Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2:
*Địa điểm:
Một số địa điểm diễn ra khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kì như: Hà Tiên, Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Rạch Trà, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Cần Giờ, Trà Vinh, Sóc Trăng,…
*Nhận xét:
=> Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp rất sôi nổi. Người dân vùng dậy đấu tranh trái ngược với triều đình. Luôn tin rằng sẽ có thể đánh đuổi giặc thù...
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Câu 2 : - Một số địa điểm diễn ra khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Kì như: Hà Tiên, Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Rạch Trà, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Cần Giờ, Trà Vinh, Sóc Trăng,…
=> Chứng tỏ phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp nhận được sự quan tâm đông đảo của quần chúng , sẵn sàng tham gia đánh giặc để dành lại độc lập cho dân tộc cũng như thoát khỏi ách đô hộ và sự đói nghèo.
Câu 2.
* Nguyên nhân sâu xa:
- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
⇒ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
Câu 3.
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:
+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. ⇒ làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.
+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...
- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.
Câu 2:
* Nguyên nhân sâu xa:
- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta
Câu 3:
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:
+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.
+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...
- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.
Thái độ và hành động của nhân dân:
+Thái độ của nhân dân : bất hợp tác với giặc
+Hành động của nhân dân:1 bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang,nhiều nhân dân kháng chiến được thành lập .1 bp dùng thơ văn đê lên án thực dân Pháp
Thái độ và hành động của triều đình Huế
+Thái độ của triều đình Huế : ngăn cản phong trào chống pháp của nhân dân ta ra lệnh bãi binh
+Hành động của triều đình:cầu hòa pháp
Nội dung so sánh | hà nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì | Triều đình huế | |
Thái độ | Kiên quyết chống giặc | Không kiên quyết chống giặc ,cầm chừng ,chủ yếu thiên về thương thuyết | |
Hành động | Nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến | -Tạo điều kiện cho Pháp ra Bắc Kì -Làm thất thủ thành Hà Nội -Kí Hiệp ước Giáp tuất (15-3-1874) |
*Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để chống giặc.
*Tại Gia Định: năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi.
- Ngày 10-12-1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo.
- Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát đảo.
+ Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà còn hoạt động ngày càng mạnh mẽ.
+ Tháng 2-1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công).
+ Sau khi Trương Định chết, Trương Quyền (con trai Trương Định) cùng một bộ phận của nghĩa quân chia thành các nhóm nhỏ tỏa đi xây dựng căn cứ khác. ⇒ Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch lao đao, khốn đốn.
⇒ Như vậy, dù triều đình Huế thỏa hiệp, nhân dân ta vẫn anh dũng kháng chiến chống Pháp.
Tên khởi nghĩa | Thời gian | Lãnh đạo | Đặc điểm nổi bật |
Bãi Sậy | 1883 - 1892 |
- Đinh Gia Quế - Nguyễn Thiện Thuật |
Kết quả : Thất bại |
Ba Đình | 1886 - 1887 |
- Phạm Bành - Đinh Công Tráng - Trần Xuân Soạn |
Kết quả : Thất bại |
Hương Khê | 1885 - 1896 |
- Phan Đình Phùng - Cao Thắng |
Kết quả : Thất bại |
Yên Thế | 1884 - 1913 | - Đề Thám | Kết quả : Thất bại |
Khởi nghĩa | Thời gian | Địa bàn hoạt động | Đặc điểm căn cứ |
Ba Đình | 1886- 1887 | Ba làng là Mậu Thịnh, Thượng thọ, Mĩ Khê (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa). | Xung quanh căn cứ có lũy tre dày đặc, thành cao chân thành rộng, có lỗ châu mai và hào rộng bên trong. |
Bãi Sậy | 1883- 1892 | Huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu,...(Hưng Yên). | Vùng lau sậy um tùm và đầm lầy để xây dựng căn cứ. |
Hương Khê | 1885- 1896 | 4 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh và Quảng Bình. | Rừng núi hiểm trở, gần đường sông xương đồng bằng. |
Câu 1. * Nguyên nhân:
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết ⇒ Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.
Câu 4.
Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...
- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
⇒ Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.
Mặt trận | Hành động của Pháp | Hành động của triều đình | Hành động của nhân dân |
Đà Nẵng | Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.(Thất bại) | Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả. | Anh dũng chống trả. |
Gia Định và Đông Nam Kì |
-Tấn công thành Gia Định -Quân Pháp chiếm Đại Đồn Chí Hòa→Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. |
-Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã -Kí Hiệp ước Bắc Kinh(10-1860), Hiệp ước Nhâm Tuất(5-6-1862) |
Tự động nổi lên đánh giặc |
Tây Nam Kì | Đánh chiếm các tỉnh Tây Nam Kì | Phối hợp với nhan dân đánh giặc | Anh dũng đánh giặc |