa cảm.

C.     Là người gắn bó với gia đình.

D.    Là người có tình yêu chung thủy.

Câu 23. Câu thơ nào trong văn bản  Chị em Thuý Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) thể hiện vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều?

   A. Mai cốt cách tuyết tinh thần.

   B. Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

   C. Một hai nghiêng nước nghiêng thành.

   D. Thông minh vốn sẵn tính trời.

Câu 24. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” (Chị em Thuý Kiều – Truyện Kiều – Nguyễn Du) có sử dụng phép tu từ chính nào dưới đây?

   A. Nhân hóa và ẩn dụ.

   B. Nhân hoá và tượng trưng.

   C. Nhân hoá và so sánh.

   D. Nhân hoá và cường điệu.

Câu 25. Trong văn  bản Chị em Thuý Kiều (Truyện Kiều– Nguyễn Du) chân dung Thuý Vân, Thuý Kiều được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật nào?

    A. Miêu tả nội tâm nhân vật.

    B.  Tả cảnh ngụ tình.

    C. Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của nhân vật.

    D. Khắc hoạ nhân vật qua hành động.

Câu 26. Trong văn bản Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) bút pháp ước lệ được tác giả sử dụng ở câu thơ nào dưới đây?

    A. Đầu lòng hai ả tố nga.                         B. Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.

    C. Mai cốt cách tuyết tinh thần.               D. Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Câu 27. Câu thơ nào dự cảm tương lai không mấy tốt đẹp của Thúy Kiều?

   A. Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

    B. Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

    C. Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

    D. Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Câu 28. Có ý kiến cho rằng, ngay từ những câu thơ đầu tiên, Truyện Kiều đã thể hiện giá trị nhân đạo. Theo em, giá trị nhân đạo trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” thể hiện ở điểm nào?

   A. Cảm thương với số phận hồng nhan bạc mệnh.

   B. Lên án những bất công trong xã hội phong kiến.

   C. Dự đoán tương lai bạch mệnh của kiếp hồng nhan.

   D. Trân trọng và đề cao vẻ đẹp toàn vẹn của con người.

Câu 29: Cụm từ “khoá xuân” trong câu “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được hiểu là gì?

A.    Mùa xuân đã hết.

B.     Khóa kín tuổi xuân.

C.     Bỏ phí tuổi xuân.

D.    Tuổi xuân đã tàn phai.

Câu 30: Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” sử dụng cách nói nào?

A.    Ẩn dụ.                                    C. Nhân hoá

B.     Hoán dụ.                                D. So sánh.

Câu 31: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Có một cuộc sống yên ổn

B. Dẹp được bọn cướp lâu la

C. Hành đạo để giúp đời

D. Về chí làm trai

Câu 32: Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?

A.    Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự.

B.     Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.

C.     Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.

D.    Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.

Câu 33: Dòng nào dưới đây không phải là đối tượng miêu tả trực tiếp nội tâm nhân vật?

A, Ngôn ngữ

B. Suy nghĩ

C. Cảm xúc

D. Tình cảm

Câu 34: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm ở vị trí nào trong truyện Kiều?

    A. Trước khi Kiều gặp Kim Trọng                      

    B. Sau khi Kiều gặp Kim Trọng         

    C. Sau khi Kiều bán mình chuộc cha                 

    D. Sau khi Kiều gặp Từ Hải

Câu 35: Không gian trước lầu Ngưng Bích gợi cho em cảm nhận về điều gì?

    A. Sự mênh mông, hoang vắng                          

    B. Sự bình dị, trong lành

    C. Sự nhẹ nhàng, sâu thẳm                                

    D. Sự nhẹ nhàng, bình dị

Câu 36: Nhìn cảnh vật Thúy Kiều nhớ đến ai?

   A.  Thúy Vân và cha mẹ                                    

   B. Kim Trọng và cha mẹ

   C. Vương Quan và cha mẹ                                  

   D. Kim Trọng và Thúy Vân

Câu 37: Các từ “này”, “kia” trong câu “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” nhằm gợi tả về:

   A. Thiên nhiên                    

   B. Con người                 

  C.  Thân phận              

  D. Sự suy tư

Câu 38: Câu thơ nào sau đây thể hiện tâm trạng buồn của nàng Kiều cho chính thân phận mình?

   A.  Buồn trông cửa bể chiều hôm – Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

   B. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh - Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

   C. Buồn trông ngọn nước mới sa – Hoa trôi man mác biết là về đâu?

   D. Buồn trông nội cỏ rầu rầu – Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Câu 39: Nội dung chính của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là gì ?

