Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Tham khảo:
- Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì nó là cơ quan cần thiết để cung cấp máu và dưỡng chất cho toàn bộ cơ thể. Tim được thiết kế để hoạt động liên tục và hiệu quả, với cơ chế tự động điều chỉnh nhịp đập và lưu lượng máu theo nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, tim cũng có khả năng tự phục hồi và sửa chữa các tổn thương, giúp nó duy trì hoạt động suốt đời mà không cần nghỉ ngơi lâu dài.
Tham khảo!
• Những hình thức học tập có ở con người: Quen nhờn, in vết, học nhận biết không gian, học liên hệ, học giải quyết vấn đề, học xã hội.
Ví dụ minh họa về các hình thức học tập ở con người:
Hình thức học tập | Ví dụ minh họa ở con người |
Quen nhờn | Ném 1 con rắn nhựa vào 1 người, người đó sẽ có phản ứng hốt hoảng bỏ chạy. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì người đó sẽ không có phản ứng sợ hãi nữa. |
In vết | Trẻ em vài tháng tuổi thường có "tính bám" đối với người thường xuyên chăm sóc mình (thường là người mẹ). |
Học nhận biết không gian | Qua một vài lần được đi tới một địa điểm mới, con người đã định vị được đường đi đến địa điểm đó. |
Học liên hệ | Kiểu học kinh điển: Khi ăn một quả chanh, vị chua của quả chanh làm người ăn tiết rất nhiều nước bọt. Sau đó vài lần, khi chỉ nghe đến từ "quả chanh", người đó sẽ có phản ứng tiết nước bọt. Kiểu học hành động: Khi không đội mũ bảo hiểm, người tham gia giao thông sẽ bị phạt. Nếu hình thức phạt được thực hiện thường xuyên và đủ tính răn đe, người tham gia giao thông sẽ chấp hành nghiêm túc quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. |
Học giải quyết vấn đề | Thầy dạy toán yêu cầu học sinh giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, học sinh giải được bài tập đó. |
Học xã hội | Trẻ em học cách ăn bằng đũa bằng cách quan sát cách ăn bằng đũa của những người xung quanh. |
• Lấy thêm các ví dụ về mỗi hình thức học tập ở động vật:
Hình thức học tập | Ví dụ minh họa ở động vật |
Quen nhờn | Thả một hòn đá nhỏ bên cạnh rùa, rùa sẽ rụt đầu vào chân vào mai. Lặp lại hành động thả đá nhiều lần thì rùa không rụt đầu và chân vào mai nữa. |
In vết | Khi mới nở ra, chim non có "tính bám" và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên (thường là chim mẹ), nhờ đó, chúng được bố mẹ chăm sóc và bảo vệ nhiều hơn. |
Học nhận biết không gian | Chim bay đi rất xa để kiếm ăn nhưng sau đó vẫn có thể quay trở về tổ của mình nhờ việc hình thành trí nhớ về đặc điểm không gian của môi trường. |
Học liên hệ | Kiểu học kinh điển: Kết hợp đồng thời tiếng gõ kẻng với việc cho cá ăn, sau nhiều lần, chỉ cần nghe thấy tiếng gõ kẻng thì cá đã nổi lên mặt nước. Kiểu học hành động: Chim ăn côn trùng qua một số lần ăn thử các loại côn trùng có màu sắc và hình dạng khác nhau, chúng nhận ra được loại côn trùng nào ăn được, chúng sẽ tiếp tục ăn còn loại côn trùng nào ăn vào sẽ bị ngộ độc, chúng sẽ không ăn nữa. |
Học giải quyết vấn đề | Tinh tinh biết cách xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao. |
Học xã hội | Hổ con quan sát cách hổ mẹ săn mồi để hoàn thiện kĩ năng săn mồi. |
Hình | Hình thức cảm ứng ở thực vật trong mỗi hình |
(a) | Hướng sáng: Thân cây có tính hướng sáng dương (hướng về phía có nguồn ánh sáng). |
(b) | Hướng nước: Rễ cây có tính hướng nước dương (hướng về phía có nguồn nước). |
(c) | Hướng trọng lực: Đỉnh thân hướng trọng lực âm (thân cây mọc hướng lên trên ngược chiều trọng lực). |
(d) | Hướng hóa: Rễ cây mọc hướng về phía có nguồn dinh dưỡng thích hợp và cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. |
(e) | Hướng tiếp xúc: Tua cuốn của cây bám vào giàn để leo lên. |
- Một số ví dụ khác về hướng động ở thực vật:
+ Rễ cây có tính hướng trọng lực dương.
+ Rễ cây mọc tránh xa nơi có hóa chất độc hại.
+ Ống phấn phát triển về phía các chất hóa học do bầu nhụy của hoa tiết ra.
Phản ứng của động vật hệ thần kinh ống phức tạp hơn, hiệu quả hơn do cấu tạo của hệ thần kinh ống hoàn thiện hơn, số lượng tế bào thần kinh rất lớn và tập trung lại nên sự phối hợp và xử lí thông tin tốl hơn, rất thuận lợi trong việc học tập và rút kinh nghiệm ( thành các phản xạ có điều kiện).
Thí dụ minh họa: Động vật bậc cao nếu bị con người bắt hụt sẽ chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người, nhưng động vật bậc thấp thường không như vậy.
Phản ứng của động vật hệ thần kinh ống phức tạp hơn, hiệu quả hơn do cấu tạo của hệ thần kinh ống hoàn thiện hơn, số lượng tế bào thần kinh rất lớn và tập trung lại nên sự phối hợp và xử lí thông tin tốl hơn, rất thuận lợi trong việc học tập và rút kinh nghiệm ( thành các phản xạ có điều kiện).
Thí dụ minh họa: Động vật bậc cao nếu bị con người bắt hụt sẽ chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người, nhưng động vật bậc thấp thường không như vậy.
Tham khảo: Một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở động vật:
Thủy tức, giun đất co mình lại khi có vật thể chạm vào nó.
Khi nhìn thấy mèo, con chuột sẽ bỏ chạy.
Chó tiết nước bọt khi ngửi mùi thức ăn.
Người lập tức rụt tay lại khi lỡ chạm tay vào vật nóng.
Khi nhìn thấy đèn đỏ, người tham gia giao thông dừng lại.
Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.
Đáp án D
I. Chu kỳ hoạt động của tim gồm các pha theo thứ tự: thất co, nhĩ co, giãn chung. à sai, thứ tự co là nhĩ co, thất co, giãn chung
II. Trong mỗi chu kỳ hoạt động của tim, có sự xen kẽ giữa co cơ và giãn cơ. à đúng
III. Áp lực của máu lên thành mạch tạo ra huyết áp, huyết áp cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở mao mạch. à sai, huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch
IV. Tốc độ máu trong tĩnh mạch là thấp nhất so với động mạch và mao mạch vì tĩnh mạch xa tim nhất. à sai, tốc độ máu ở mao mạch thấp nhất.
Tham khảo!
Động vật có một số hình thức học tập sau:
- Quen nhờn: Thả một hòn đá nhỏ bên cạnh rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động thả đá nhiều lần thì rùa không rụt đầu và chân vào mai nữa.
- In vết: Khi mở nở, chim non có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiền, thường thi vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên là chim mẹ, sau đó chúng di chuyển theo mẹ.
- Học cách nhận biết không gian và các bản đồ nhận thức: Động vật định vị vị trí linh hoạt nhờ liên hệ nhiều vị trí mốc với nhau.
- Học liên kết: chia hai loại là điều kiện hóa đáp ứng và điều kiện hóa hành động.
- Học xã hội: Tinh tinh con học cách đập vỡ quả cọ dầu để lấy nhân bằng hai hòn đá do bắt chước các con trưởng thành đã làm trước đó.
- Nhận thức và giải quyết vấn đề: Cho một tinh tinh vào một căn phòng có một số hộp trên sàn và một quả chuối treo trên cao hơn tầm với, tinh tinh sẽ biết xếp chồng các hộp lên nhau và trèo lên hộp để lấy chuối.
Tham Khảo:
* Khái niệm :
- Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
* Các hình thức tiêu hoá :
- Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá thì thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ hoạt động của enzim thuỷ phân có trong bào quan lizôxôm.
- Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá theo cả hình thức ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hoá nội bào.
- Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào. Thức ăn sẽ được biến đổi cơ học và hoá học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Những chất không được tiêu hoá sẽ tích tụ thành phân và được thải ra ngoài.
* Tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật :
Để thích nghi với việc tiêu hoá các loại thức ăn khác nhau, ống tiêu hoá của động vật cũng biến đổi cho phù hợp với chức năng tương ứng. Cụ thể là :
+ Thú ăn thịt có sự phân hoá răng sâu sắc vì ngoài chức năng tiêu hoá, bộ răng của chúng còn để bắt mồi. Hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn rất cao nên ở những loài này có kích thước ruột khá ngắn.
+ Thú ăn thực vật răng kém phân hoá hơn và do ăn thức ăn ít dinh dưỡng (cỏ, rơm,..) nên ruột kéo dài để tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thụ. Bên cạnh đó, thú ăn thực vật có dạ dày 4 ngăn (dạ cỏ, dạ lá sách, dạ tổ ong, dạ múi khế) hoặc dạ dày đơn với manh tràng rất phát triển. Đây là đặc điểm giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá xenlulôzơ nhờ sự có mặt của các vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng.
TK
Tiêu hóa là sự phân hủy phân tử thức ăn không hòa tan lớn thành phân tử thức ăn tan trong nước nhỏ để có thể được hấp thu vào huyết tương. Trong cơ quan nhất định, các chất nhỏ được hấp thu qua ruột non vào hệ tuần hoàn.
Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa là: ... Nhờ thức ăn đi theo một chiều, nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học, hấp thụ thức ăn.
1. - Hướng động là vận động sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ 1 hướng xác định.
- Có 2 loại hướng động chính:
+ Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.
Ví dụ: thân cây và lá vận động sinh trưởng hướng về phía ánh sáng.
+ Hướng động âm: vận động tránh xa nguồn kích thích
Ví dụ: rễ cây phát triển tránh xa các chất độc trong đất.
2. Trong 1 chu kì của tim bao gồm 3 pha: Pha co tâm nhĩ (0,1s); pha co tâm thất (0,3s) và pha giãn chung 0,4s.
Như vậy, trong mỗi chu kì hoạt động của tim, thời gian tim nghỉ nhiều hơn thời gian tim hoạt động. Vì thế, tim có thể được nghỉ ngơi, hồi phục lại trước khi bắt đầu chu kì mới và hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.
TK
1. - Hướng động là vận động sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ 1 hướng xác định. - Có 2 loại hướng động chính: + Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích. Ví dụ: thân cây và lá vận động sinh trưởng hướng về phía ánh sáng. + Hướng động âm: vận động tránh xa nguồn kích thích Ví dụ: rễ cây phát triển tránh xa các chất độc trong đất. 2. Trong 1 chu kì của tim bao gồm 3 pha: Pha co tâm nhĩ (0,1s); pha co tâm thất (0,3s) và pha giãn chung 0,4s. Như vậy, trong mỗi chu kì hoạt động của tim, thời gian tim nghỉ nhiều hơn thời gian tim hoạt động. Vì thế, tim có thể được nghỉ ngơi, hồi phục lại trước khi bắt đầu chu kì mới và hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.