K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2020
  • Thiếu thành phần chủ ngữ.

Ko nên rút gọn câu như vậy vì nó sẽ làm câu ko có đầu đuôi khiến người đọc trở nên khó hiểu.

3 tháng 8 2020

Bài làm

  • Thiếu thành phần chủ ngữ
  • Không nên rút gọn câu như vậy -Vì nó sẽ làm câu ko có đầu đuôi , các câu  trở nên lộn xộn và khó hiểu .

*Ryeo*

30 tháng 10 2018

- Các câu "Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co." thiếu thành phần chủ ngữ.

- Không phải bao giờ việc rút gọn câu cũng hợp lí. Tuỳ tiện lược bỏ thành phần câu như những câu trên khiến cho lời văn trở nên cộc lốc, khó hiểu.

Bài 1: Chỉ ra thành phần được rút gọn trong câu in đậm và nêu tác dụng của việc rút gọn câu trong các trường hợp đó:a. Thương người như thể thương thân.(Tục ngữ)b. Các cháu ngoan. Học thuộc bài. Vâng lời cha mẹ. Đừng đánh con chó nhỏ Ma-ri-uýt của các cháu. (Nguyễn Ái Quốc)c. - Lúc nào chúng ta được nghỉ hè?    - Có lẽ hai tuần nữa.d. - Hằng ngày, ai đưa em đi học?    - Mẹ em...
Đọc tiếp

Bài 1: Chỉ ra thành phần được rút gọn trong câu in đậm và nêu tác dụng của việc rút gọn câu trong các trường hợp đó:

a. Thương người như thể thương thân.(Tục ngữ)

b. Các cháu ngoan. Học thuộc bài. Vâng lời cha mẹ. Đừng đánh con chó nhỏ Ma-ri-uýt của các cháu. (Nguyễn Ái Quốc)

c. - Lúc nào chúng ta được nghỉ hè?

    - Có lẽ hai tuần nữa.

d. - Hằng ngày, ai đưa em đi học?

    - Mẹ em ạ.

Bài 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có chứa câu rút gọn? Chỉ rõ thành phần được rút gọn trong những câu đó.

a. Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn. (Nam Cao)

b. Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. (Ca dao)

c. Tóm lại là phải học, phải học tập vốn văn hóa văn nghệ của dân tộc ta và cả thế giới (Phạm Văn Đồng)

d. Đêm. Thành phố lên đèn như sao xa. (Hà Ánh Minh)

e. Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng. Cơ chừng tiếc của. Cơ chừng hết sức. Cơ chừng hết hơi. (Nguyễn Công Hoan)

Bài 3: Hãy tìm ít nhất năm câu khẩu hiệu là câu rút gọn. Cho biết vì sao trong khẩu hiệu thường có nhiều câu rút gọn như vậy?

Bài 4: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào nên, trường hợp nào không nên dùng câu rút gọn? Vì sao?

a. Mẹ: Con ăn cơm hay ăn phở?

Con: Cơm (1)

b. Nam: An ơi, cho tớ hỏi bức tranh sơn dầu "Hoa mười giờ" là do ai vẽ nhỉ?

An: Họa sĩ Vũ Kim Thanh (2)

c. Cô giáo: Mai đã mời bố mẹ ngày mai đi họp phụ huynh chưa?

Học sinh: Mời rồi (3)

Bài 5: Viết một đoạn văn từ 7-10 câu kêu gọi mọi người phòng chống virus Corona, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn. Cho biết tác dụng của câu rút gọn mà em đã sử dụng trong đoạn văn

(Các bạn làm giúp mình nhá! giúp một bài cũng được)

2
13 tháng 2 2020

Bài 1: 

a. Rút gọn chủ ngữ - Để bài học, kinh nghiệm trong câu tục ngữ đúng với mọi người.

b. Rút gọn chủ ngữ - Ngắn gọn, không bị lặp với câu đầu.

c. Rút gọn cụm chủ - vị - Ngắn gọn, không dài, thừa, lặp.

d. Rút gọn cụm chủ - vị - Ngắn gọn, không dài, thừa, lặp.

