K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Truyền thuyết là gì?

A. Là loại truyện dân gian kể về những nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo

B. Là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc như: Nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch...

C. Là loại truyện dân gian, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, hoang đường

D. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật trong lịch sử, có yếu tố hoang đường

Câu 2: Nhân vật Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng” theo tương truyền xuất hiện vào đời Hùng Vương thứ mấy?

A. Đời Hùng Vương thứ tám                                       B. Đời Hùng Vương thứ sáu

C. Đời Hùng Vương thứ mười sáu                             D. Đời Hùng Vương thứ mười tám

Câu 3: Trong truyện “Thánh Gióng”, cha mẹ Thánh Gióng là người thế nào?

A. Là hai vợ chồng lớn tuổi, phúc đức, giàu có nhưng không có con trai

B. Là người hiếm muộn nhưng rất độc ác

C. Là người phúc đức, nhân hậu và có nhiều con

D. Là hai vợ chồng lớn tuổi, hiếm muộn con nhưng chăm chỉ làm ăn và phúc đức.

Câu 4: Câu nào dưới đây không nói về sự mang thai của bà mẹ và quá trình lớn lên của Thánh Gióng?

A. Bà mẹ ra đồng thấy vết chân to, liền đặt bàn chân của mình lên ướm thử để so sánh.

B. Trên đường đi làm đồng, trời nắng to, bà mẹ khát nước nên uống nước trong một cái sọ dừa ven đường và mang thai.

C. Bà mẹ mang thai và phải mất mười hai tháng mới sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú.

D. Cậu bé lên ba tuổi vẫn không biết nói biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu nằm đấy.

Câu 5: Khi Thánh Gióng gặp sứ giả, điều kì lạ nào đã xảy ra?

A. Gióng không cần ăn uống, lớn nhanh như thổi, trở thành một chàng trai khôi ngô.

B. Gióng không nói năng gì, cứ lo âu suốt ngày.

C. Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

D. Gióng không ăn uống gì nhưng vẫn lớn nhanh như thổi.

Câu 6: Chi tiết nào sau đây trong truyện “Thánh Gióng” không mang yếu tố tưởng tượng, kì ảo?

A. Người mẹ mang thai sau khi ướm chân vào một bàn chân to, sau đó mười hai tháng thì sinh ra Gióng.

B. Vua Hùng cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài ra đánh giặc cứu nước.

C. Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không thấy no.

D. Sau khi thắng giặc, Gióng cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cưỡi ngựa bay về trời.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây nói đúng nhất về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết “Thánh Gióng”?

A.Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng từ hình ảnh những người anh hùng có thật thời xưa.
B. Thánh Gióng là nhân vật được xây dựng dựa trên truyền thống tuổi trẻ anh hùng trong lịch sử và từ trí tưởng tượng bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của nhân dân.

C. Thánh Gióng là một cậu bé kì lạ chỉ có trong thời kì đầu dựng nước.

D. Thánh Gióng là nhân vật do nhân dân tưởng tượng hư cấu nên để thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 8 đến câu 11

“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt  đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ , oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi  thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.”

(Thánh Gióng)

Câu 8: Cho biết nội dung chính của đoạn văn trên.

A. Kể lại việc Thánh Gióng yêu cầu sứ giả làm vũ khí để đi đánh giặc

B. Kể lại việc Thánh Gióng lớn nhanh như thổi

C. Kể lại việc Thánh Gióng đánh tan giặc Ân

D. Kể lại việc Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời

Câu 9: Cụm từ “một tráng sĩ” là cụm từ gì?

A. Cụm danh từ                                                                        B. Cụm động từ

C. Cụm tính từ                                                             D. Không phải cụm từ

Câu 10: Câu văn:“Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa” có mấy cụm động từ?

A. Một cụm.                                                                              B. Hai cụm

C. Ba cụm                                                                                             D. Bốn cụm

Câu 11: Chi tiết : “Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.” có ý nghĩa gì?

A. Khẳng định vai trò, sức mạnh của cây tre trong công cuộc chống giặc ngoại xâm

B. Khẳng định sức mạnh phi thường của Gióng

C. Miêu tả bên cạnh đường có rất nhiều tre

D. Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đất nước, bằng những gì giết được giặc

Câu 12: Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” thuộc loại truyện gì?

