K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2020

Câu 1: Da được hình thành từ hai yếu tố là: Lớp tế bào sừng ở ngoài và lớp màng đáy ở phía dưới. Màu da do quá trình sinh sản melanin phụ thuộc chủ yếu vào môi trường sống.

Câu 2: Khi tia cực tím chiếu vào da, cơ thể chúng ta sẽ tự sản sinh melanin, những melanin này dc đẩy trội lên bề mặt da tạo thành lớp màng bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của tia cực tím. Chính lớp màng đó khiến da của chúng ta có màu sắc khác nhau. Như vậy màu da của chúng ta là do tự nhiên quyết định.

Câu 3: Ở người, màu sắc da do hàm lượng của sắc tố melanin quy định.

Khi hàm lượng melanin càng cao, da sẽ có màu càng tối.

Sắc tố melanin trong da có vai trò bảo vệ da khỏi các tác động của ánh nắng mặt trời, do đó cường độ ánh sáng mặt trời càng mạnh, kích thích da tăng tổng hợp melanin, đây là một cơ chế tự bảo vệ của da.

Ở Việt Nam, là một nước nhiệt đới, nằm gần xích đạo, cường độ ánh sáng mạnh nên da tổng hợp nhiều melanin, làm do da bị đen đi.

Nhật Bản là nước ôn đới, không có nhiều nắng và nắng không gay gắt như ở Việt Nam, da giảm tổng hợp melanin nên trắng hơn.

Vậy mẹ của bạn Phượng đã đi làm ăn ở nước Nhật Bản một thời gian trắng ra là vì vậy.

19 tháng 4 2020

- Hàn Quốc là một nước có không khí lạnh , ít có nắng luôn mặc áo ấm

=> Nên khi trở về bồ Hóa sẽ trắng hơn

19 tháng 4 2020

Ánh sáng chứa tia cực tím sẽ gây tổn thương cho da hoặc làm ADN của tế bào da bị tổn thương có thể bị đột biến. Vì thế, sắc tố da melanin được tổng hợp để sửa chữa TB tổn thương và che chắn tia cực tím. Sắc tố này tập trung nhiều gây sạm đen. Nên bạn sẽ thấy chỗ nào đi nắng sẽ có nhiều sắc tố melanin làm da đen còn chỗ nào được che chắn da sẽ trắng hơn
Ở Hàn thì ít nắng nên hạn chế được điều này

Còn 1 lý do nữa do mình suy đoán thôi :))
Ở Hàn khí hậu khô lạnh nên lớp tế bào biểu bì, tế bào sừng ngoài dễ bị bong và thay mới liên tục nhiều lần cũng có thể cải thiện chút về độ sáng của màu da

19 tháng 4 2020

Đề đúng mà b :)))

4 tháng 6 2019

- Nhu cầu dinh dưỡng của Trẻ em > người trưởng thành > người già vì:

   + Trẻ em cần được cung cấp lượng dinh dưỡng cao cần cho sự phát triển của cơ thể.

+ Người trưởng nhu cầu dinh dưỡng để hoạt động , lao động

   + Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì khả năng vận động là kém hơn

- Trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao vì chất lượng cuộc sống và dân trí ở những nước này còn thấp

- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố: độ tuổi, giới tính, hình thức lao động, trạng thái sinh lý của cơ thể.

12 tháng 10 2021

1.

Người già dễ gãy xương và khi gãy thì sự phục hồi diễn ra chậm , không chắc chắn là vì :

- Người già sự phân hủy nhiều hơn sự tạo thành , đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm vì vậy xương trở nên giòn , xốp và dễ bị gãy khi có va chạm .

- Chất hữu cơ ngoài chức năng tạo tính dẻo dai còn hỗ trợ cho quá trình dinh dưỡng xương . Do tuổi già chất hữu cơ giảm nê khi gãy xương thì sự phục hồi diễn ra chậm , không chắc chắn .

2.- Để xương và hệ cơ phát triển khỏe mạnh chúng ta phải:

+ Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí

+ Tắm nắng để cơ thể chuyển hoá tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có vitamin D cơ thể mới chuyển hoá được canxi để tạo xương.

+ Chú ý rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và lao động vừa sức.

- Để chống cong vẹo cột sống trong lao động cần chú ý phải lao động vừa sức, đúng tư thế, trong học tập phải ngồi ngay thẳng để chống cong vẹo cột sống.

 

12 tháng 10 2021

Câu 1: Câu 1: Người già dễ bị gãy xương vì ở người già, tỉ lệ chất hữu cơ giảm xuống; tính dẻo dai và chắc chắn cũng giảm; đồng thời xương cũng trở nên xốp,  và dễ gãy khi co va chạm mạnh. Chất hữu cơ ngoài chức năng tạo dẻo dai cho xương còn hỗ trợ quá trình dinh dưỡng xương. Do tuổi già chất hữu cơ giảm, nên khi xương bị gãy, rất chậm phục hồi.

Câu 2: Để xương phát triển khỏe mạnh, chúng ta cần:- Có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý- Tắm nắng- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên- Lao động vừa sức

Câu 1:Tại sao đi nắng nhiều hay tắm biển vài ba ngày da lại trở nên đen đi? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?

- Tại vì ở biển cường độ nắng mạnh nên da của người tắm nắng hay thường bị đen là do hấp thụ ánh nắng có nhiều tia UV 

- Ánh nắng có nhiều tia UV khiến da ta đen đi khi tiếp súc nhiều với ánh nắng.

Câu 2: Vì sao tắm nắng trước 9h sáng lại chống còi xương cho trẻ? 

- Trước 9 giờ độ ẩm không khí cao ánh nắng còn yếu ít tia UV và ánh nắng lúc này là tốt và tắm nắng lúc này dúp da hấp thụ vitamin D và đây là loại vitamin giúp sương phát triển tốt nên chống còi xương đặc biệt với trẻ nhỏ.

 

Câu 20. Hoạt động của cơ hầu như không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây ?A. Trạng thái thần kinhB. Màu sắc của vật cần di chuyểnC. Nhịp độ lao độnD. Khối lượng của vật cần di chuyểnCâu 21. Sự mỏi cơ xảy ra chủ yếu là do sự thiếu hụt yếu tố dinh dưỡng nào ?A. ÔxiB. NướcC. Muối khoángD. Chất hữu cơCâu 22. Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?A. Số...
Đọc tiếp

Câu 20. Hoạt động của cơ hầu như không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây ?

A. Trạng thái thần kinh

B. Màu sắc của vật cần di chuyển

C. Nhịp độ lao độn

D. Khối lượng của vật cần di chuyển

Câu 21. Sự mỏi cơ xảy ra chủ yếu là do sự thiếu hụt yếu tố dinh dưỡng nào ?

A. Ôxi

B. Nước

C. Muối khoáng

D. Chất hữu cơ

Câu 22. Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

A. Số lượng xương ức

B. Hướng phát triển của lồng ngực

C. Sự phân chia các khoang thân

D. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể

Câu 23. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác ?

A. Xương cột sống hình cung

B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên

C. Bàn chân phẳng

D. Xương đùi bé

 

 

1
30 tháng 10 2021

Câu 20: B
Câu 21: A
Câu 22: B
Câu 23: B

29 tháng 6 2019

- Ngồi trên ghế để thõng chân xuống, lấy búa y tế (búa cao su) gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng có phản xạ đầu gối.

- Cơ chế của phản xạ:

   + Cơ quan thụ cảm: Tiếp nhận kích thích (búa gõ), phát sinh xung thần kinh.

   + Nơron hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh (từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh).

   + Trung ương thần kinh: Phân tích và xử lí các xung thần kinh cảm giác, làm phát sinh xung thần kinh vận động.

   + Nơron li tâm: Dẫn truyền xung thần kinh vận động (từ trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng hay còn gọi là cơ quan trả lời).

   + Cơ quan phản ứng: Hoạt động để trả lời kích thích (biểu hiện ở phản ứng tiết và phản ứng vận dộng là co gối). - Gập cẳng tay vào sát với cánh tay, thấy bắp cơ ở trước cánh tay to lên là do có sự co cơ, tính chất của cơ là co và dãn. Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi co cơ làm xương cử động dẫn đến sự vận động của cơ thể. Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ. Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ mảnh và tơ dày. Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bô' của tơ cơ dày làm tế bào ngắn lại, đó là sự co cơ. Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh. Như vậy, khi có 1 kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Trung tâm thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ làm co cơ. Khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại, đĩa tối dày lên do đó bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang.