K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2017

giống nhau:
+ mạng lưới dày đặc
+ chủ yếu là sông nhỏ
+ có hai mùa lũ và cạn
+ nước thất thường
khác nhau:
+) Miền Bắc: mùa mưa đến sớm, nước dồi dào, lũ lên nhanh và đột ngột.
=> do gió từ vịnh Bengan thổi vào, dãy hội tụ nhiệt đới và các cơn bão thường xuyên hoạt động. Đặc biệt hệ thống sông ở đây có hình nan quạt làm cho nước lũ bị dồn nén thoát nước chậm.
+) Miền Trung: mùa mưa đến chậm hơn các miền khác, nước lũ lên nhanh và rút rất nhanh.
=> do mùa hạ gió thổi tới bị dãy Trường Sơn chắn lại nên không gây mưa, đến mùa đông gió từ cao áp Xibia (Nga) thổi tới có đi qua biển -> mang theo nhiều hơi nước bị dãy Trường Sơn chắn lại -> gây mưa lớn ở miền Trung kèm theo hoạt động của các cơn bão và địa hình ở đây ngắn và dốc ( một bên là biển một bên là đất liền) => lũ lên rất nhanh và thoát nước cũng rất nhanh.
+) Miền Nam: Mùa mưa và lũ có sự điều hòa hơn ở miền Trung Và bắc.
=> Do các con sông ở đây chủ yếu là sông Cửu Long xuất phát từ sơn nguyên tây tạng ở Trung Quốc, có tên gọi là sông MêKông. Kho tới Việt Nam thì nó đi qua biển hồ ở CamPuChia, biển hồ này giúp cho chế độ nước của các con sông này cân bằng hơn. Về mùa lũ thì nước dồn vào hồ, hạn chế lũ, còn về mùa không thì nước ở hồ lại thoát ra hạn chế khô hạn. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng rộng lớn rất bằng phẳng nên nước chảy điều hòa hơn.

+) NGuyên NHân:

- Thứ nhất đó chính là do sự bùng nổ dân số của nước ta

- Thứ hai là lượng nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất, lò mổ hay bệnh viện đang ngày một tăng cao.

- Thứ ba là hệ thống các công viên, khu vui chơi giải trí mọc lên như nấm trong khi đó lượng rác thải tại các khu vực này vẫn chưa được giải quyết dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng rất nhiều đến người dân ở các khu vực xung quanh.

+) Biện pháp ( bạn tự làm nhé )

25 tháng 4 2017

Câu 2:

- Bài 31 : Đặc điểm khí hậu Việt Nam | Học trực tuyến

Câu 3:

-Cung cấp gỗ cho xây dựng
-Cung cấp lương thực thực phẩm(l úa, ngô, khoai..)
-Cung cấp thuốc chữa bệnh(tam thất, trầm hương..)
-Cung cấp nghuyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp
+khai thác gỗ: lim, sến, táu_
+sản xuất giấy
+khai thác nhựa:cao su
+làm màu nhuộm : cú nâu...
-Cung cấp gỗ, củi làm chất đốt
*Có giá trị về văn hóa du lịch: vườn sinh vật cảnh, tham quan du lịch, để nghiên cứu khoa học, cảnh quan tự nhiên đa dạng

Câu 4:

Bài 35. Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam (Địa lý 8)

Câu 5:

– Sinh vật rất phong phú và đa dạng.
+ Đa dạng về thành phần loài và gen.
+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.
+ Đa dạng về công dụng và sản phẩm.

Chứng minh:

Sự giàu có về thành phần loài sinh vật
– Nước ta có gần 30.000 loài sinh
vật, sinh vật bản địa chiếm khoảng 50%
+ Thực vật: 14.600 loài.
+ Động vật: 11.200 loài.
– Số loài quý hiếm.
+ Thực vật: 350 loài
+ Động vật: 365 loài.

Sự đa dạng về hệ sinh thái
Các hệ sinh thái tiêu biểu.
– Hệ sinh thái ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn.
– Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.
– Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.
– Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống.