Bài 2: 

a. Ông giáo ạ! - Rút gọn cụm C-V

b. Rút gọn chủ ngữ - Nỗi niềm chung của người phụ nữ.

c. Rút gọn chủ ngữ - Nhiệm vụ của cả dân tộc.

d. Đêm. - Xác định thời gian.

e. Không lê được ... cơ chừng hết hơi - rút gọn chủ ngữ "bà ấy" -> tạo nhịp điệu cho câu văn, tránh lặp, thừa.

Bài 3:

- Học, học nữa, học mãi.

- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

- Mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc hai con.

- Bảo vệ môi trường.

- Giữ gìn vệ sinh chung.

=> Rút gọn thành phần chủ ngữ để mọi người cùng ra sức thực hiện, chấp hành theo khẩu hiệu ấy.

Bài 4:

a. Không nên dùng câu rút gọn vì trong trường hợp trả lời người lớn như vậy là bất kính, vô lễ.

b. Dùng được câu rút gọn để ngắn gọn, tránh thừa, lặp, dài dòng.

c. Không nên dùng câu rút gọn vì gây cảm giác thiếu tôn trọng.

13 tháng 2 2020

Cảm ơn Nguyễn Thị Vân nhá

Câu 1: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho biết rút gọn thành phần phần nào? Việc rút gọn như vậy có hợp lý không? Vì sao? Em hãy khôi phục lại thành phần được rút gọn? " Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quănh. Nhảy dây. Kéo co". Câu 2: Khi sử dụng câu rút gọn cần chú ý điều gì? Câu 3: Hãy tìm ít nhất 5 khẩu hiệu là câu rút...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho biết rút gọn thành phần phần nào? Việc rút gọn như vậy có hợp lý không? Vì sao? Em hãy khôi phục lại thành phần được rút gọn?

" Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quănh. Nhảy dây. Kéo co".

Câu 2: Khi sử dụng câu rút gọn cần chú ý điều gì?

Câu 3: Hãy tìm ít nhất 5 khẩu hiệu là câu rút gọn. Cho biết vì sao trong khẩu hiệu thường có nhiều câu rút gọn nhủ vậy? (VD: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực).

Câu 4: Trong các trường hợp sau đâu là câu rút gọn, đâu là câu sai?

a) Qua bài thơ Bánh trôi nước đã cho ta thấy ý thức về phẩm giá của người của người phụ nữ.

b)Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

c)Với bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến đã ca ngợi một tình bạn cao đẹp.

d) Uống nước nhớ nguồn.

0
Câu 1: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho biết rút gọn thành phần phần nào? Việc rút gọn như vậy có hợp lý không? Vì sao? Em hãy khôi phục lại thành phần được rút gọn? " Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quănh. Nhảy dây. Kéo co". Câu 2: Khi sử dụng câu rút gọn cần chú ý điều gì? Câu 3: Hãy tìm ít nhất 5 khẩu hiệu là câu rút...
Đọc tiếp

Câu 1: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho biết rút gọn thành phần phần nào? Việc rút gọn như vậy có hợp lý không? Vì sao? Em hãy khôi phục lại thành phần được rút gọn?

" Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quănh. Nhảy dây. Kéo co".

Câu 2: Khi sử dụng câu rút gọn cần chú ý điều gì?

Câu 3: Hãy tìm ít nhất 5 khẩu hiệu là câu rút gọn. Cho biết vì sao trong khẩu hiệu thường có nhiều câu rút gọn nhủ vậy? (VD: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực).

Câu 4: Trong các trường hợp sau đâu là câu rút gọn, đâu là câu sai?

a) Qua bài thơ Bánh trôi nước đã cho ta thấy ý thức về phẩm giá của người của người phụ nữ.

b)Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

c)Với bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến đã ca ngợi một tình bạn cao đẹp.

d) Uống nước nhớ nguồn.

0
Bài 2: Xác định câu rút gọn và khôi phục thành phần được rút gọn trongnhững câu văn sau:a. Tôi lặng lẽ ra khỏi hang. Cũng không có một ý nghĩ rõ rệt. (Tô Hoài)b. Khang nghĩ đến Hà Nội, ánh sáng của Nhà hát lớn, sân khấu, người xem.Tôi, đến vợ con.(Nam Cao)c. Trèo lên cây bưởi hái hoaBước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuânNụ tầm xuân nở ra xanh biếcEm đã có chồng, anh tiếc lắm thay.(Ca...
Đọc tiếp

Bài 2: Xác định câu rút gọn và khôi phục thành phần được rút gọn trong
những câu văn sau:

a. Tôi lặng lẽ ra khỏi hang. Cũng không có một ý nghĩ rõ rệt. (Tô Hoài)

b. Khang nghĩ đến Hà Nội, ánh sáng của Nhà hát lớn, sân khấu, người xem.
Tôi, đến vợ con.

(Nam Cao)

c. Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay.

(Ca dao)

d. Ăn lúc đói, nói lúc say.

(Tục ngữ)
e. Tìm mũ Thần Nông chẳng thấy đâu
Thấy con vịt lội giữa dòng sâu
Sao Hôm như mắt em ngày ấy
Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tàu.
(Nguyễn Bính)
Bài 3: Tìm 05 câu tục ngữ là câu rút gọn và cho biết các câu tục ngữ rút gọn
thành phần gì? Vì sao tục ngữ thường rút gọn thành phần ấy?

0
16 tháng 1 2017

a) Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

b) - Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

- Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.
Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải lưu ý :
Tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.
16 tháng 1 2017

a, Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

b,

- Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

- Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.
Ít sử dụng cách nói rút gọn câu trong trường hợp ngữ cảnh và ý nghĩa câu nói gây hiểm nhầm cho người khác.

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7I. Phần văn bản:1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?II. Tiếng Việt:1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?2. Bài tập:BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:Ngày...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7
I. Phần văn bản:
1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?
3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?
II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?
2. Bài tập:
BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí,
bố của thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đen nộp lại cho chủ nợ một nương
ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. người vợ
chết cũng chưa trả hết nợ. ( Tô Hoài )
BT 2: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong những trường
hợp sau đây:
a. Tiếng hát ngừng. cả tiếng cười.
b. Đi thôi con!
c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước
độc lập tự do.
d. Uống nước nhớ nguồn.
e. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào
là khác nữa.
BT 3: Trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại
không thể dùng câu rút gọn:
Đoạn a
- Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
- Chủ nhật.
Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.
- Nhớ mang sách cho tớ nhé
Đoạn b
Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi:
- Lan…Mấy giờ cháu đến truờng?

- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!
- Cháu có nhớ lòi mẹ cháu dặn sáng nay không?
- Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.
BT 4:Viết một đoạn hội thoại ngắn( 7- 10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn.
Gạch chân dưới các câu rút gọn đó.
BT 5: Trong những trường hợp sau đây câu đặc biệt dùng để làm gì?
a. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng xông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang
ngồi có vẻ chờ đợi.
b. Mẹ oi! Chị ơi! Em đã về.
c. Có mưa!
d. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa!
BT 6: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
- Biển đề tên trường mình có phải là câu đặc biệt không nhỉ?
- Không.
- Vậy Ngữ văn 7 ở trên bìa sách của chúng mình có phải là câu đặc biệt không?
- Cũng không phải.
- Thế biển đề Giặt là trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện của hai bạn em thấy đúng sai thế nào?
III. Tập làm văn:
1. Thế nào là văn nghị luận?
2. Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?
3. Bài tập:
BT1: Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim? Tìm 3 dẫn
chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh?
BT2: Tìm 3 và phân tích 3 biểu hiện, việc làm trong cuộc sống thể hiện đạo lí
sống uống nước nhớ nguồn?

0