A.Truyền thuyết                                                                                    B. Cổ tích

C. Ngụ ngôn                                                                                         D. Truyện cười

Câu 13:  Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, nhân vật SơnTinh có tài gì?

A. Diệt trừ yêu ma quỷ quái                                                     B. Dời non lấp bể

C. Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về                                         D. Biến hóa khôn lường

Câu 14: Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, nhân vật Thủy Tinh có tài gì?

A. Dời non lấp bể                                                                                 B. Diệt trừ yêu ma quỷ quái

C. Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về                                         D. Biến hóa khôn lường

Câu 15: Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, vua Hùng đã chọn cách nào để kén chồng cho Mị Nương?

A. Tổ chức thi tài võ nghệ, ai đánh thắng đối thủ thì sẽ cưới Mị Nương

B. Ai dâng lên những thứ ngon vật lạ làm vua Hùng hài lòng thì cưới được Mị Nương

C. Quy định ngày giờ đem lễ vật kì lạ đến, ai đến trước sẽ được cưới Mị Nương

D. Ai bắt được quả cầu vàng do Mị Nương tung xuống thì sẽ cưới nàng làm vợ

Câu 16: Trong câu: “ Sơn Tinh không hề nao núng.”, từ “nao núng” có ý nghĩa gì?

A. Vững vàng, kiên định                                                                      B. Dao động, lung lay

C. Mạnh mẽ, dứt khoát                                                                        D. Lo lắng, bồn chồn

Câu 17: Câu văn: “Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.” sử dụng các biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa và so sánh                                                                       B. So sánh và ẩn dụ

C. Điệp ngữ và nhân hóa                                                                     D. Điệp ngữ và so sánh

Câu 18:  Hãy sắp xếp các chi tiết dưới đây theo đúng thứ tự xuất hiện trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

1. Hùng Vương thứ mười tám nêu ra yêu cầu về lễ vật.

2. Sơn Tinh đem lễ vật đến trước và cưới được vợ.

3. Vua Hùng tổ chức kén rể cho Mị Nương.

4. Sơn Tinh – Thủy Tinh đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.

A. (1) - (2) - (3) - (4)                                                                 B. (1) - (3) - (2) - (4)

C. (1) - (3) - (4) - (2)                                                                 D. (3) - (1) - (2) - (4)

Câu 19: Ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh:

A. Thủy Tinh là biểu trưng cho sức mạnh của thiên tai, Sơn Tinh biểu trưng sức mạnh của nước, của lũ lụt.

B. Thủy Tinh là biểu trưng cho sức mạnh của thiên tai, Sơn Tinh biểu trưng cho sức mạnh, ước mơ của nhân dân.

C. Thủy Tinh là biểu trưng cho sức mạnh của con người, Sơn Tinh biểu trưng cho sức mạnh của nước, của lũ lụt.

D. Thủy Tinh là biểu trưng cho sức mạnh nhân dân, Sơn Tinh biểu trưng cho sức mạnh của nước, của lũ lụt.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 19 đến câu 23:

“ Ngày xưa, Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả. Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa, giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc gì nặng.”

(Tấm Cám)

Câu 20: Truyện “Tấm Cám” thuộc loại truyện dân gian nào mà em đã học?

A. Truyền thuyết                                                                       B. Truyện ngụ ngôn                 

C. Truyện cổ tích                                                   D. Truyện cười

Câu 21: Truyện “Tấm Cám” được kể ở ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất                                                       B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba                                                          D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 22: Nêu ý chính của đoạn văn bản trên ?

A. Giới thiệu về nhân vật Tấm và Cám                     B. Giới thiệu nhân vật Cám

C. Giới thiệu về nhân vật Tấm                                  D. Kể về gia đình Tấm Cám

Câu 23: Thành ngữ “ăn trắng mặc trơn” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì?

A.Chỉ cách ăn mặc của Cám                                   B. Chỉ thái độ của Cám

B. Gợi sự vất vả của Cám                                          D. Gợi cuộc sống sung sướng của Cám                             

Câu 24: Trong câu văn: “Dì ghẻ là người rất cay nghiệt.”, “rất cay nghiệt” là:

A. Cụm danh từ                                                                        B. Cụm động từ

C. Cụm tính từ                                                             D. Không phải cụm từ

Câu 25: Trong câu văn sau, từ bị dùng sai là từ nào: "Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang tưởng, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công".

A. Hoang tưởng                                                                        B. Sự bất công               

C. Chiến thắng cuối cùng                                            D. Sự công bằng.

Câu 26: Truyện “Thạch Sanh” chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh:

A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên

B. Đấu tranh chống xâm lược

C. Đấu tranh giữa thiện và ác

D. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội

Câu 27: Trong truyện “Thạch Sanh”, ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội được thể hiện rõ nhất qua chi tiết nào?

A. Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng.

B. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho.

C. Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua.

D. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt.

Câu 28: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ ………. nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có một lễ cưới …………như thế.” Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn trên trong truyện “Thạch Sanh”?

A. Đông đúc                                                                  B. Tưng bừng

C. Sôi nổi                                                                      D. Sôi động                                 

Câu 29: Nghĩa đúng nhất của từ "lủi thủi " trong đoạn trích sau là gì?

“Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.”

(“Thạch Sanh”, Ngữ văn 6, tập 1).

A.     Vất vả, chỉ có một mình

B.     Vất vả, lam lũ, cực nhọc

C.     Cô đơn, buồn tủi, vất vả, đáng thương

D.    Đói nghèo, khổ sở, đáng thương

Câu 30: Câu “Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.” có mấy cụm danh từ?

A. Một cụm                                                                                           B. Hai cụm

C. Ba cụm                                                                                             D. Bốn cụm

Câu 31: Trong truyện “Thạch Sanh”, việc Thạch Sanh dùng tiếng đàn để cảm hóa quân mười tám nước và thết đãi họ bằng niêu cơm thần có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện ước mơ công lí: những kẻ đi xâm lược sẽ thất bại, những người yêu chuộng hòa bình sẽ thắng lợi.

B. Cho quân các nước chư hầu thấy được sức mạnh, sự giàu có, no đủ của nhân dân ta.

C. Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hòa bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta.

D. Thể hiện sự dũng cảm và tài mưu lược của Thạch Sanh.

Câu 32: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích thuộc loại văn nào?

A. Miêu tả                                                                                             B. Biểu cảm

C. Tự sự                                                                                                D. Thuyết minh

Câu 33: Khi đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích, người kể sử dụng ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất                                                                                  B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba                                                                          D. Ngôi thứ nhất và thứ ba

Câu 34:  Ý kiến sau đúng hay sai: “Khi đóng vai nhân vật kể chuyện cổ tích, các sự việc không cần trình bày theo trình tự thời gian và có thể hoàn toàn kể tự do theo ý mình”.

A. Đúng                                                                                    B. Sai

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi từ câu 35 đến câu 40:

                                                              Câu chuyện về hai hạt mầm

       Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói:

- Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên.

        Hạt mầm thứ hai bảo:

- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

         Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

Câu 35: Hai hạt mầm đã trao đổi với nhau về vấn đề gì?

A. Hai hạt mầm nói sẽ cùng nhau đi đến một mảnh đất màu mỡ hơn.

B. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc muốn mọc thành cây.

C. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về cách hút chất dinh dưỡng dưới lòng đất.

D. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc sẽ sinh ra các hạt mầm nhỏ bé tiếp theo.

Câu 36: Hạt mầm thứ nhất suy nghĩ điều gì khi vươn mình lên đất?

A. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, đón ánh mặt trời và sợ tổn thương chồi non.

B. Muốn mọc thành cây, vươn mầm nhú chồi non và sợ lũ ốc.

C. Muốn mọc thành cây, sợ lũ ốc, sợ đất cứng, sợ lũ trẻ ngắt hoa.

D. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, vươn mầm và nhú chồi non.

Câu 37: Đoạn văn: “- Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên....” sử dụng các biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa và so sánh                                                           B. Nhân hóa và điệp ngữ

C. So sánh và điệp ngữ                                                            D. So sánh và ẩn dụ

Câu 38: Sau khi chờ đợi, kết quả hạt mầm thứ hai nhận được gì?

A. Hạt mầm thứ hai bị kiến tha đi.                              B. Trở thành một cây mầm tươi đẹp.

C. Trở thành một cây mầm bị thối.                             D. Hạt mầm thứ hai bị gà ăn

Câu 39: Đoạn văn: “Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.” có các từ láy:

A. Cánh hoa, dịu dàng.                                                            B. Ấm áp, mặt trời

C. Dịu dàng, ấm áp                                                      D. Dịu dàng, thưởng thức

Câu 40: Câu chuyện trên cho ta bài học gì?

A. Luôn suy nghĩ tích cực, không ngại khó khăn và cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất.

B. Cứ kiên nhẫn chờ đợi thì sẽ thành công.

C. Cố gắng không mệt mỏi không phải là cách lựa chọn đúng đắn nhất.

D. May mắn là điều cơ bản dẫn đến thành công.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1
14 tháng 3

Bạn ơi bạn làm thế thì chịu bạn ạ 

26 tháng 9 2019

- Nhắc đến đời vua Hùng thứ 18

- Yếu tố tưởng tượng kì ảo

- Thể hiện thái độ của nhân dân: ca ngợi Sơn Tinh, vị thần giúp nhân dân chống bão lụt.

- Lí giải hiện tượng mưa lũ ở miền Bắc nước ta vào mùa thu "năm năm báo oán đời đời đánh ghen".

Cách giới thiệu nhân vật chính trong những truyện sau có gì khác với cách giới thiệu nên trong bài tập 2?a) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thứ để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về...
Đọc tiếp

Cách giới thiệu nhân vật chính trong những truyện sau có gì khác với cách giới thiệu nên trong bài tập 2?

a) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thứ để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô.
(Thánh Gióng)

 

b) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

 

c) Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

Một hôm, viên quan đi qua cánh đồng làng kia, chợt thấy bên về đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng […]

(Em bé thông minh)

1
21 tháng 4 2018

Trong các câu a, b, c dưới đều là những câu trần thuật nhưng nó còn có tác dụng kể, tả về nhân vật.

  - Các nhân vật phụ được giới thiệu trước, sau đó mới nói đến nhân vật chính.

   + Các nhân vật chính: Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, em bé thông minh.

   + Các nhân vật phụ: hai vợ chồng ông lão sinh ra cậu bé làng Gióng, Hùng Vương và Mị Nương, Viên quan đi tìm người tài giỏi.

29 tháng 10 2021

C

29 tháng 10 2021

c

Câu 1: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?A. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.D. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.Câu 2: Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh...
Đọc tiếp

Câu 1: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?
A. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.
D. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.
Câu 2: Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là:
A. Sự ngưỡng mộ sơn tinh, lòng căm ghét thủy tinh
B. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh
C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta
D. cuộc tranh chấp giữa các bộ tộc
Câu 3: Truyện Thạch sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động?
A. Sức mạnh của nhân dân
B. Công bằng xã hội
C. Cái thiện chiến thắng cái ác
D. Ý kiến của em :
Câu 4: Tiếng cười trong truyện Em Bé Thông Minh có ý nghĩa gì?
A. Đả kích,phê phán quan lại,vua chúa
B. Thể hiện sự yêu quý nhân vật chính, niềm vui sướng trước chiến thắng của nhân vật
C. Ca ngợi tài trí của nhân dân lao động
D. Ý kiến của em:

GIÚP TỚ VỚI ! MAI CÔ KT RỒI

 

 

5
28 tháng 10 2016

1.A

2.C

3.C

4.B

28 tháng 10 2016

Câu 1.A. Vì nó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.

Câu 2.C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.