Câu 6:

Nằm trong câu 4

29 tháng 3 2021

Câu 1:

 

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

 - Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

 - 93% các sông nhỏ và ngắn.

 - Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

 - Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..

 - Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.

 - Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

 - Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.



 

Câu 2:

 

- Tính chất nhiệt đới:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.

+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.

+ Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm

- Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió:

+ Gió mùa đông: lạnh, khô.

+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.

- Tính chất ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.

+ Độ ẩm không khí > 80%. 



 

Câu 3:

 

– Hiện nay, ở nước ta đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.

– Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).

Câu 4:

- Địa hình nước ta chia thành 3 khu vực:

Đồi núi

Đồng bằng

Bờ biển và thềm lục địa.

29 tháng 3 2021

Câu 4 Địa hình nước ta chia thành ba khu vực: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.

Câu 1  

Đặc điểm chung.

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

 - Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

 - 93% các sông nhỏ và ngắn.

 - Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

 - Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..

 - Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.

 - Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

 - Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

Câu 2  

 Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

- Tính chất nhiệt đới:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.

+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.

+ Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm

- Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió:

+ Gió mùa đông: lạnh, khô.

+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.

- Tính chất ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.

+ Độ ẩm không khí > 80%. 

Câu 3 

– Hiện nay, ở nước ta đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.

– Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).

1. Tính chất

+ Nhiệt đới: 

- số h nắng cao: 1400-3000g/ năm

- t° tb năm cao: trên 21°. Tăng dần từ B vào N

+ Gió mùa: 

-M.đông: khô, lạnh. Hướng ĐB

- M.hạ: ẩm nóng. Hướng TN

+ Ẩm:

- độ ẩm cao: trên 80%

Lượng mưa: 1500-2000ml/năm

 

2. Vì lãnh thổ miền Trung kéo dài, hẹp ngang, núi an ra sát biển nên sông ngòi thương ngân và dốc.

Mùa mưa ở Trung Bộ thường lệch về thu đông nên mùa lũ tập trung về cuối năm

7 tháng 5 2022

tham khảo-1-

Sinh vật rất phong phú và đa dạng. + Đa dạng về thành phần loài và gen. + Đa dạng về kiểu hệ sinh thái. + Đa dạng về công dụng và sản phẩm. ----------4 Trả lời + Đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Tính nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, có mùa đông lạnh nhất nước, thời tiết vào mùa đông thường biến động. ' - Mùa đông có mưa phùn, gió bấc, nhiệt độ có thể xuống dưới 5°c ở đồng bằng  dưới o°c ở miền núi. Mùa hạ nóng ẩm, có tiết mưa ngâu vào giữa tháng 8.  

28 tháng 10 2023

Câu 1: Đặc điểm của đất Việt Nam:

- Đất Việt Nam có đa dạng về địa hình và đặc điểm địa hình quan trọng bao gồm đồng bằng, đồi núi, bán đảo và quần đảo.

- Có sự đa dạng về thổ nhưỡng và đất sét với nhiều loại đất khác nhau như đất phèn, đất andosol, đất đỏ, và đất alluvium.

- Thổ nhưỡng phong phú như nitơ, kali, và phốt pho làm cho đất nông nghiệp rất thích hợp cho trồng cây và sản xuất nông sản.

28 tháng 10 2023

Câu 2: Sông ngòi Việt Nam:

- Sông ngòi là các dòng sông ở Việt Nam, thường chảy từ các vùng núi xuống các vùng đồng bằng và đổ ra biển.

- Vào mùa lũ, lượng nước trên các con sông tăng lên đáng kể do mưa lớn và sự tan chảy tuyết từ các dãy núi cao.
-  Các con sông trên lưu vực không trùng nhau do có nhiều hệ thống sông riêng biệt và phân bố không đồng đều.

28 tháng 10 2023

Câu 1: Đặc điểm và giải thích tính nhiệt đới ẩm và tính đa dạng thất thường ở khí hậu nước ta:

Tính nhiệt đới ẩm:

- Đặc điểm: Khí hậu nhiệt đới ẩm là loại khí hậu chịu ảnh hưởng của hai yếu tố chính - nhiệt đới và ẩm. Nó thường xuất hiện ở vùng đất nằm gần đường xích đạo và có mùa mưa rõ rệt. Nhiệt độ hàng năm cao, và có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.

