Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các tác phẩm văn chương có nhiệm vụ phản ánh mọi mặt đời sống, bồi đắp thêm tình cảm cho con người, làm cho đời sống tinh thần phong phú đa dạng hơn như lời nhận xét của nhà văn Hoài Thanh : " văn chương luyện cho ta những tỉnh cảm ta sẵn có ". Mỗi tác phẩm văn chương khơi dậy cho người đọc những tình cảm luôn chứa đựng tinh thần nhân văn như tình cảm gia đình; tình yêu quê hương, đất nước; tình bạn bè như bài ca dao: "Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông / Núi cao, biển rộng mênh mông / Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi " đã bồi đắp thêm cho mỗi người chúng ta phải biết kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ đã có công nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Không chỉ vậy, văn chương còn bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước qua các bài ca dao hay văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Từ đó, mỗi người chúng ta tự hào về vẻ đẹp quê hương, đất nước và yêu quê hương, đất nước sâu nặng. Cũng từ các tác phẩm văn chương cho chúng ta hiểu biết về lòng vị tha, lòng nhân hậu, độ lượng, tình yêu thương, sự quan tâm lẫn nhau của anh chị em trong gia đình. Vì vậy, văn chương đã bồi đắp cho con người những tình cảm sẵn có, làm cho cuộc đời thêm phong phú và tươi đẹp.
Các tác phẩm văn chương có nhiệm vụ phản ánh mọi mặt đời sống, bồi đắp thêm tình cảm cho con người, làm cho đời sống tinh thần phong phú đa dạng hơn như lời nhận xét của nhà văn Hoài Thanh : " văn chương luyện cho ta những tỉnh cảm ta sẵn có ". Mỗi tác phẩm văn chương khơi dậy cho người đọc những tình cảm luôn chứa đựng tinh thần nhân văn như tình cảm gia đình; tình yêu quê hương, đất nước; tình bạn bè như bài ca dao: "Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông / Núi cao, biển rộng mênh mông / Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi " đã bồi đắp thêm cho mỗi người chúng ta phải biết kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ đã có công nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Không chỉ vậy, văn chương còn bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước qua các bài ca dao hay văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Từ đó, mỗi người chúng ta tự hào về vẻ đẹp quê hương, đất nước và yêu quê hương, đất nước sâu nặng. Cũng từ các tác phẩm văn chương cho chúng ta hiểu biết về lòng vị tha, lòng nhân hậu, độ lượng, tình yêu thương, sự quan tâm lẫn nhau của anh chị em trong gia đình. Vì vậy, văn chương đã bồi đắp cho con người những tình cảm sẵn có, làm cho cuộc đời thêm phong phú và tươi đẹp.
HS cần giải thích và chứng minh thành 2 vế.
* Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có:
- Văn chương bắt nguồn từ đời sống và là lăng kính muôn màu của đời sống. Văn chương vì thế mà phong phú, muôn màu, nêu ra những tình cảm ta không có hoặc chưa từng trải qua. => Văn chương bồi đắp cho tình cảm của ta thêm phong phú.
- Ví dụ: Đọc một tác phẩm văn chương ta biết vui, buồn, mừng, giận
* Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có:
- Văn chương khơi gợi, thức dậy những tình cảm trong ta: tình cảm gia đình, tình mẫu tử, tình bạn, tình anh em,....
Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đưa ta đến những tình huống, những hoàn cảnh, những số phận ta chưa từng gặp trong đời. Qua các nhân vật, các cảm xúc, thái độ,… của nhân vật, văn chương gây cho ta những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài làm rung động lòng trắc ẩn của mỗi chúng ta trước số phận những đứa trẻ tội nghiệp có bố mẹ li dị nhau. Không chỉ thế, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ sắp phải lìa xa người thân. Điều đó cũng xảy ra khi ta đọc những bài Ca dao than thân, “Sài Gòn tôi yêu”, “Xa ngắm thác núi Lư”,… Nhờ đó, mỗi chúng ta rút ra cho mình một bài học, gây dựng cho mình một tình cảm đúng đắn đối với những biểu hiện của cái đẹp, cái tốt cũng như cái xấu, cái ác trong cuộc đời này. Bên cạnh đó, văn chương còn “luyện” những tình cảm ta sẵn có. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm nhất định đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương,… Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống chẳng những phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hơn, sâu sắc hơn những hiện thực vốn có tồn tại trong đời sống của con người. Nhờ vậy, chúng ta cảm nhận đủ đầy và sâu sắc hơn những tình cảm của lòng mình. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”,… Đọc những bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước,…. Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình,… Chính những công dụng tuyệt vời đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.
