K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:

Ở nửa đầu thế kỉ XIX, ruộng đất bị bỏ hoang hoá rất nhiều do nông dân bị địa chủ cường hào cướp mất ruộng đất, nạn đói xảy ra... nhiều năm nên nông dân phải bỏ làng, lưu vong.
Câu 2:

Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần:
- Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
- Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lẽ Thánh Tông hoàn chinh hom, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
Câu 3:

Chế độ phong kiến tập quyền là chế độ mọi quyền lực đều tập trung vào tay một cá nhân — ông vua (vua làm chủ, có toàn quyền quyết định mọi việc). Sau khi đánh đổ vương triều Tây Sơn. Nguyễn Ánh đã làm những gì trong việc tổ chức bộ máy chính quyền và bộ máy chính quyền đó có phải là tổ chức chính quyền của chế độ phong kiến tập quyền không. Nếu đúng thì đó là những việc làm để lập chế độ phong kiến tập quyền của nhà Nguyễn.

2 tháng 8 2017

Câu 2: Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần có điểm gì khác nhau?

* Nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý – Trần có điểm khác nhau là:

- Nhà nước thời Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

- Nhà nước thời Lý – Trần là nhà nước quân chủ quý tộc.

Câu 1: Vì sao nhà Nguyễn rất chú trọng đẩy mạnh khai hoang làm tăng diện tích canh tác nhưng vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?

* Nhà Nguyễn rất chú trọng đẩy mạnh khai hoang làm tăng diện tích canh tác nhưng vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong vì:

- Nhà nước không ngăn chặn được nạn địa chủ, cường hào cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

- Diện tích bị bỏ hoang vẫn còn nhiều.

- ...

Câu 3: Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

* Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền, nhà Nguyễn đã làm:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.

- Vua trực tiếp điều hành mọi việc.

- Năm 1815, ban hành luật Gia Long.

- 1831 – 1832, chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì và hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.

- ...

28 tháng 2 2022

Tham khảo:

Câu 1: 

 

Nhà nước thời Lý - Trần

Nhà nước thời Lê sơ

Thành phần quan lại

Chủ yếu: quý tộc, vương hầu

Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. 

Tổ chức bộ máy chính quyền

- Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (vua nắm mọi quyền hành) nhưng chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

- Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chỉ huy quân đội.

- Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

Câu 2:

 

Thời Lý (1009 - 1225)

Thời Trần (1226 - 1400)

Thời Lê sơ (1428 - 1527)

Các tác phẩm văn học

Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

- Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Các tác phẩm sử học

Đại Việt sử kí toàn thư.

Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu).

 

- Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,…

 

28 tháng 2 2022

Tham khảo:

1. undefined

2. undefined

 

