K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2017

Câu 1:

a. Giống nhau:

- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945.

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

- Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.

- Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.

b. Khác nhau:

- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)

- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.

- Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.

Câu 2:

Bài làm

Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý. Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách. Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu. Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo. Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính: — Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy? — Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói: — Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ? Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói: — Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sông một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá - Tôi tự dằn vặt bản thân mình. Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về. Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chê được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ. Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả. Tôi ra về, trong lòng thầm nghĩ sẽ trân trọng mảnh vườn cha tôi để lại suốt đời, tôi sẽ không bao giờ bán đi một tấc đất nào vì nó là mồ hôi, công sức và cả cuộc sống của cha để lại cho tôi. Tôi sẽ lập nghiệp ở chính nơi đây, sẽ cưới vợ, sẽ làm lụng chăm chỉ và sẽ luôn tiếp tục hướng về tương lai tốt đẹp để cha có thể mỉm cười dưới suối vàng. “Cha ơi, cha hãy luôn theo dõi con, phù hộ cho con, cha nhé!”.

8 tháng 12 2017

a. Giống nhau:

- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo.

- Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.

b. Khác nhau:

- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)

- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau.

- Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.

Tóm tắt câu chuyện:Ngày xưa có một  gia đình chỉ sinh được một cô con gái nhưng cô gái lại lấy chồng xa nên nhà chỉ còn đôi vợ chồng già.  Một hôm người cha đến thăm con và khi đến nơi được con cháu tiếp đón niềm nở, ông cụ rất hài lòng. Ngày đầu con rể và con gái làm cơm rượu mời cha rất tử tế nhưng những ngày sau họ bận việc nên chẳng ai quan tâm đến cha nữa. Mới được...
Đọc tiếp

Tóm tắt câu chuyện:

Ngày xưa có một  gia đình chỉ sinh được một cô con gái nhưng cô gái lại lấy chồng xa nên nhà chỉ còn đôi vợ chồng già.  Một hôm người cha đến thăm con và khi đến nơi được con cháu tiếp đón niềm nở, ông cụ rất hài lòng. Ngày đầu con rể và con gái làm cơm rượu mời cha rất tử tế nhưng những ngày sau họ bận việc nên chẳng ai quan tâm đến cha nữa. Mới được ít ngày, ông cụ thấy không vui nên đành bỏ về. Về nhà ông cụ bàn với vợ rằng muốn kiếm một đứa con nuôi. Ít lâu sau ông rời khỏi làng và đi rao: “Có ai mua cha thì ra mà mua!”. Nhiều người chế giễu ông nhưng chỉ có đôi vợ chồng nghèo kia chịu mua ông và tất tả vay mượn 5 quan tiền chỉ để nuôi ông. Không may năm ấy xảy ra nạn mất mùa nhà đã nghèo lại còn nghèo thêm. Hai vợ chồng phải bán mọi thứ, kể cả 2 đứa con đi để nuôi ông lão. Đến 1 ngày họ không còn gì để bán nữa, ông lão mới lấy năm quan tiền ban đầu để chuộc 2 đứa con về. Sau đó, ông dẫn họ về gặp vợ và từ đó họ sống hạnh phúc với nhau đến cuối đời.

Đây chỉ là tóm tắt mà mình tự viết thôi (nên đọc hơi dở). Cái này là truyện “người con nuôi hiếu thảo nha”

**Giúp mình viết ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế đến bản thân, lớp và trường được ko các bạn ?

Giúp mình nha!!! Nhưng mà các bạn đừng viết dài quá. Mình sẽ tick cho các bạn !!!

1
9 tháng 1 2020

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nổi bật hơn cả là những tác phẩm truyện dân gian. Bởi lẽ, mỗi tích truyện xa xưa luôn hàm ẩn những bài học về lòng hiếu thảo, đức hi sinh, sự vị tha, độ lượng, cách đối nhân xử thế sâu sắc đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa.

Chuyện kể theo tích người xưa về tấm lòng hiếu thuận của con đối với cha mẹ. Cho dù là con nuôi nhưng vợ chồng anh nông dân vẫn đối đãi rất tốt với cha mẹ và sau nay cả gia đình được hưởng phúc.

17 tháng 7 2016

Bài Lão Hạc ở văn lớp 8 mà bạn

22 tháng 12 2016

Đề bài :

trong truyện lão hạc của nam cao có đoạn

hôm sau lão hạc sang nhà tôi .Vừa thấy tôi lão bảo ngay

Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ

Cụ bán rồi ?

lão cố tỏ ra vui vẻ Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước mắt .Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc ...

qua chi tiết đó nêu suy nghĩ về lão hạc

      Bài làm

    Vì sao việc mua bán con vàng lại dằn vặt lão như vậy? Bởi lẽ con vàng là kỉ vật của đứa con thân yêu. Cậu con trai của lão hạc vì nghèo, bị nhà gái khinh khi, thách cưới nặng đã thất tình, từ giã cha đi vào nam làm phu đồn điền cao su cho thực dân pháp. Nhìn con vàng, lão nghĩ đến chuyện con của lão mua về nuôi để đến lúc cưới vợ thì giết làm thịt.... Mặt khác, trong cảnh sống cô đơn, thui thủi nơi quê nghèo, lão hạc rất quý con vàng, xem nó là một người bạn thân, một đứa con, một đứa cháu yêu. Lão hạc thường nựng đó, gọi một cách trìu mến: cậu vàng.

    Lão hạc là một con người có tấm lòng thương yêu bao la con người và loài vật nên không đành lòng bán cậu vàng. Nghĩ đến chuyện bán con vàng, lòng lão hạc se lại, lương tâm bị cắn rứt.

    Thế nhưng, vì lẽ gì lão hạc phải bán con vàng? Chúng ta biết rằng, lão hạc là người nghèo khổ, nuôi bản thân mình còn chưa đủ, huống chi là nuôi thêm con vàng ăn khỏe. Lão không đủ tiền nuôi nó. Nếu cho nó ăn ít thì thật tội nghiệp làm sao! Hơn nữa, con vàng sẽ gầy đi, bán hụt tiền. Ngoài ra, lão hạc đề phòng xa, nếu lão chêt rồi thì phải có tiền lo ma chay không phải làm luỵ phiền đến láng giềng. Một lí do nữa, là sọ' tiêu xài hết phần tiền bòn vườn. Số tiền nhỏ nhoi ấy, lão phải chắt chiu dành dụm đê khi con trở về sẽ có tiền cưới vợ.

    Chính vì các nguyên nhân trên mà lão hạc đi đến quyết định bán cậu vàng. Qua những chi tiết đó, chúng ta thấy lão hạc là một con người nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm và giàu lòng tự trọng. Lão hạc rất đau lòng vì con trai không được hạnh phúc trên bước đường tình. Lão hạc sẵn sàng kết liễu tính mạng mình để cho con giảm bớt gánh nặng của kiếp nghèo. Mặt khác, lão hạc từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão biết rằng ông giáo là người cùng hoàn cảnh với mình. Lão âm thầm tìm đến cái chết bi thảm bằng bả chó trong sự ngạc nhiên của mọi người. Hàng xóm không bao giờ thấy mình bị lão làm phiền. Trái lại, họ rất thương yêu, xót xa trước sự ra đi vĩnh viễn của lão.

    Lão hạc không như một số nhân vật khác trong truyện của nam cao. Chí phèo trong truyện chí phèo từ một anh nông dân hiền lương, bỗng phút chôc biến thành con quỷ dữ của làng vũ đại. Chí phèo chuyên nhậu say be bét rồi rạch mặt ăn vạ làm khổ xóm làng. Thậm chí, chí phèo bán cả linh hồn và diện mạo của mình chỉ vì rượu. Xã hội và mọi người chối bỏ, không cho chí phèo làm người lương thiện. Hắn đau đớn vật vã rồi tự kết liễu cuộc đời mình sau khi đâm chết kẻ thù là bá kiến. Chí phèo chết đi làm cho mọi người thở phào nhẹ nhõm vì trút được mối lo bị quấy rầy, phiền phức. Binh chức hay năm thọ không chịu nổi thiếu thốn vật chất, sẵn sàng đi ăn trộm, cướp giật, bán cả nhân cách, sống trong sự dè bỉu, khinh rẻ của mọi người. Ngay đến cả bà cái ***** trong truyện một bữa no của nam cao tuy là con người lương thiện, rất yêu thương con cháu nhưng không chịu được cái đói cào cấu ruột gan đã chịu hạ mình kiếm sống trước sự hắt hủi,lăng nhục của mụ phó thụ. Sau đó, vì ăn quá no đã chết trong ánh mắt xem thường của bọn nhà giàu này.

    Có thể nói rằng, lão hạc là một hình tượng đẹp trong đau khổ. Càng sống trong đau khổ, nhân cách của lão hạc càng rực sảng lạ thường.

    Tóm lại, trong nền văn học việt nam hiện đại, có rất nhiều tác phẩm văn xuôi viết về tình mẹ con làm rung động biết bao con tim. Thế nhưng, số lượng tác phẩm viết về tình phụ tử hãy còn khiêm tốn, dè dặt. Bởi vậy, truyện ngắn lão hạc của nhà văn nam cao đã giúp chúng ta cảm và hiểu một cách sâu sắc hơn về tấm lòng của người cha đối với con, đồng thời nuôi dưỡng, bồi đắp cho tâm hồn chúng ta những tình cảm lành mạnh, thiêng liêng, bất tử. Ngoài ra, tác phẩm lão hạc còn gợi cho chúng ta thêm nhiều suy nghĩ về một nhân sinh quan đẹp đẽ, cao thượng mà nhà văn nam cao đã gửi gắm qua hình tượng nhân vật lão hạc. Chúng ta hãy sàng lọc và phát triển nhân sinh quan ấy thêm một bước nữa trong cuộc đời thực.

    14 tháng 6 2018

    1. Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 
    Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua. 
    Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã. 
    Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”. 
    Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” 
    Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

    28 tháng 8 2016

    1)

    Đọc truyện, điều dễ nhận thấy là giữa lời nói và hành động của Thuỷ bộc lộ những mâu thuẫn rõ rệt khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: trong suy nghĩ, Thuỷ không muốn chia rẽ hai con búp bê, nên Thuỷ vừa ngạc nhiên vừa giận dữ "Sao anh ác thế!" đã lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh. Để giải quyết được mâu thuẫn ấy, chỉ có một cách duy nhất là bố mẹ các em không xảy ra việc chia tay. Nhưng thực tế thật là nghiệt ngã. Cuộc chia tay của người lớn đã để lại hậu quả đau đớn cho các em. Cuối truyện, Thuỷ đã để lại con Vệ Sĩ. Đây là chi tiết có tính cao trào, đặc sắc, giàu ý nghĩa nhân văn của truyện.

    Trong cuộc chia tay của Thuỷ với cả lớp, chi tiết Thuỷ cho biết mình sẽ không được đi học nữa (vì nhà bà ngoại ở xa trường quá) và rồi đây, Thuỷ sẽ phải đi bán hoa ngoài chợ là chi tiết khiến cô giáo (và cả các bạn nữa) bàng hoàng nhất. Cha mẹ Thành và Thuỷ chia tay, với họ đó đã là một nỗi đau đớn lớn. Nhưng ở tuổi của Thuỷ mà không được đến trường, lại phải bước vào đời sớm thế, rõ ràng chi tiết ấy sẽ khiến cho mọi người cảm thấy xót xa hơn.Trong khi đó, có lẽ chi tiết cảm động nhất trong màn chia tay này là chi tiết cô giáo Tâm tặng cho Thuỷ quyển vở và cây bút nắp vàng (hoặc cũng có thể nêu ra chi tiết: sự chết lặng đi của cô Tâm cùng những giọt nước mắt từ từ rơi khi nghe tin Thuỷ không còn được đến trường nữa).
    28 tháng 8 2016

    2)Thành nhường hét dò chơi cho e(an ủi e)

    3)Trẻ e có quyenf dc di học và giao dục nhân cách

    13 tháng 9 2016

    Bạn tham khảo nhé 

    Câu hỏi của Nguyễn Thị Hiền Lương - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

    1 tháng 10 2016

    xí đồ ngu

    10 tháng 7 2021

    Đoạn kết của truyện thể hiện tâm trạng xúc động ko nói thành lời của người anh khi nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của cô em gái Kiều Phương. Lời độc thoại của người anh như một lời thú tội đau đớn khi nhận ra phần hạn chế của chính mình. Đồng thời người anh cũng thức tỉnh trước tình cảm trog sáng , chân thành , tài năng hội họa và tấm lòng bao dung của người em gái. Đoạn kết câu chuyện mở ra cho người đọc sự suy ngẫm riêng : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trog tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy đc người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ , người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý

    10 tháng 7 2021

    Đây là cảm nhận mà ý mk bảo là tưởng tượng ra đoạn sau cơ