Câu 1: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Vậy ảnh A’B’
A. Là ảnh thật, lớn hơn vật. B. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
C. Ngược chiều với vật. D. Là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 2: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là
A. Ảnh ảo ngược chiều vật. B. Ảnh ảo cùng chiều vật.
C. Ảnh thật cùng chiều vật. D. Ảnh thật ngược chiều vật.
Câu 3: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là
A. Thật, ngược chiều với vật. B. Thật, luôn lớn hơn vật.
C. Ảo, cùng chiều với vật. D. Thật, luôn cao bằng vật.
Câu 4: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d > 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là
A. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
C. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. D. Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
Câu 5: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất
A. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
C. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. D. Ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.
Câu 6: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’. Ảnh của điểm M là trung điểm của AB nằm
A. Trên ảnh A’B’ cách A’ một đoạn AB/3. B. Tại trung điểm của ảnh A’B’.
C. Trên ảnh A’B’ và gần với điểm A’ hơn. D. Trên ảnh A’B’ và gần với điểm B’ hơn.
Câu 7: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB thì
A. OA = f. B. OA = 2f. C. OA > f. D. OA < f.
Câu 8: Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính
A.8 cm. B. 16 cm. C. 32 cm. D. 48 cm.
Câu 9: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Điểm A nằm trên trục chính, cho ảnh thật A’B’ nhỏ hơn vật thì AB nằm cách thấu kính một khoảng
A.OA < f. B. OA > 2f. C. OA = f. D. OA = 2f.
Câu 10: Một vật thật muốn có ảnh cùng chiều và bằng vật qua thấu kính hội tụ thì vật phải
A. Đặt sát thấu kính. B. Nằm cách thấu kính một đoạn f.
C. Nằm cách thấu kính một đoạn 2f. D. Nằm cách thấu kính một đoạn nhỏ hơn f.
Hoàng Tử Hà, Phạm Hoàng Hải Anh, ?Amanda?, Nguyễn Trúc Giang, Tiểu Song Tử, Hoa Trương Lê Quỳnh, Nghiêm Thái Văn, Trà Giang, Đức Minh, Nguyen Quynh Huong, Mr.VôDanhMr.VôDanh, kẹo mút, Tạ Thị Diễm Quỳnh, Bảo Nguyễn Lê Gia, nguyen thi vang, Girl TV, Nguyễn Văn Thành, Dark Bang Silent, Nguyễn Hoàng Anh Thư, ...