Mk mải nhắn quá nên k để ý có trạng ngữ/câu đb hay ko,bn tự sửa nha
Tham khảo:
Hoài Thanh - một nhà phê bình văn học nổi tiếng đã ý thức được vai trò to lớn của văn chương; vì vậy, trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương” của mình, ông đã từng khẳng định : “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. (1) Trước hết, "văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có" nghĩa là những tình cảm luôn thường trực trong tâm hồn ta được văn chương làm cho phong phú hơn, tinh tế hơn, trong sáng, cao cả, đẹp đẽ và sâu sắc hơn; nó được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn học. (2) Đến với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, ta cảm nhận sâu sắc tình yêu thương, chăm chút của Bác dành cho các anh đội viên như người cha già với những đứa con, đặc biệt là tình cảm của Bác dành cho những người Bác chưa một lần gặp mặt. (3) Tình yêu thương mênh mông ấy của Người giúp cho tình cảm kính yêu Bác của chúng ta càng sâu đậm hơn. (4) Đọc văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan, ta thêm hiểu tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con; từ đó, ta thêm kính yêu, biết ơn người mẹ của mình. (5) Cùng với tình yêu gia đình, văn bản “Mẹ tôi” của A-mi-xi qua lời tâm tình của bố với En-ri-co qua bức thư làm ta thật xúc động, nhận thấy tình cảm của mẹ dành cho con là vô bờ bến thật cao cả và thiêng liêng. (6) Cũng từ đó mà tình yêu và lòng biết ơn mẹ của chúng ta thêm sâu sắc và nhận thức được rằng mình luôn phải cố gắng trở thành con ngoan hiếu thảo của mẹ, không để mẹ phải buồn. (7) Cuối cùng là bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, ta thấy được tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng của bà dành cho cháu; bà là người đã đem cho cháu bao niềm hanh phúc trẻ thơ mỗi khi xuân về tết đến; để mỗi khi đi xa, người cháu luôn nhớ về bà với tình cảm kính yêu, biết ơn. (8) Ôi! (9)Ta thấy yêu với biết ơn bà biết bao, hiểu được tình yêu lớn lao và cao đẹp mà bà dành cho con cháu qua những việc làm nhỏ hàng ngày nhưng vô cùng to lớn. (10) Qua các tác phẩm văn học, ta khẳng định nhận định của Hoài Thanh là vô cùng chính xác: "văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". (11)
Chú thích:
- Câu đặc biệt in đậm: Ôi! - bộc lộ cảm xúc
1.Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có : Văn chương khơi gợi tình cảm cho con người,giúp ta tiếp thu những tình cảm cao đẹp, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để chúng ta làm giàu thêm tâm hồn.
2.Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời nó cũng luyện những tình cảm ta sẵn có. Bạn có nghĩ vậy không ? Văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng nhường nào. Giúp mỗi học sinh chúng ta thấm thía hơn nỗi vất vả, tình thương vô bờ của bậc làm cha làm mẹ. Nhờ văn chương, chúng ta biết trân trọng tình cảm bạn bè thiêng liêng, biết nuôi dưỡng và phát triển lòng yêu nước trong tim mỗi người. Những tình cảm ấy, có phải chúng ta chưa có đâu. Nhưng nhờ có văn chương và thông qua văn chương mà mỗi người thấm thía hơn, tôi rèn những tình cảm ấy trở nên sâu đậm hơn.
Câu 1
Sách có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người nên đọc sách là thói quen tốt cần duy trì và phát huy. Nhưng có phải sách nào cũng nên đọc không? Thực tế cho thấy là việc đọc sách cũng cần có sự lựa chọn kĩ càng.