Câu 3.C Cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 4.D.Ý kiến của em : tạo nên sự vui vẻ trong đời sống hằng ngày

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai, lại có thai không phải chín tháng mười ngày mà mười hai tháng. Sự sinh nở thần kì, ta vẫn thấy trong truyện cổ dân gian. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. Những chi tiết hoang đường kể về Gióng như thể là cách dân gian tưởng tượng ra để nhân vật của mình trở thành phi thường. Nhân dân muốn tạo những nét kì lạ, biểu hiện niềm yêu mến, sự tôn kính với nhân vật và tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ.[…] (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ Ba năm, Gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Tiếng nói ấy không phải là tiếng nói bình thường […]. Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. […] Gióng lớn lên bằng những thức ăn, thức mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản di. Tất cả dân làng đùm bọc, nuôi náng. “Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng monh Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước. Gióng đâu còn là con chỉ của một bà mẹ, mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó” (Lê Trí Viễn). […]”. (Trích Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhị) Câu 1. Chép lại câu văn nêu ý chính của cả đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong phần (2) của đoạn trích. Câu 3. Chỉ ra tác dụng của việc trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn trong phần (3) của đoạn trích. Câu 4. Em hãy rút ra ý nghĩa của việc tìm hiểu truyền thuyết “Thánh Gióng” với bản thân em.
2
5 tháng 12 2021
Giúp mình câu 1,2,3 nha, cảm ơn nhiều.
5 tháng 12 2021
Mình cần gấp
20 tháng 11 2021

A

20 tháng 11 2021

Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết?

A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.

B. Những câu chuyện hoang đường, li kì

C. Những câu chuyện kể hiện thực thông qua hình tượng nghệ thuật

D. Những câu chuyện có thật

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Phân loại các từ sau theo cấu tạo của chúng: Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.
4
5 tháng 8 2021

đm mày

28 tháng 1 2022

???????

 CON RỒNG CHÁU TIÊN(Truyền thuyết)        Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại...
Đọc tiếp

 

CON RỒNG CHÁU TIÊN

(Truyền thuyết)

        Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên.

        Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.

       Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

      Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về thủy cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở:

      - Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

     Lạc Long Quân nói:

     - Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

        Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường.

        Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

       Cũng bởi sự tích mà về sau, người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng – khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Chú thích:

   (*) Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

   Trong sáu truyền thuyết ở sách này, bốn truyện đầu là những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Nhưng truyền thuyết này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời các vua Hùng. Truyện thứ năm - Sự tích Hồ Gươm - là truyền thuyết về thời Hậu Lê. So với những truyền thuyết về thời kì đầu dựng nước, những truyền thuyết về thời sau ít yếu tố hoang đường hơn và theo sát lịch sử hơn.

   Truyền thuyết Việt Nam có mỗi quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Nhiều truyền thuyết, đặc biệt là truyền thuyết về thời các vua Hùng, là những thần thoại đã được lịch sử hóa.

(1) Ngư Tinh: con cá sống lâu năm thành yêu quái; Hồ Tinh: con cáo sống lâu năm thành yêu quá; Mộc Tinh: cây sống lâu năm thành yêu quá.

(2) Thủy cung: cung điện dưới nước.

(3) Thần Nông: nhân vật trong thần thoại và truyền thuyết đã dạy loài người trồng trọt và cày cấy.

(4) Khôi ngô: sáng sủa, thông minh.

(5) Tập quán: thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.

(6) Đóng đô: lập kinh đô.

(7) Phong Châu: tên gọi vùng đất cổ, nay chủ yếu thuộc địa bàn Phú Thọ, mà Việt Trì và Bạch Hạc là trung tâm.​

Bài 1 : Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là?

A, Nhân vật là thần thánh hoặc là người.

B, Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

C, Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo.

D, Nhân vật và hành động của nhân vật không có sắc màu thần thánh.

CHỌN CÂU ?

 

 

1
25 tháng 1 2019

Bài 1 : Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là? 

Trả lời : C, Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo.

Họccccccccc tốtkkkkkkkkkk

KB nữa nha

3 tháng 4 2022

Kể về xuất thân của cha mẹ Thánh Gióng

 

29 tháng 1 2023

Xđ từ theo cấu tạo là sao?

Từ loại á á? hay sao 

28 tháng 2

Số từ : Thứ sáu 

Cụm danh từ : Hai vợ chồng ông lão