    A. Nỗi đau đớn đến ê chề của Thúy Kiều.      

    B. Sự thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều

   C. Tâm trạng bẽ bàng chua xót của Thúy Kiều.

   D. Nỗi buồn nhiều vẻ của Thúy Kiều.

Câu 40: Phương thức biểu đạt chính của phần trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là gì ?

            A. Miêu tả                    

 B. Tự sự                        

C. Biểu cảm                     

D. Thuyết minh

Câu 41 : Nhận xét nào sau đây không phải là giá trị nghệ thuật của truyện Kiều ?

       A. Là một truyện thơ  nôm  bình dân.                       

       B. Tiếng Việt trong truyện Kiều hết sức giàu đẹp

       C. Đặc sắc về phương diện xây dựng nhân vật 

       D.Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng

Câu 42: Các câu sau đây liên quan đến phạm phương châm nào?

-  Lời chào cao hơn mâm cổ.

 -  Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

A.    Phương châm về lượng.

B.     Phương châm về chất.

C.     Phương châm quan hệ.

D.    Phương châm lịch sự.

4
8 tháng 11 2021

Chia nhỏ ra !

8 tháng 11 2021

Nhìn lag mắt :))

2 tháng 10 2021

ấy em lộn câu mọi người bỏ câu này giúp em

ĐỀ ĐỌC, HIỂU:Trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh” sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới,tác giả Lê Anh Trà viết:“…Nhưng điều kì lạ là tất cả ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất...
Đọc tiếp

ĐỀ ĐỌC, HIỂU:

Trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh” sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới,tác giả Lê Anh Trà viết:

“…Nhưng điều kì lạ là tất cả ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.”

(Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9 tập 1)

1. Ở phần trích trên tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa với những yếu tố nào ? Em hiểu điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người ?

2. Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy ?

3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển ?

làm ơn giúp

 

1
8 tháng 9 2021

1. Trường học cách mạng của Bác Hồ là hiện thực sôi động của thế giới. Bác Hồ đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau từ phương Đông tới phương Tây nên có kiến thức sâu rộng về văn hóa của các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ… Để có được trình độ hiểu biết uyên thâm ấy, Bác Hồ đã không ngại gian khổ, khó khăn, dày công học tập trong một thời gian rất dài

Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ.

Bác hiểu rằng, muốn tìm hiểu về bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào thì trước hết phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. Chính vì thế, Người khổ công luyện tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như Pháp, Anh, Hoa, Nga.

Trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu nền văn hóa của nhân loại, Bác Hồ có một mục đích rõ ràng là để tạo cho mình một nhân cách, một lối sống mới, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại.

Phương pháp học tập của Người cũng hết sức đặc biệt. Đó là học qua thực tế công việc của nhiều nghề khác nhau và học từ trong hiện thực cuộc sống phong phú, sôi động xung quanh.

Tác giả khẳng định: Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.

Điều quan trọng là Bác Hồ đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách chủ động và chọn lọc, rồi kết hợp hài hoà với vẻ đẹp truyền thông của nền văn hoá dân tộc Việt Nam để tạo cho mình một bản sắc riêng:

Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại..

2. Hai danh từ được sử dụng như tính từ “Việt Nam” và ‘phương Đông”. từ Việt Nam như là thể hiện một nền văn hóa bình dị đời thường, còn phương Đông thể hiện một nền văn hóa hiện đại mới mẻ.

3.Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội.

 

Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm.

Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt… đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về “chát”, về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu… Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay.

 

Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế.

Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu.

Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì ? và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao ? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết.

Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó. Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc – những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt.

Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu “hoà nhập nhưng không hoà tan” trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới,tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất...
Đọc tiếp


Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới,tác giả Lê Anh Trà viết:
…”Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết  hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành 
    cho Người?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Hoặc: Em hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

0
Bài 5: Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết: …” Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt...
Đọc tiếp

Bài 5: Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết: …” Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại…” (Trích ngữ văn 9, tập một NXB Giáo dục Việt Nam 2015)

1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người? 2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy. 3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng15 câu theo cách TỔNG – PHÂN – HỢP) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập phát triển

0
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:… “Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất...
Đọc tiếp

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:

… “Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

 

 

0
BÀI TẬP VĂN BẢN “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”ĐỀ 1: Trong bài « phong cách Hồ Chí Minh », sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh  đã tiếp xúc với nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới , tác giả Lê Anh Trà viết :«  .. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân...
Đọc tiếp

BÀI TẬP 
VĂN BẢN “PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH”

ĐỀ 1: Trong bài « phong cách Hồ Chí Minh », sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh  đã tiếp xúc với nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới , tác giả Lê Anh Trà viết :
«  .. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn
 hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”… 
                                  (Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu hỏi
1. ở phần trích trên, tác gỉa đã cho ta thấy vẻ đẹp của phong cách HCM được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào ? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người ?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn, cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy ?
3. Em hãy suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển. 