23 tháng 12 2021

Chọn C

23 tháng 12 2021

C

23 tháng 12 2021

Chọn C

30 tháng 4 2017

Nhà Nguyễn đã:Ngay từ sớm, Nguyễn Ánh đã phong vương, đặt quan lại cho những người theo phò tá mình. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và trở thành hoàng đế Gia Long, ông lại tiếp tục kiện toàn lại hệ thống hành chính và quan chế của chính quyền mới.
Nhà Nguyễn về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền trung ương giống như các triều đại trước đó. Đứng đầu Nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành trong tay. Giúp vua giải quyết giấy tờ, văn thư và ghi chép có Thị thư viện (đến thời Minh Mạng thì đổi thành Văn thư phòng và năm 1829 thì lại đổi là Nội các). Về việc quân quốc trọng sự thì có 4 vị Điện Đại học sĩ gọi là Tứ trụ Đại thần, đến năm 1834 trở thành viện Cơ mật. Ngoài ra còn có Tông nhân phủ phụ trách các công việc của Hoàng gia.
Đặc biệt, để đề cao uy quyền nhà vua và ngăn chặn nạn quyền thần lấn át hoàng đế, vua Gia Long đã đặt ra lệ Tứ bất: Trong triều không lập Tể tướng, thi đình không lấy Trạng nguyên, trong cung không lập Hoàng hậu, không phong tước vương cho người ngoài họ vua.
Bên dưới, triều đình lập ra 6 Bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng Thư chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của Nhà nước:
Bộ Lại: coi việc khảo xét công trạng, thảo những tờ chiếu sắc...
Bộ Hộ: coi việc đinh điền thuế má, tiền bạc...
Bộ Lễ: coi việc tế tự, tôn phong, cách thức học hành thi cử...
Bộ Binh: coi việc binh lính...
Bộ Hình: coi việc pháp luật...
Bộ Công: coi việc làm cung điện, dinh thự...
Bên cạnh 6 Bộ còn có Đô sát viện (tức là Ngự sử đài bao gồm 6 khoa) chịu trách nhiệm thanh tra quan lại, Hàn lâm viện phụ trách các sắc dụ, công văn, 5 Tự phụ trách một số sự vụ, phủ Nội vụ coi sóc các kho tàng, Quốc tử giám phụ trách giáo dục, Thái y viện chịu trách nhiệm về việc chữa bệnh và thuốc thang,... cùng với một số Ti và Cục khác.
Theo tổ chức của nhà Nguyễn, khi có việc gì quan trọng, thì vua giao cho đình thần các quan cùng nhau bàn xét. Quan lại bất kỳ lớn bé đều được đem ý kiến của mình mà trình bày. Việc gì đã quyết định, đem dâng lên để vua chuẩn y, rồi mới thi hành. Hoàng đế tuy có quyền lớn nhưng lại không được làm điều gì trái phép thường. Khi vua có làm điều gì sai thì các quan Giám Sát Ngự Sử có quyền can ngăn vua và thường là vua phải nghe lời can ngăn của những người này.
Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của dân. Người dân tự lựa chọn lấy người của mình mà cử ra quản trị mọi việc tại đia phương. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng.
Ngạch quan lại chia làm 2 ngành văn và võ. Kể từ thời vua Minh Mạng được xác định rõ rệt giai chế phẩm trật từ cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm chia ra chánh và tòng 2 bậc. Trừ khi chiến tranh loạn lạc còn bình thường quan võ phải dưới quan văn cùng phẩm với mình. Quan Tổng đốc (văn) vừa cai trị tỉnh vừa chỉ huy quân lính của tỉnh nhà.
Lương bổng của các quan tương đối ít nhưng quan lại được hưởng nhiều quyền lợi, cha họ được khỏi đi lính, làm sưu và miễn thuế tùy theo quan văn hay võ, hàm cao hay thấp. Ngoài ra con cái các quan còn được hưởng lệ tập ấm.

Còn tình trạng dân lưu vong là vì ruộng đất tập trung vào địa chủ, thuế má , địa chủ bóc lột nhân dân kiệt quệ

Học tốt nhéoaoabanhbanhquahayeuvuihehe

30 tháng 4 2017

Dài khiếp

9 tháng 5 2021

Mặc dù vào thời Nguyễn, nhà vua đã có chính sách khai hoang đất đai, diện tích đất canh tác tăng thêm nhưng vẫn có tình trạng nông dân lưu vong vì lúc bấy giờ nhân dân bị bọn địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.

  

Chắc là cái này mình ko hiểu ý của bạn lắm nên chết tiệt chỉ có chừng này thôi

Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền:

Về chính trị:

–  Năm 1802, Triều Tây Sơn bị lập đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô à lập ra triều Nguyễn.

–  Năm  1806,  Nguyễn  Ánh  lên ngôi hoàng đế. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.

–  Năm 1831 – 1832, chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

Về pháp luật:

–  Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long)

18 tháng 5 2022

Năm 1802,Nguyễn Ánh lên ngôi vua,đặt niên hiệu là Gia Long,chọn Phú Xuân làm kinh đô,lập ra triều Nguyễn

Năm 1806,lên ngôi Hoàng đế

Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương

Ban hành bộ Hoàng triều  luật lệ (luật Gia Long) năm 1815

Các năm 1831-1832 nhà Nguyễn chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc Thừa Thiên

Quân đội bao gồm nhiều binh chủng,xây dựng thành thị và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước

18 tháng 5 2022

Nhà Nguyễn thiết lập lại chế độ phong kiến tập quyền

a. Nhà Nguyễn thành lập

- Nội bộ Tây Sơn suy yếu

- Năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân( Huế) làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

- Năm 1806 Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế

b. Chế độ phong kiến tập quyền

- Tổ chức nhà nước: Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành trong nước từ trung ương đến địa phương

- Hành chính: Năm 1831 – 1832 cả nước được chia thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.

- Luật pháp: Năm 1815 nhà Nguyễn ban hành bộ luật Gia Long.

- Quân đội: gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì, các trạm ngự

- Đối ngoại: thần phục nhà Thanh, đóng cửa không tiếp xúc với phương Tây

Nhà Nguyễn thiết lập lại chế độ phong kiến tập quyền để:

- Nhà vua có thể trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước từ trung ương đến địa phương.

Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền:

Về chính trị:

–  Năm 1802, Triều Tây Sơn bị lập đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô à lập ra triều Nguyễn.

–  Năm  1806,  Nguyễn  Ánh  lên ngôi hoàng đế. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.

–  Năm 1831 – 1832, chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

Về pháp luật:

–  Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long)

Câu 20: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình Câu 21: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như...
Đọc tiếp

Câu 20: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình Câu 21: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á? A. Lớn nhất Đông Nam Á. B. Phát triển ở Đông Nam Á. C. Trung bình ở Đông Nam Á. D. Cường thịnh nhất Đông Nam Á. Câu 22: Điểm tiến bộ nhất của luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là? A. Thực hiện chế độ hạn nô B. Chú ý vào sức kéo trong nông nghiệp C. Chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội D. Chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc Câu 23: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì? A.Phường hội B. Quan xưởng C. Làng nghề D. Cục bách tác Câu 24: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách A.Lộc điền B.Quân điền C.Điền trang, thái ấp D.Thực ấp, thực phong Câu 25: Vì sao nhà Lê lại chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì? A.Đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất B.Ảnh hưởng bởi tư tưởng nhân văn của Phật giáo C.Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo D.Muốn hạn chế sự xuất hiện của các đại điền trang như thời Trần Câu 26: Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới? A.Nguyễn Trãi B.Lê Thánh Tông C.Ngô Sĩ Liên D.Lương Thế Vinh Câu 27: Văn học Đại Việt thời Lê sơ không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây? A.Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc B.Thể hiện lòng tự hào dân tộc C.Phê phán xã hội phong kiến D.Thể hiện tinh thần bất khuất cả dân tộc Câu 28: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV? A.Chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục B.Có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng C.Nền kinh tế hàng hóa phát triển D. Tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa Câu 29: Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn thời Lê sơ? A.Do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu B.Nhân dân không ủng hộ đạo Phật C.Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền D.Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời Câu 30: Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật? A. khủng hoảng suy vong B. phát triển ổn định C. phát triển đến đỉnh cao D. phát triển không ổn định Câu 31: Dưới thời Lê Tương Dực, mọi quyền hành nằm trong tay ai? A. Lê Uy Mục B. Trịnh Tùng C. Trịnh Duy Sản D. Mạc Đăng Dung Câu 32: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm" A. khởi nghĩa Trần Tuân B. khởi nghĩa Trần Cảo C. khởi nghĩa Phùng Chương D. khởi nghĩa Trịnh Hưng Câu 33: Năm 1527 diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam? A. chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc B. chính quyền Đàng Ngoài được thành lập C. chính quyền Đàng Trong được thành lập D. Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc Câu 34: Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây? A. đất nước bị chia cắt B. khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt C. sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm D. nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển Câu 35: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm. B. Đánh bại quân xâm lược Thanh. C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh. Câu 36: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc? A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt. B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn. C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Câu 37: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)? A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt. B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc. C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công. D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

1
5 tháng 5 2021

20. A

21. D

22. C

23. D

24. B

25. A

26. A

27. C

28. A

29. C

30. A

31. C

32. B

33. D

34. D

35. D

36. D

37. A