Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Nguyên nhân, thời gian thực dân Pháp xâm lược nước ta Thời gian: Bắt đầu từ năm 1858 (xâm lược Đà Nẵng), mở đầu cho quá trình xâm lược kéo dài gần nửa thế kỷ. Nguyên nhân: Kinh tế: Pháp muốn mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và khai thác tài nguyên. Chính trị: Cạnh tranh với các cường quốc châu Âu trong việc chiếm thuộc địa. Tôn giáo: Lợi dụng chiêu bài "bảo vệ đạo Thiên Chúa" để can thiệp vào nội bộ Việt Nam. Nội bộ Việt Nam suy yếu, triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu, mất lòng dân. Câu 2: Các hiệp ước triều đình Huế đã ký với thực dân Pháp Hiệp ước Thời gian Nội dung chính Nhâm Tuất 1862 Nhượng 3 tỉnh Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa); mở 3 cửa biển cho Pháp; bồi thường chiến phí. Giáp Tuất 1874 Thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp; mở thêm 3 cửa biển; cho phép Pháp tự do truyền đạo, buôn bán. Harmand 1883 Giao Bắc Kỳ và Trung Kỳ cho Pháp cai trị; triều đình chỉ còn quyền ở phần nội chính. Patenôtre 1884 Củng cố quyền cai trị của Pháp; hợp thức hóa hiệp ước 1883; nhà Nguyễn trở thành bù nhìn dưới quyền Pháp. Câu 3: Phong trào Cần Vương Thời gian: 1885 – 1896 Giai đoạn: Giai đoạn 1 (1885–1888): Do vua Hàm Nghi đứng đầu, hưởng ứng rộng khắp. Giai đoạn 2 (1888–1896): Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào chuyển thành những cuộc khởi nghĩa riêng lẻ. Các cuộc khởi nghĩa lớn: Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên) Khởi nghĩa Hương Khê (Nghệ – Tĩnh) Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất: Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Câu 4: Phong trào nông dân Yên Thế Nguyên nhân: Nông dân bị mất đất, bị chính quyền thực dân đàn áp. Phản ứng trước chính sách bóc lột và đàn áp của Pháp. Người lãnh đạo: Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) Mục đích đấu tranh: Bảo vệ cuộc sống, đất đai, chống lại ách thống trị của thực dân. Diễn biến chính: Bắt đầu từ 1884, kéo dài gần 30 năm. Giai đoạn mạnh mẽ nhất là từ 1897–1908, Pháp nhiều lần tấn công nhưng không dập tắt được. Đến 1913, sau khi Hoàng Hoa Thám bị sát hại, phong trào chấm dứt. Câu 5: Lý do khiến các cải cách ở nước ta nửa cuối thế kỷ XIX không được thực hiện Triều đình bảo thủ, không quyết tâm cải cách. Sợ mất quyền lực, lo cải cách làm thay đổi trật tự xã hội. Thiếu tầm nhìn, không theo kịp xu thế thời đại. Pháp đã xâm lược và khống chế, không cho phép cải cách làm thay đổi hệ thống cai trị. Câu 6: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp Thời gian: 1897 – 1914 Chính sách kinh tế: Tập trung khai thác mỏ, đặc biệt là than, kẽm, thiếc... Mở đồn điền trồng lúa, cao su... Tăng thuế, lập ngân hàng Đông Dương để bóc lột. Chính sách văn hóa – giáo dục: Hạn chế giáo dục, chỉ mở trường đào tạo tay sai. Truyền bá văn hóa Pháp, kìm hãm văn hóa dân tộc. Khuyến khích đạo Thiên Chúa, đàn áp văn hóa truyền thống. Câu 7: Hội Duy Tân (1904) Người sáng lập: Phan Bội Châu, cùng các sĩ phu yêu nước như Lương Văn Can. Mục đích: Đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc, xây dựng đất nước theo kiểu mới. Hoạt động: Tuyên truyền tư tưởng duy tân, vận động cải cách. Tổ chức phong trào Đông Du: đưa thanh niên sang Nhật học tập. Kết nối với các tổ chức cách mạng ở nước ngoài. Câu 8: Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) do những sĩ phu nào lãnh đạo? Lãnh đạo chính: Trần Cao Vân Thái Phiên Mục tiêu: Phục hồi quyền lực cho vua Duy Tân, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Kết cục: Thất bại, Duy Tân bị đày ra đảo, các lãnh tụ bị xử tử.

