Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
STT | Thể loại | Những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu |
1 | Thơ trữ tình | - Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu. - Chú ý phân tích và đánh giá kỹ lưỡng khả năng biểu hiện ý thơ của các phương diện ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu. |
2 | Tục ngữ | - Quan sát cách ngắt nhịp, gieo vần, nhịp điệu, chú ý ý nghĩa giáo dục, triết lý. |
3 | Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động | - Chú ý những từ ngữ chỉ trình tự các hoạt động để nội dung mạch lạc, logic, hướng đúng mục đích của văn bản chưa? - Theo dõi xem cấu trúc văn bản rõ ràng chưa, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ hay chưa. - Các từ ngữ miêu tả, hình ảnh minh họa đã hợp lý chưa. |
4 | Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống | - Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận. - Dùng lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. - Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận. |
5 | Truyện khoa học viễn tưởng | - Cốt truyện thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học. - Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt trong thế giới giả tưởng. - Các sự kiện trong bài có liên kết với nhau về một chủ đề không? Có thể trộn lẫn giữa thực tại và giả tưởng. - Truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ. |
- Về cấu trúc, loại văn bản có 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình hay hoạt động
Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị khi thực hiệnPhần 3: Trình bày các bước cần thực hiện
Văn bản triển khai thông tin theo trật tự thời gian (trình bày thông tin theo thứ tự xuất hiện của sự vật, hiện tượng hay hoạt động) .
- Những dấu hiệu giúp em nhận biết Trò chơi cướp cờ và Cách gọt củ hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:
+ Văn bản được trình bày theo bố cục rõ ràng, mạch lạc.
+ Các đề mục được chia cụ thể: ví dụ (1,2,3; a,b,c)
+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: dùng hình ảnh minh họa.
- Để đạt được mục đích, hai văn bản ấy đã sử dụng các triển khai thông tin theo trình tự thời gian.
Những lưu ý khi đọc văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:
+ Hiểu rõ mục đích của văn bản.
+ Xác định được cấu trúc của văn bản.
+ Hiểu những từ ngữ, cách triển khai phù hợp.
+ Hiểu được ý nghĩa văn bản muốn truyền tải đến bạn độc.
+ Xác định yếu tố phi ngôn ngữ và tác dụng của chúng trong văn bản.
Những lưu ý khi đọc văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:
- Chú ý những từ ngữ chỉ trình tự các hoạt động.
- Cấu trúc văn bản đã rõ ràng, logic chưa, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ hay chưa? Mục đích truyền tải nội dung đã rõ ràng chưa?
- Các từ ngữ miêu tả, hình ảnh minh họa đã hợp lí hay chưa.
a. Các yếu tố có trong văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận:
b. Đặc điểm nổi bật của văn nghị luận là việc sử dụng các yếu tố luận điểm, luận cứ để lập luận. Tuy nhiên, trong văn nghị luận người ta có thể sử dụng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm để làm tăng sức thuyết phục.
c. Các câu tục ngữ trong Bài 18, 19 là nghị luận. Căn cứ vào đặc trưng của từng loại văn để nhận diện đặc điểm của các câu tục ngữ về phương thức biểu đạt. Nếu cho rằng các câu tục ngữ này là một loại văn bản nghị luận thì phải chứng minh được rằng chúng mang những đặc điểm cơ bản của văn nghị luận.
so sánh thể loại trong nội dung học đọc có gì giống và khác nhau giữa các thể loại em đã được học trong chương trình lớp 6,7 và 8
Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống văn hóa. Điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến các trò chơi dân gian.
Bịt mắt bắt dê là một trò chơi đã xuất hiện từ lâu. Trong những bức tranh xưa, chúng ta đã thấy được hình ảnh cô bé, cậu bé đang trò này. Đây là một trò chơi mang tính tập thể cao, với sự tham gia của nhiều người chơi. Cách gọi “bắt dê” cũng có ý nghĩa riêng. Loài dê có bản tính hiền lành, nhút nhát nhưng khá linh hoạt và rất thích vận động. Vì vậy, người bắt được dê cần có sự nhanh nhẹn, tinh ý và chiến thuật. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn.
Trò chơi này thường được chơi ở những nơi rộng rãi, ví dụ như sân trường, công viên… Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “đứng lại” thì họ phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”.
Bịt mắt bắt dê là trò chơi giúp rèn luyện phản xạ, cũng như sự nhanh nhẹn của người chơi. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp gắn kết mọi người với nhau.
1. đ
2. d
3. c
4. b
5. a