Câu 1. Quốc gia nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng GDP
a. Thái Lan. c. Xin-ga-po.
b. Ma-lai-xi-a. d. In-đô-nê-xi-a.
Câu 2. Hai nước có sản lượng điện cao nhất Đông Nam Á là
a. Thái Lan và Bru-nây. c. Thái Lan và In-đô-nê-xi-a.
b. Thái Lan và Xin-ga-po. d. Thái Lan và Việt Nam.
Câu 3. Công nghiệp các nước Đông Nam Á đang phát triển theo hướng
a. chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
b. đầu tư phát triển công nghiệp nặng.
c. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp khai thác.
d. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Câu 4. Cây lương thực chính được trồng ở các nước Đông Nam Á là
a. lúa mì. c. ngô.
b. lúa gạo. d. lúa mạch.
Câu 5. Một số biểu hiện quan trọng chứng tỏ ngành dịch vụ của các nước Đông Nam Á đang được phát triển theo hướng hiện đại hóa là
a. cơ sở hạ tầng từng bước được hiện đại.
b. giao thông, thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.
c. hệ thống ngân hàng, tín dụng được phát triển và hiện đại.
d. tất cả các ý trên.
Câu 6: Lượng điện bình quân theo đầu người của các nước Đông Nam Á hiện nay còn thấp là biểu hiện của việc
a. chất lượng cuộc sống của người dân chưa cao
b. công nghiệp năng lượng chậm phát triển
c. tỉ trọng dân cư nông thôn lớn hơn thành thị
d. ngành công nghiệp phát triển còn hạn chế.
Câu 7: Nền nông nghiệp Đông Nam Á có tính chất
a. ôn đới b. cận nhiệt đới
c. nhiệt đới d. xích đạo
Câu 8: Ngành chiếm tỉ trọng lớn về giá trị sản xuất trong cơ cấu nông nghiệp ở nhiều nước Đông Nam Á là
a. trồng trọt b. chăn nuôi
c. dịch vụ d. thủy sản
Câu 9: Hầu hết các Đông Nam Á đều quan tâm đến phát triển giao thông vận tải đường biển, do
a. có vị trí giáp biển b. phát triển nội thương
c. vận tải đường bộ yếu d. có nhiều vũng, vịnh
Câu 10: Nước ở Đông Nam Á đứng đầu về trồng cây hồ tiêu là
a. Thái Lan. c. Xin-ga-po. b. Ma-lai-xi-a. d. In-đô-nê-xi-a.
Bài tập củng cố 2
Câu 1. Mục tiêu nào sau đây là mục tiêu khái quát mà các nước ASEAN cần đạt được?
a. Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều.
b. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
c. Xây dựng ASEAN thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá phát triển.
d. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.
Câu 2. Thách thức lớn nhất hiện nay đối với các nước ASEAN là
a. trình độ phát triển còn chênh lệch. b. vẫn còn tình trạng đói nghèo.
c. phát triển nguồn nhân lực. d. đào tạo nhân tài.
Câu 3. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam có cơ hội
a. hợp tác với các nước trong khu vực về kinh tế. b. hợp tác về văn hoá, giáo dục.
c. hợp tác về khoa học công nghệ, an ninh. d. tất cả các ý trên.
Câu 4. Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước trong khu vực ASEAN là
a. lúa gạo. c. than. b. xăng dầu. d. hàng điện tử.
Câu 5. Mặt hàng nào sau đây, Việt Nam không phải nhập từ các nước ASEAN?
a. Phân bón. c. Một số hàng điện tử, tiêu dùng.
b. Thuốc trừ sâu. d. Dầu thô.
Câu 6. Những thách thức mà Việt Nam khi gia nhập ASEAN là
a. sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ. b. sự khác biệt về chính trị.
c. sự bất đồng về ngôn ngữ. d. tất cả các ý trên.
Câu 7: Cơ chế hợp tác của ASEAN không phải là thông qua
a. diễn đàn. b. hiệp ước. c. hội nghị. d. liên kết vùng.
Câu 8: Nước gia nhập ASEAN vào năm 1995 là
a. Bru-nây . b. Việt Nam. c. Mi-an-ma . d. Lào.
Câu 9 : Việc xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN “ ( AFTA ) là việc làm thuộc
a. mục tiêu hợp tác. b. cơ chế hợp tác.
c. thành tựu hợp tác. c. lí do hợp tác.
Câu 10 : Vấn đề nào sau đây không còn là thách thức đối với các nước ASEAN hiện nay ?
a. Thất nghiệp, thiếu việc làm. b. Thiếu đói nặng lương thực.
c. Khai thác tài nguyên thiên nhiên. d. Chênh lệch giàu nghèo lớn.