1. Khả năng chiến đấu của người dân Việt Nam sẽ bộc phát khi có sự xâm phạm tới cuộc sống của mỗi người, sẽ tự vùng dậy, tự có nhiều cách chiến đấu khác nhau để có thể bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống của chính mình.
2.
- Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương:
Tính chất địa phương: Phong trào Cần Vương thất bại có nguyên nhân đến từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các lãnh đạo của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, khi họ bị bắt hoặc giết thì nghĩa quân đầu hàng hoặc giải tán.Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo: Phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất; chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược rõ ràng đủ mạnh để chống PhápQuan hệ với nhân dân: Các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương không lấy được sự tin tưởng từ nhân dân bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân. Các đạo quân còn đi cướp bóc của dân chúng.Mâu thuẫn với tôn giáo: Việc xung đột với Công giáo của quân Cần Vương buộc nhiều giáo dân phải tự vệ bằng cách kết nối thông đồng với thực dân Pháp. Theo thống kê của người Pháp cho biết, có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.Mâu thuẫn sắc tộc: Sự sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, cho dân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này đã đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi. Các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương. Họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.Vũ khí: Với vũ khí tự túc, thô sơ, quân Cần Vương khó mà đối đầu với vũ khí hiện đại của quân đội Pháp.Lực lượng chênh lệch: Lực lượng của phong trào Cần Vương quá chênh lệch so với đội quân hùng mạnh của Pháp. Họ chỉ có thể tấn công vào những chỗ yếu, sơ hở của địch; không đủ khả năng thực hiện chiến tranh trực diện với lực lượng của địch.Tinh thần chiến đấu: Ngoại trừ một số thủ lĩnh có tinh thần chiến đấu đến cùng và hi sinh vì nước, không ít thủ lĩnh quân khởi nghĩa nhanh chóng buông vũ khí đầu hàng khi tương quan lực lượng bắt đầu bất lợi. Vì vậy mới khiến phong trào nhanh chóng suy yếu và tan rã.3. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:
+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
+ Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
+ Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ.
4.
- Triều đình Huế nhu nhược, thụ động, không kiên quyết phối hợp với nhân dân chống thực dân Pháp ngay từ đầu. Vì vậy đã bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi giặc Pháp.
+ Ngày 17 - 2 - 1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.
+ Tháng 7 - 1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang Trung Quốc, lực lượng còn lại rất mỏng. Nhưng quân triều đình lại cố thủ ở trong Đại đồn Chí Hòa.
5. Pháp tấn công Gia Định nhằm:
- Gia Định và Nam Kì là vựa lúa lớn của Việt Nam, chiếm được gia định quân Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn.
- Gia Định có vị trí chiến lược quan trọng:
+ Xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
+ Hệ thống giao thông đường thủy ở đây rất thuận lợi. Từ Gia Định có thể sang Cam-pu-chia một cách dễ dàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Kông của Pháp.
- Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.

4. Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì :
- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.
-Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Câu 1
- Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (gần 30 năm), quyết liệt nhất. Có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỉ XX
- Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng "Cần Vương" mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.
- Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa không phải các văn thân, sĩ phu mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do các thủ lĩnh địa phương cầm đầu ( Xuất thân từ địa phương)
Câu 3
- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghị kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đổi mới đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại trong triều đình
- Hạn chế: Các đề nghị cải cách đa phần đều mang tính chất ròi rạc, lẻ tẻ chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là mẫu thuẫn giữa nhân dân với thực dân pháp với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ pk
- Ý nghĩa của các đề nghị cải cách: những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ mới của những người Việt Nam hiểu biết.
Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX
Chúc bạn học tốt!!!!!!!!

