K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2017

Câu 1:

-giữa năm 1802,, Nguyễn Ánh tiến quân ra Bắc,rồi tiến thẳng về Thăng Long, Nguyễn Quang Toản chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt. Triều Tây Sơn chấm dứt
-năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô,lập triều Nguyễn;năm 1806 lên ngôi hoàng đế,nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố
-năm 1815 nhà Nguyễn ban hành bộ hoàng triều luật lệ
-từ năm 1831 đến năm 1832, nhà Nguyễn chia nước ta làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc(Thừa Thiên). đứng đầu mỗi tỉnh lớn là tổng đốc, các tỉnh vừa và nhỏ là Tuần phủ.
-quân dội nhà nguyễn gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc
-Về quan hệ ngoại giao, nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh.Đối với các nước phương Tây nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.
-sang thế kỉ XIX đất nước đã thống nhất, việc buôn bàn có nhiều thuận lợi
Câu 2:

a. Kinh tế.
+ Nông nghiệp:
- Ban hành chiếu khuyến nông
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ tô thuế.
- Vì nông nghiệp là bộ phận kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất của nền kinh tế nước ta lúc đó.
- Chăm lo đến quyền lợi của nông dân.
- Giải quyết ruộng đất.
- Khắc phục nạn lưu vong, phiêu tán

b. Văn hóa, giáo dục.
- Ban hành Chiếu lập học.
- Lấy chữ Nôm làm chữ viết chính thức của Nhà nước
- Lập Viện sùng chính để dịch sách...
Nội dung giáo dục chú trọng tính thiết thực sáng tạo “học ở sự nghe trông” phương pháp giáo dục “ học cho rộng ước lược cho gọn theo điều học biết mà làm”
(Lời tâu của Nguyễn Thiếp)
-> Coi trọng giáo dục, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài góp phần xây dựng đất nước thịnh trị...
Quang Trung nói “Xây dựng đất nước
lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình
lấy việc tuyển chọn nhân tài làm gốc”
(Trích chiếu lập học)
- Ban hành Chiếu lập học.
- Chữ Nôm được đề cao, là chữ chính thức của Nhà nước.
- Lập Viện sùng chính.
* Ý nghĩa:
=>Thể hiện ý thức, tinh thần dân tộc sâu sắc.
- Kinh tế được phục hồi nhanh chóng.
- Xã hội dần dần ổn định.
- Thi hành chế độ quân dịch,
- Củng cố quân đội về mọi mặt.
- Chế tạo chiến thuyền lớn

Câu 3: Tình hình chính trị, xã hội mất ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra.
- Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến (chiến tranh Nam - Bắc, chiến tranh Trịnh - Nguyễn).
- Các cuộc chiến tranh để lại những hậu quả nghiêm trọng: Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cẳt, kéo dài đén cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và sự tổn hại cho sự phát triển của đất nướ

=>ticks cho mik 1 dấu nhé ^,^

10 tháng 5 2016

bạn vào tìm kiến ý nó sẽ chả lời cho 

10 tháng 5 2016

minhf vừa vào câu hỏi của bạn xong cũng có đấy ở trên đỉnh đầu ú

4 tháng 3 2021

1. - Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, quân sự tài ba, đóng góp của ông chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

- Nguyễn Trãi còn đóng góp những tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực văn học, sử học, địa lí như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí,... Tất cả nội dung ông viết đều chung tư tưởng nhân đạo, yêu nước và thương dân.

2. - Công lao của Lê Lợi :

+ Chống lại và đánh đuổi nhà Minh xâm lược
+ Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà minh
+ Hướng dẫn và dẫn dắt quân khởi nghĩa để có được những trận thắng
+ Lê lợi đã đóng góp nhiều công sức vào các trận đanh
+ Chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược và chọn được một đội quân sĩ dũng cảm
+ Trong công cuộc xây dựng lại đất nước, với thời gian trị vì quá ngắn ngủi (5 năm), Lê Lợi chưa làm được nhiều việc lắm. Nhưng những hoạt động với cương vị hoàng đế đầu tiên của triều Lê đó đã đặt cơ sở vững vàng cho việc khẳng định nền độc lập - thống nhất quốc gia, công cuộc phục hưng đất nước và một bước phát triển mới của chế độ phong kiến.

3. - Chính trị: Triều đình Lê sơ suy yếu, đất nước luôn trong tình trạng bất ổn định, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.

- Xã hội: chiến tranh phong kiến làm cho đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Dẫn đến bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

15 tháng 3 2021

CÂU 1:

KHỞI NGHĨA TRẦN TUÂN

KHỞI NGHĨA HY LÊ ,TRỊNH HƯNG

KHỞI NGHĨA PHÙNG CHƯƠNG

KHỞI NGHĨA CỦA TRẦN CẢO

15 tháng 3 2021

1

Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:

  • Khởi nghĩa Trần Tuân (Cuối năm 1511) ở Sơn Tây ( Hà Nội).
  • Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng năm 1512 ở Nghệ An, Thanh Hóa
  • Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng Tam Đảo.
  • Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516 ở Đông triều (Quảng Ninh).

2

-Các cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu tổ chức , lãnh đạo, vũ khí còn thô sơ , cuối cùng bị chính quyền nhà Trần đàn áp.

3

* Bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII - XVIII:

Kinh tế

* Nông nghiệp:

- Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

- Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…

* Thủ công nghiệp:

- Ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

- Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…

* Thương nghiệp:

- Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

- Xuất hiện thêm nhiều thành thị.

Văn hóa

* Tôn giáo:

- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

* Chữ viết:

- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

* Văn học và nghệ thuật:

- Văn học: Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... Văn học dân gian có nhiều thể loại.

- Nghệ thuật: phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...         

* Điểm mới:

- Kinh tế công - thương nghiệp phát triển mạnh mẽ.

- Thiên Chúa giáo được truyền bá vào nước ta.

- Chữ Quốc ngữ ra đời.

- Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian ra đời và phát triển,...

25 tháng 3 2021

Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII vô cùng hỗn loạn:

- Chính trị: Triều đình Lê sơ suy yếu, đất nước luôn trong tình trạng bất ổn định, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.

- Xã hội: chiến tranh phong kiến làm cho đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Dẫn đến bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

=> Tình trạng này kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây ra bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

 


 

25 tháng 3 2021

Tình hình chính trị, xã hội nước ta ở các thế kỉ XVI - XVII vô cùng hỗn loạn:

- Chính trị: Triều đình Lê sơ suy yếu, đất nước luôn trong tình trạng bất ổn định, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.

- Xã hội: chiến tranh phong kiến làm cho đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Dẫn đến bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

=> Tình trạng này kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây ra bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

6 tháng 5 2021

ai đó giúp mik vs

18 tháng 4 2022

THAM KHẢO
câu 1) 

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền vua Lê, chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc phung phí tiền của. Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.

- Quan lại, địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân, sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai xảy ra liên tiếp; công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

- Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán.

=> Thúc đẩy người nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

câu 2) 

* Nông Nghiệp:

- Những cuộc xung đột kéo dài, chiến tranh liên miên đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.

- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

câu 3) 

Ở Đàng trong, để phát triển nông nghiệp, các chúa Nguyễn đã đưa ra hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như:

+ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

+ Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

=> Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.

câu 4) 

+ Thế kỉ XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.

+ Thăng Long – Kẻ Chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.

+ Những đô thị mới như : Phố Hiến, Hội An, .. trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

+ Tạo điều kiện hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Hình thành các trung tâm buôn bán lớn và phồn thịnh.

câu 5)​

-Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)

-Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế

-Lụa tơ tằm ở Hội An – Quảng Nam.

 

Đề tui có câu này bạn có thể tham khảo:

– Tích cực: Duy  trì  mối  quan  hệ  tốt  đẹp  với  các  nước  láng  giềng như Lào, Xiêm, Thái Lan,…

– Hạn chế: thực hiện chính sách ngoại giao “đóng cửa” khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây.

=> Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu không tạo điều kiện cho đảo nước giao lưu với các nước và các nền văn háo tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.