Đọc sách là để bồi dưỡng và nâng cao trình độ của bản thân. Đọc sách cũng là để bồi dưỡng và vun đắp những tình cảm tốt đẹp của con người. Nhưng những trí thức và tình cảm ấy cần phải có sự phù hợp với lứa tuổi. Khi còn học cấp một, chúng em còn nhỏ nên việc học toán bắt đầu từ những con số nhỏ trong phạm vi hàng nghìn, từ những phép tính cộng trừ nhân chia hai, ba chữ số. Việc học văn cũng bắt đầu từ những câu chuyện kể ngây ngô, những bài tiêu vụng về… Trong chương trình cấp hai, mức độ tư duy của chúng em đã cao hơn nên có thể học đến những phép nhân chia đa thức phức tạp, viết những bài văn dài đòi hỏi có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế. Vì vậy, việc lựa chọn sách đọc phải hợp với lứa tuổi cũng như lựa chọn nội dung học phải phù hợp nhận thức. Cấp một, cấp hai có thể đọc “Những câu chuyện vui về Hóa học / Văn học / Toán học….”, truyện cổ tích, đọc truyện Harry Potter… nhưng không nên đọc những truyện tâm lí tình cảm của người lớn. Đọc những cuốn sách không phù hợp với lứa tuổi, trình độ có thể tạo ra “hiệu ứng ngược” trong việc đọc sách. Có nghĩa là khiến người đọc sợ đọc hơn hoặc nảy sinh những tình cảm, suy nghĩ tiêu cực. Chẳng hạn, nếu một học sinh học lực bình thường mà đã phải đọc những cuốn sách nâng cao thì em sẽ thấy quá khó và sợ không dám học nữa. Hoặc mới lứa tuổi cấp hai đã đọc những cuốn tiểu thuyết tình cảm thì dễ yêu trước tuổi, không tập trung vào việc học tập được.
Mặt khác, đọc sách cũng cần có chọn lọc bởi ngày nay, có rất nhiều loại sách có nội dung không lành mạnh trôi nổi trên thị trường, nếu không chọn lọc ta rất dễ bị “nhiễm độc”. Đó là những cuốn sách mang nội dung phản động, kích động lôi kéo tham gia các tổ chức, đảng phái, tôn giáo chính trị không lành mạnh. Đó là những cuốn sách “đen” mang nội dung đồi trụy xấu xa. Vậy là, bên cạnh những loại sách tốt có tác dụng tích cực đối với việc phát triển con người thì lại có những loại sách hạn chế sự phát triển ấy. Đối với loại sách này ta cần lên án, tố cáo và thiêu hủy.
Sách đọc không đơn giản là một vật dụng bình thường, đó còn là một người thầy, một người bạn thân thiết. Trong cuộc sống, ta phải chọn thầy mà học, chọn bạn mà chơi vậy nên cũng cần chọn sách mà đọc.
Câu 2
Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Và mặc dù, bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"CUộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trogn cuộc sống nhỉ ?
trặng ngữ: và mặc dù
Tham khảo:
Câu 1:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề: Con người muốn trưởng thành thường chiếm lĩnh tri thức qua sách . Nhưng chọn sách sao cho đúng sao cho phù hợp thì không phải ai cũng có thể làm được.
2. Thân bài
-Vai trò của sách trong cuộc sống
+Là tài liệu lưu giữ tri thức, kinh nghiệm mà thế hệ trước đúc kết nên.
+Vai trò: Bồi dưỡng nhận thức, cung cấp kiến thức, tiếp cận gần hơn thế giới tự nhiên, tự bản thân mình sáng tạo, có thêm kinh nghiệm, có thêm vốn sống.
+Sách có rất nhiều và mỗi lứa tuổi phù hợp với những quyển sách riêng.
-Lí do phải chọn sách để mà đọc
+Bên cạnh những cuốn sách có nội dung tích cực thì hàng loạt những cuốn sách có nội dung tiêu cực ra đời, đồ trụy, phản khoa học
+Tác hại: Làm người đọc chán nản, suy nghĩ lệch lạc, tư tưởng không trong sáng, tinh thần bất ổn, không thoải mái, chịu thêm áp lực
+Cách chọn sách: Chọn nội dung thích hợp chứ không chọn theo vẻ bề ngoài, chọn đúng mục đích, đúng lứa tuổi
-Quan tâm của nhà nước và trách nhiệm của bản thân
+Bản thân là học sinh: Nâng cao nhận thức, tự bản thân chọn cho mình quyển sách thích hợp
+Nhà nước: Quan tâm đặc biệt tới vấn đề này, quản lí chặt chẽ những hành vi tiêu cực trong nội dung sách
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề
Câu 2:
Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” chính là công dụng của văn chương, Nghĩa là văn chương mở ra cho ta những chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.