ĐỀ 2: Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
     Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Câu hỏi
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
2. Tìm dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Hồ Chí Minh?
3. Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên.

0
Phần I. ( 4 điểm)Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:… “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị,...
Đọc tiếp

undefined

Phần I. ( 4 điểm)

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:

… “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”

(Trích ngữ văn 9, tập một NXB Giáo dục Việt Nam 2015)

Câu 1: Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

Câu 2: Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập phát triển.

Phần II. ( 6 điểm)

Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:

   … “Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…

rồi trở về thực tại:

   “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

   Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

   Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

   – Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

   (Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Câu 2“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng gì?

Câu 3: Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)

Câu 4: Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.

21
30 tháng 3 2021

1. - Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa thanh cao và giản dị.

- Tình cảm của tác giả dành cho Người là: kính yêu, ngưỡng mộ, trân trọng và tự hào.

2. - Hai danh từ được sử dụng như tính từ là:

+ Việt Nam

+ Phương Đông

- Tác dụng: Tác giả khẳng định bản sắc văn háo dân tộc thấm đẫm trong Người.

Câu 3

 Bản sắc văn hoá dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành và tồn tại, phát triển qua quá trình lịch sử lâu dài. Các giá trị ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng. Là thanh niên, là thế hệ trẻ của Việt Nam, chúng ta cần phải biết giữ gìn các bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập phát triển. Chúng ta cần nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…,tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. Đây là một việc vô cùng quan trọng, đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức. Mỗi chúng ta hãy cố gắng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển để đem lại cho Việt Nam ta một nét riêng, một nét tinh tuý ngàn đời của ông cha ta.

30 tháng 3 2021

Phần II

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bếp lửa 

– Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi đất nước vẫn còn nhiều khó khăn: miền Bắc đã được hòa bình, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến; miền Nam đang đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước.

– Nhà thơ Bằng Việt đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Nhớ về quê hương, về người bà thân yêu, về những kỉ niệm tuổi thơ gian khổ mà ấm áp nghĩa tình, nhà thơ đã viết nên bài thơ này.

Câu 2

- Câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” nhắc nhớ đến kỉ niệm khi nhà thơ lên bốn tuổi, năm 1945, miền Bắc lâm vào nạn đói khủng khiếp khiến 2 triệu đồng bào chết đói.

– Việc tách từ “mòn mỏi” tạo thành tổ hợp “đói mòn đói mỏi” có tác dụng nhấn mạnh sự dai dẳng, khủng khiếp của cơn đói cũng như nỗi cơ cực, nhọc nhằn của mỗi người dân trong nạn đói.

Câu 3

       Khổ thơ trên đã cho ta thấy được tình bà cháu sâu nặng của tác giả và bà của mình. Tình cảm ấy vượt trên cả khoảng cách không gian “cháu đã đi xa”, đến những phương trời mới, đất nước xa xôi, khoảng cách thời gian. Người cháu đã khôn lớn, trưởng thành, vượt lên cả sự khác biệt về hoàn cảnh sống , một cuộc sống đủ đầy về vật chất, tiện nghi. Nhưng những nỗi nhớ về bà, về những kỉ niệm tuổi thơ luôn luôn thường trực trong tâm thức, trong trái tim người cháu. Cháu khi còn nhỏ đã được bà chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ. Bà luôn tần tảo sớm hôm, mong cho cháu được học hành, mai này trở thành một con người tốt. Nhưng nay khi cháu trưởng thành, cháu lại rời xa bà đến một khung trời mới. Vì thế, người cháu mới có những câu tự hỏi mình: "Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa". Qua đây ta lại thấy được những tình cảm sâu nặng của cháu dành cho bà, luôn nhớ về bà, mong được về với bà. Đoạn thơ đã giúp em thấy được những công lao của bà với cuộc đời của mình, dặn lòng rằng mình phải yêu bà hơn, phải cố gắng học hành để sau này chăm lo ông bà thật tốt.

Câu 4

Bài thơ viết về tình bà cháu trong chương trình Ngữ văn THCS: Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh.