K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2023
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì

a. Kháng chiến ở Đà Nẵng

* Hành động của Pháp:

- Tháng 2/1859, quân Pháp kéo vào Gia Định. Ngày 17/2/1859, chúng tấn công thành Gia Định. 

- Đêm 23/2/1861, quân Pháp mở cuộc tấn công qui mô vào Đại đồn Chí Hòa.

* Thái độ của triều đình:

- Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực của địch. Đại đồng Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và tỉnh thành Vĩnh Long.

- Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất. 

* Cuộc kháng chiến của nhân dân:

Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến, nhiều toán quân phối hợp với quân triều đình đánh Pháp.

b. Kháng chiến ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì

Trương Định nhận phong soái

- Phong trào kháng chiến của nhân dân sôi nổi. 

- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861).

- Khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.

14 tháng 3 2023

Nêu nhận xét về tinh thần chiến đấu mà bạn

 

15 tháng 4 2022

câu 1:

Tháng 2/1859, Pháp chiếm thành Gia Định, quân triều đình nhanh chóng tan rã nhưng Pháp gặp nhiều khó khăn do hoạt động của các dân binh. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại, chúng phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.

câu 2

Triều Nguyễn đã không tranh thủ phản công mà cử Nguyễn Tri Phương vào xây dựng phòng tuyến Chí Hoà để “thủ hiểm”.

1. Thực dân pháp đánh chiếm Băc Kì lần II (1882)? Sau khi chiếm các tỉnh Nam Kì thực dân Pháp đã làm gì?? Thái độ của triều đình ntn?? Hậu quả của các chính sách đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam?? Em có nhạn xét gì về tình hình Việt nam giai đoạn này?2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến Pháp? Thực dân pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?? Diễn biến quá...
Đọc tiếp

1. Thực dân pháp đánh chiếm Băc Kì lần II (1882)

? Sau khi chiếm các tỉnh Nam Kì thực dân Pháp đã làm gì?

? Thái độ của triều đình ntn?

? Hậu quả của các chính sách đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam?

? Em có nhạn xét gì về tình hình Việt nam giai đoạn này?

2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến Pháp

? Thực dân pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?

? Diễn biến quá trình đánh chiếm Bắc Kì của Pháp?

? Quân triều đình đã đánh trả ntn? Kết quả?

? So sánh lực lượng , tương quan giữa Pháp và ta lúc này?

? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thất bại? Haauk quả?

3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến VN sụp đổ (1884)

? Trước sự xam lược của Pháp, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Bắc như thế nào?

? Trong thời kì này quân và dân Hà Nội đã lập nên chiến thắng điển hình nào? Em biết gì về chiến thắng đó?

? Chiến thắng này có ý nghĩa gì?

? Trước phong trào đấu tranh lên cao của Bắc Kì, triều đình Huế đã làm gì?

? Tại sao triều đình lại kí hiệp ước với GIáp Tuất? 

GIÚP MIK VỚI Ạ!!!

0
25 tháng 2 2022

Nhiều quá, đăng 1 2 câu 1 lần thôi nhé

25 tháng 2 2022

 0 ấy ai giúp được câu nào thì giúp thôi =))))

7 tháng 4 2022

Refer

Câu 1 :

Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.

Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): Chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Qua những hiệp ước trên, ta thấy triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

Câu 2 : 

- Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

- Lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân , nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

- Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc.

- Mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại, chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đòng thời phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

 

- Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quí báu.

Câu 3: 

Khởi nghĩa của Nguyễn Văn Giáp ở Sơn Tây và Tây Bắc (1883-1887)

Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu.

Khởi nghĩa Hương Khê (1885–1896) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.

Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An.

Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

7 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

câu 1)

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): Chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Qua những hiệp ước trên, ta thấy triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

câu 2)

 Phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX đều có điểm chung:

- Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.

- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...

- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

- Kết quả: Đều thất bại

- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.

câu 3)

1-Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883 – 1892 )

2-Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886 – 1887 )

3-Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 – 1896 )

4-Khởi nghĩa Yên Thế ( 1884 – 1913 )

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương :

- Về ý thức trung quân của Phan Đình Phùng và những người lãnh đạo. Phan Đình Phùng từng làm quan Ngự sử trong triều đình Huế. Với tình cương trực, thẳng thắn, ông đã phản đối việc phế lập của phe chủ chiến nên ông đã bị cách chức, đuổi về quê. Tuy vậy, năm 1885. Ông vẫn hưởng ứng khởi nghĩa và trở thành lãnh tụ uy tín nhất trong phong trào Cần vương.

- Khởi nghĩa Hương Khê được chuẩn bị và tổ chức tương đối chặt chẽ: Nghĩa quân đã có 3 năm (từ 1885 đến 1888) để lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo...

- Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người... Nghĩa quân còn tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.

- Khởi nghĩa Hương Khê có quy mô rộng lớn. Nghĩa quân hoạt động trên địa bàn rộng (gồm 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An. Hà Tĩnh, Quảng Bình) với lối đánh linh hoạt (phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện...).

 

Câu 1 Từ năm 1858 đến năm 1884 , triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp những Hiệp ước nào Cau : 2. Nêu điểm nổi bật của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì từ năm 1873 đến 1884 . b- Kể tên các nhân vật lịch sử của nước ta mà em đã học trong thời gian 1858 - 1896 được đặt tên cho đường phố , trường học mà em biết ( kể ít nhất 5 nhân vật ) Câu 3 Có ý kiến cho...
Đọc tiếp

Câu 1 Từ năm 1858 đến năm 1884 , triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp những Hiệp ước nào Cau : 2. Nêu điểm nổi bật của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì từ năm 1873 đến 1884 . b- Kể tên các nhân vật lịch sử của nước ta mà em đã học trong thời gian 1858 - 1896 được đặt tên cho đường phố , trường học mà em biết ( kể ít nhất 5 nhân vật ) Câu 3 Có ý kiến cho rằng : Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn . Hãy cho biết ý kiến của em về nhận định trên . Câu 4 lý giải vì sao phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại . Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là gì ?

3
5 tháng 4 2021

C1:Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm :

-Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862

-Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.

-Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883 -Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.

5 tháng 4 2021

C4: tham khảo

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại vì: Các cuộc khởi nghĩa không phát triển rộng trên toàn dân, chỉ diễn ra một số nơi lẻ tẻ nên không tập hợp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân, đa số các cuộc khởi nghĩa đều mang tính tự phác. Ngoài ra, sự lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa còn non kém, so sánh lực lượng và vũ khí chúng ta đều thua kém và lạc hậu hơn...

Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là:

Phải có sự liên kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân yêu nước
Phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh
Các phong trào yêu nước phải luôn ở thế chủ động và tự giác.

23 tháng 3 2022

Em tra trên mạng cũng được mà nhỉ ? 

Tham Khảo
Câu 1:

Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta: -Giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông để mở rộng thị trường và vơ vét tài nguyên.. -Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công rẻ, có nhiều cảng biển sâu... Câu 2:

- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp đổ bộ Hà Nội.

   - Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu ta phái khí giới và giao thành không điều kiện.

   - Không đợi ta trả lời, Pháp nổ súng tấn công.

      + Quân ta anh dũng chống trả nhưng thành Hà Nội vẫn bị rơi vào tay giặc.

   - Quân Pháp tỏa đi đánh chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

Câu 3:

v. Thái độ chống giặc nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn.

Câu 4:

Những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873:

Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặcỞ Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiếc tàu của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861) và làm cho địch thất điên bát đảo.Sau hiệp định Nhâm Tuất, nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi với tinh thần quyết tâm chống Pháp.Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra như Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre....Nhiều người sử dụng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị...Cuộc kháng chiến bùng nổ và kéo dài ở Nam Kì cho đến tận năm 1875.

Nhận xét về câu nói của Nguyễn Trung Trực: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây":

Em thấy đây là một câu nói rất hay, thể hiện được ý chí và quyết tâm chống giặc của nhân dân miền Nam.

Có thể mới đọc qua, nhiều người cho rằng đây là câu so sánh khập khiễng khi nói nhân dân miền Nam là cỏ. Nhưng ẩn sâu bên trong nó là hàm ý khác. Như chúng ta đã biết, cỏ là một loại thực vật mọc ở khắp mọi nơi với số lượng rất nhiều. Loại thực vật này sinh sôi nảy nở rất nhanh, nhất là cỏ dại nhổ xong qua 1 đêm cỏ lại mọc ra nhiều hơn theo cấp số nhân,thế nên việc nhổ hết có một lần là việc vô cùng khó khăn. 

Cũng như nhân dân miền Nam vậy, dù có bị tiêu diệt, có bị gục ngã nhưng các thế hệ, lớp lớp nhân dân vẫn tiếp tục đứng lên đánh đuổi giặc Pháp. Họ không dễ dàng đầu hàng trước quân địch, điều này thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất yêu tổ quốc và dám đứng lên bảo vệ tổ quốc khi lâm nguy. Nền độc lập của Việt Nam mãi mãi sẽ vững bền về sau!

Câu 5:

 Hiệp ước Hác Măng

Câu 6:

 

* Ýnghĩa: Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân ra sức giúp vua vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, vua giỏi.Câu 7:Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiếnCâu 8:

Có 2 giai đoạn

Giai đoạn thứ nhất từ lúc có chiếu Cần Vương đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888)Giai đoạn thứ hai kéo dài tới khi khởi nghĩa Hương Khê thất bại (1896)