- Giải thích: Nước ta nằm trong vùng Đông Á, nơi có tác động của gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đây là yếu tố quyết định cho mùa khô (mùa Đông Bắc) và mùa mưa (mùa Tây Nam). Vùng này thường có nhiệt độ ấm áp suốt năm, với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.

Tính đa dạng thất thường:

- Đặc điểm: Tính đa dạng thất thường trong khí hậu nước ta liên quan đến sự biến đổi thời tiết không dự đoán được. Vùng Đông Á, bao gồm cả Việt Nam, thường chịu tác động của nhiều yếu tố thời tiết như bão, áp thấp nhiệt đới, khí hậu nhiệt đới, và gió mùa.

- Giải thích: Tính đa dạng thất thường là kết quả của vị trí địa lý đặc biệt của vùng Đông Á và tương tác giữa nhiều yếu tố khí hậu. Sự biến đổi của các yếu tố này có thể tạo ra tình huống thời tiết bất thường như mưa lớn, bão, và áp thấp nhiệt đới, gây ra nguy cơ lũ lụt và thiệt hại đối với nông nghiệp và kinh tế.

28 tháng 10 2023

Câu 2: Lí do và giải thích đặc điểm về gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam:

Gió mùa Đông Bắc:

- Lí do: Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào mùa đông và tháng đầu của mùa xuân. Nó có xu hướng thổi từ vùng lục địa lạnh hơn ở phía Bắc (như Trung Quốc và Siberia) xuống vùng biển ấm ở phía Nam (như biển Đông, biển Hoa Đông).

- Giải thích: Gió mùa Đông Bắc có xu hướng làm giảm nhiệt độ, gây ra mùa khô và đánh bay mây. Điều này dẫn đến mùa khô ở vùng Bắc và Trung Bộ của nước ta và làm cho nhiệt độ thấp hơn.

Gió mùa Tây Nam:

- Lí do: Gió mùa Tây Nam thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu, khi vùng Đông Á có nhiệt độ cao hơn so với vùng biển ở phía Nam (như biển Đông, biển Ấn Độ).

- Giải thích: Gió mùa Tây Nam thổi từ biển ấm lên đất liền, mang theo luồng khí ẩm và gây ra mùa mưa. Điều này tạo điều kiện cho mùa mưa kéo dài ở vùng Nam và miền Trung của nước ta.

23 tháng 3 2021

1. 

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

     + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

    + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

     + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

     + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

      ● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

      ● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

     + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

     + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

     + Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

    + Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

     + Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

 

 

23 tháng 3 2021

2. Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản là do:
- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
-VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).

8 tháng 5 2021

Câu 1

Nước ta có hai mùa khí hậu: mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10.

Mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.

Mùa gió Tây Nam tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diễn ra phổ biến trên cả nước.

Thời tiết

 + Mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc.

+ Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết khô nóng, ổn định suốt mùa.

+ Duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.

Câu 2

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước:

+Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500 km2).

+Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km gặp một cửa sông.

+Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

+Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:

+Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh.

+Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.

-Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa:

+Hằng năm sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.

+Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm

Giá trị:

Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. 
Phát triển giao thông đường thuỷ. 
Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản. 
Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản. 
Điều hoà nhiệt độ. 
Tạo cảnh quan mội trường. 

Du lịch sông nước

Phát triển thủy điện, thủy lợi

Biện pháp:

- Xử lí nước thải một cách hợp lí, xây dựng các máy móc để lọc nước thải.

- Không vứt rác bừa bãi xuống dòng sông, xác chết động vật và bao bì thuốc trừ sâu xuống sông.

- Mỗi người phải có ý thức mới có thể làm dòng sông không bị ô nhiễm .

- Tiết kiệm tối đa lượng nước sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày

- Thành phố lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

- Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng.

- Tăng cường tái sử dụng nước trong sản xuất (quay vòng nước trong sản xuất)

- Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận

...............