K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2017

C1: Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.

+) là câu tục ngữ mang ý nghĩa trong thế giới này thì con người là quý giá nhất, cần phải trân trọng cuộc sống này, người còn là còn tất cả.

9 tháng 3 2017

câu 1:
-tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn,ổn định,có nhịp điệu,hình ảnh,thể hiện những kinh nghiệm của n.dân về mọi mặt(tự nhiên,lao động sản xuất,xã hội),đc n.dân vận dụng vào đời sống,suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.Đây là 1 thể loại của văn học dân gian
-người sống đống vàng là câu tục ngữ mang ý nghĩa trong thế giới này con người là quý giá nhất.Cũng giống như câu: Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Vậy nên dù có bất cứ điều gì xảy ra, thì cũng cần phải biết trân trọng sự sống này, có sức khỏe là có thể làm ra mọi thứ khác. Con người tạo ra tiền bạc, của cải vật chất, chứ của cải vật chất không tạo ra con người. Vậy nên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì chúng ta cũng phải đảm bảo sinh mạng, sức khỏe, từ đó sẽ làm ra được mọi thứ khác
mik làm được như zậy thui

9 tháng 3 2017

Câu 1:

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có vần điệu, thể hiện những kinh nghiệm của nhân gian về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Câu tục ngữ"Người sống đống vàng" có nghĩa là: Trong thế giới này con người là quý giá nhất, cần phải hết sức trân trọng, con người là tất cả, cũng phải trân trọng sự sống và sức khỏe của mình. Con người tạo ra tiền bạc, của cải vật chất chứ không tạo ra con người.Vì vậy trong mọi hoàn cảnh, chúng ta cần phải đảm bảo sinh mạng và sức khỏe vậy mới tạo nên những thứ khác.

Câu 2:

Những hiểu biết của em về Bác Hồ: Bác Hồ là người vô cùng giản dị: giản dị trong bữa ăn, nhà ở, cách nói, cách viết, lối ứng xử của mình với mọi người. Tuy là chủ tịch của một nước nhưng Bác không hề tạo ra sự xa cách khác biệt với mọi người mà như người cha già kính yêu của chúng ta, Người tạo cho chúng ta một cảm giác vô cùng gần gũi.

Ý ngĩa văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: cho ta biết tinh thần yêu nước của nhân dân ta là tình yêu tha thiết quê hương, muốn sống với nhau khi đất nước hòa bình. Điều đó đã làm trỗi dậy một tinh thần yêu nước quật cường, anh dũng bảo vệ Tổ quốc không sợ hi sinh. Đay là một tính vô cùng quý báu của dân tộc ta, cần được phát huy trong hôm nay và mai sau.

Câu 3:

Theo Hoài Thanh, định nghĩa nguồn gốc của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng thương cả muôn vật, muôn loài.

10 tháng 5 2020

Câu 1:Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập tới những nội dung là: Khẳng định và gợi tả sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho lời văn, gây sự xúc động cho người nghe.

Qua đoạn văn trác giả nhắn nhủ tới e là: chúng ta cần phát huy, tiếp bước truyền thống yêu nước bằng những hành động; việc làm cụ thế 

Câu 2: Bác Hồ có lối sống vô cùng giản dị;  bác giản dị trong đời sống hằng ngày:

- Bữa cơm chỉ có vài ba món, khi ăn không để rơi vãi một hạt cơm

-Nơi ở: ngôi nhà sàn chỉ có vài ba phòng 

-cách làm việc: việc gì tự làm đc bác sẽ làm, không cần phiền người khác giúp đỡ

-quan hệ với mọi người: Bác đặt tên cho các đồng chí của mình

Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết

-Bác nói dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo

-Những chân lí lớn của thời đại là giản dị: không có gì quý hơn độc lập

Qua đó, e học tập ở Bác đức tính giản dị, cách bác đối xử hòa đồng, yêu thương mọi người.

Câu 3:  Đi vào văn bản, chúng ta bắt gặp ngay ở phần đầu một câu chuyện đời xưa thú vị. Từ câu chuyện ấy, tác giả giải thích nguồn gốc của văn chương “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Quan niệm ấy rất đúng, nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều nhà lí luận giải thích : Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người… Tuy ý kiến của Hoài Thanh khác với các quan niệm trên, nhưng không đối lập, không loại trừ nhau. Ngược lại, ý kiến của ông đã bổ sung, làm giàu thêm cho một vấn đề quan trọng trong lí luận về nguồn gốc của văn chương. Do đó, tác giả dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thương.,. Đây là một cách nói mềm dẻo, khéo léo, không áp đặt, cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác. Từ ý kiến của Hoài Thanh, tiếp tục suy nghĩ và học tập, lên các lớp trên, chắc chúng ta sẽ được biết sâu thêm về vấn đề này.

Công dụng của văn chương:

- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

- Văn chương giúp ta cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống

Vai trò phản ánh hiện thực khách quan của văn chương: làm cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục của văn học, đó là bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người. ... Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú

Mình cg học lớp 7 nà

Học tốt nha bạn

17 tháng 3 2018

1.      Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ mang phần cho ăn

2.     Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở hãy còn thơ ngây

3.    Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

4.    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

5.    Học, học nữa, học mãi.

mk suy nghĩ nát óc mới ra đấy, k cho mk nhé!

Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi     Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...]     Vậy thì, hoặc là hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.(Trích...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

     Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...]

     Vậy thì, hoặc là hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

(Trích văn bản Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, trang 60)

1.     Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào? Vì sao em biết?

2.     Trong 2 đoạn văn trên, tác giả Hoài Thanh lập luận theo quan hệ nào? Tìm các từ ngữ thể hiện quan hệ lập luận đó.

3.     Trong phần đầu văn bản, tác giả đã lý giải “nguồn gốc của văn chương”, tại sao trong đoạn văn trên, một lần nữa tác giả lại nhắc đến luận điểm này?

4.     Em hiểu như thế nào về quan điểm văn chương còn sáng tạo ra sự sống của Hoài Thanh? Bằng những hiểu biết của mình về các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 8 câu giải thích và chứng minh ý kiến trên, trong đoạn văn có sử dụng 1 câu đặc biệt (gạch chân, chú thích rõ tác dụng của câu đặc biệt đó).

5.     Hãy cho biết tên của 2 tác phẩm (ghi rõ tên tác giả) mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCSlàm em hiểu rõ công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Lý giải vì sao em chọn 2 tác phẩm đó?

 

 

 

 

0
Tìm câu rút gọn trông đoạn văn dưới đây: Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt...
Đọc tiếp

Tìm câu rút gọn trông đoạn văn dưới đây:

 Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0
Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau: Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã...
Đọc tiếp

Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau:

 Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0