Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những xu thế phát triển của thế giới ngày nay bao gồm:
- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
- Xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm.
- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.
⟹ Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
* Thời cơ và thách thức đối với các dân tộc:
- Thời cơ:
+ Từ sau “Chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
+ Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.
+ Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
- Thách thức:
+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình.
+ Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn hạn chế.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.
+ Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài….
+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
⟹ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp đưa đất nước từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.
* Trước xu thế phát triển của thế giới, theo em, nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là:
- Tập trung phát triển nền kinh tế mạnh, bền vững để đưa đất nước đi lên hội nhập với quốc tế. Bởi kinh tế là nội dung quan trọng nhất, nó quyết định vị trí chính trị quốc gia trên trường quốc tế, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.
- Nâng cao trình độ dân trí, hòa nhập với xu hướng phát triển chung của toàn nhân loại.
- Phát triển và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
- Xóa đói, giảm nghèo, lạc hậu, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
-Thứ nhất là về thời cơ, như ta dã biết là các nước có cơ hội tham gia vào các tổ chức liên kết KT, hội nhập với nền KT thế giới, tranh thủ nguồn viện trợ từ nước ngoài, cũng như tiếp thu các thành tựu KHKT và mở rộng thị trường cũng như cải thiện đời sống nhân dân
1,* Sự ra đời của nước CH ND Trung Hoa
- Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến (1946 1949) giữa Đảng Quốc Dân và Đảng Cộng sản.
- Ngày 20/7/1946 nội chiến bùng nổ.
- Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947: quân giải phóng Trung Quốc tiến hành chiến lược phòng ngự tích cực.
- Từ tháng 6/1947 đến 1949 quân giải phóng phản công lần lược giải phóng lục địa Trung Quốc.
- 01-10-1949 nước CHND Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.
* Ý nghĩa :
- Sự ra đời nước CHNDTH đánh dấu thắng lợi của CMDTDC ở TQ
- Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến
- Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH.
- Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2
Hoàn cảnh ra đời
- Sau khi giành độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển .
- Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi.
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
Mục tiêu của ASEAN
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Nguyên tắc hoạt động
Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả.
Viêt Nam gia nhập ASEAN có
- Thời cơ:
+ Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ;
+ Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo, tiếp cận nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến;
Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảmt bảo ổn định chính trị của khu vực.
- Thách thức:
+ chênh lệch về mức sống và tăng trưởng;
+ Khác biệt về chế độ chính trị;
+ lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;
+ cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn...
C1:
Vì nước Mỹ có những tiền đề thuận lợi cho cuộc cách mạng Khoa học kỹ thuật lần thứ 2.
Để chứng minh điều này,bạn có thể dựa vào tình hình Mỹ trước và trong CTTG 2 để tìm hiểu.
Cụ thể:
-Trước chiến tranh TG2,Mỹ là nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất Thế giới.Mỹ lại chú ý thu hút nhân tài từ khắp nơi,đầu tư cho Giáo dục và con người,tạp những tiền đề đầu tiên cho cuọc CMKHKT.
-Trong chiến tranh TG 2,mặc dù nước Mỹ tham chiến nhưng do được 2 đại dương lớn che trở nên đất nước ko bị chiến tranh tàn phá,sản xuất được duy trì.Mặt khác,các nước lớn trên TG bấy giờ (Anh-Pháp....)đều đang tham chiến và bị chiến tranh tàn phá,các nhà khoa học từ các nước đổ về Mỹ,nơi có điều kiện hòa bình,có trang thiết bị hiện đại,...để nghiên cứu khoa học.
-Sau CT,Mỹ được lợi 114 tỷ USD và khoảng 2-3 thập niên đầu sau CT,Mỹ là trung tâm KT-TC duy nhất của TG,tạo ra những tiền đề về kinh tế cho cuộc CMKHKT bùng nổ.
-Mỹ chú trọng thu hút các nhà khoa học từ khắp nơi trên TG sau CTranh...
c2:
Một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đã nhanh chóng chuyển từ đồng minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt. Đó là tình trạng "chiến tranh lạnh" giữa hai phe : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, kéo dài trên 40 năm (1945 — 1989).
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch vé mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ; đồng thời gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
-Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề :
+ Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
+ Các cường quốc đã chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự.
+ Loài người phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...