Câu 1: Chính sách kinh tế của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Mục đích? Chính sách kinh tế: Nông nghiệp: Mở rộng đồn điền (lúa, cao su), cưỡng chiếm ruộng đất của nông dân. Công nghiệp: Tập trung khai thác mỏ (than, thiếc, kẽm...), xây dựng cơ sở khai thác phục vụ Pháp. Thương nghiệp: Độc quyền thương mại, lập ngân hàng Đông Dương để kiểm soát tài chính. Thuế khóa: Tăng thuế mọi mặt: thuế thân, thuế muối, rượu, thuốc phiện... Mục đích: Bóc lột triệt để tài nguyên và sức lao động của nhân dân Việt Nam. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc Pháp. Củng cố bộ máy cai trị thực dân thông qua kinh tế. Câu 2: So sánh điểm khác biệt giữa khởi nghĩa Yên Thế và phong trào Cần Vương Tiêu chí Phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Yên Thế Lực lượng lãnh đạo Văn thân, sĩ phu gắn với vua Hàm Nghi Nông dân, tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám Mục tiêu Phò vua, cứu nước, chống Pháp Bảo vệ cuộc sống, đất đai chống lại sự đàn áp Tính chất Gắn với nhà nước phong kiến Tự phát, không phụ thuộc triều đình Địa bàn Rộng khắp cả nước Tập trung ở vùng Yên Thế (Bắc Giang) Hình thức đấu tranh Khởi nghĩa vũ trang, có tổ chức Du kích, linh hoạt theo địa hình Thời gian 1885–1896 (11 năm) 1884–1913 (gần 30 năm) Câu 3: Chuyển biến của các giai cấp, tầng lớp ở nông thôn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Địa chủ phong kiến: Bị phân hóa: một bộ phận làm tay sai cho Pháp, số khác yêu nước. Nông dân: Bị bần cùng hóa: mất ruộng đất, phải đi làm thuê, làm tá điền. Bất mãn, trở thành lực lượng chính trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp. → Nông thôn Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt, mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc. Câu 4: Sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Tư sản: Xuất hiện từ tầng lớp phú thương, chủ xưởng nhỏ, bị lệ thuộc Pháp. Tiểu tư sản: Gồm trí thức, học sinh, viên chức… chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản. Công nhân: Hình thành từ nông dân bị mất ruộng, làm trong hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp; sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh. Tư sản mại bản: Gắn bó chặt chẽ với Pháp, hưởng lợi từ chính sách thuộc địa. → Đây là kết quả của quá trình khai thác và biến đổi xã hội do Pháp gây ra. Câu 5: So sánh phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX Tiêu chí Cuối thế kỉ XIX Đầu thế kỉ XX Tính chất Phong kiến yêu nước Dân chủ tư sản yêu nước Lãnh đạo Văn thân, sĩ phu Trí thức tân học, sĩ phu tiến bộ Mục tiêu Khôi phục chế độ phong kiến, giành độc lập Đánh đuổi Pháp, canh tân đất nước Hình thức đấu tranh Khởi nghĩa vũ trang Kết hợp vũ trang và cải cách, tuyên truyền, xuất dương Tiêu biểu Phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Hương Khê Phong trào Đông Du, Duy Tân, Hội Việt Nam Cách mạng Đồng minh
Câu 2 (Tham Khảo)
Thái độ
Nhân dân:
- Kiên quyết chống xâm lược ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
- Kiên quyết chống trả khi địch tấn công Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ.
- Thái độ “bất tuân lệnh” triều đình của nhân dân và sĩ phu yêu nước.
Hành động
Nhân dân:
- Anh dũng chống trả chúng tại Đà Nẵng dẫn đến làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của thực dân Pháp và chống sự nhu nhược của triều đình.
- Vì nhân dân, Trương Định ở lại kháng chiến.
Câu 1 (Tham Khảo)
- Khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ là do nhân dân nơi đây muốn bảo vệ cuộc sống của mình trước chính sách xâm lược thực dân Pháp, do nông dân lãnh đạo và bùng nổ năm 1884, trước khi phong trào Cần vương bùng nổ.
=> Phong trào Cần vương là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương.