Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
- Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình đối lập,nhưng thống nhất với nhau
- Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản sẵn có trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào và tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học
- Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa
thành các chất đơn giản,bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng,cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào
Câu 2:
- Trời oi bức: Mồ hôi tiết nhiều,mang theo nhiệt ra khỏi cơ thể
- Trời rét: Mao mạch co lại,lưu lượng máu qua da ít,làm giảm sự tỏa nhiệt qua da
- Trời nóng: Mao mạch dưới da dãn,tuyến mồ hôi tiết ra nhiều mồ hôi
Câu 3:
a) Các sản phẩm thải chủ yếu của hệ bài tiết là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm?
- Các sản phẩm thải chủ yếu của hệ bài tiết là CO2,mồ hôi,nước tiểu
Sản phẩm thải chủ yếu | Cơ quan bài tiết chủ yếu |
CO2 | Phổi |
Mồ hôi | Da |
Nước tiểu | Thận |
b) Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
- Hệ bài tiết nước tiểu bao gồm: Thận,ống dẫn nước tiểu,bóng đái,ống đái
c) Trình bày quá trình tạo nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận.
- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận
- Sự hình thành nước tiểu gồm 3 quá trình
* Quá trình lọc máu
- Diễn ra ở cầu thận tạo nước tiểu đầu.
- Màng lọc và vách mao mạch có các lỗ 30 – 34Ao.
- Sự chênh lệch áp suất bên trong cầu thận và bên ngoài tạo lực đẩy các chất qua lỗ lọc.
- Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên được giữ lại trong máu theo động mạch đi trở lại cơ thể
- Các chất được lọc qua lỗ lọc →nước tiểu đầu → chuyển đến ống thận
* Quá trình hấp thụ lại.
- Diễn ra ở ống thận.
- Tiêu tốn năng lượng ATP.
- Trong nước tiểu đầu vẫn còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng và nước nên được hấp thu lại ở ống thận vào các mao mạch quanh ống thận.
- Các chất được hấp thu lại gồm: các chất dinh dưỡng, H2O, các ion cần thiết (Na+, Cl-, …).
* Quá trình bài tiết tiếp.
- Các chất sau khi được hấp thu lại tiếp tục bài tiết tiếp ở ống thận → nước tiểu chính thức.
- Cần năng lượng ATP.
- Các chất bài tiết tiếp là các chất cặn bã (axit uric, creatin, …), các chất thuốc, các ion thừa (K+, H+, …).
- Kết thúc quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp ở ống thận →nước tiểu chính thức → thải nước tiểu. (Nguồn: Nội dung lý thuyết bài 39 sinh học 8 của hoc24.vn)
d) Thành phần nước tiểu đầu khác máu ở chỗ nào? Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào?
Thành phần nước tiểu đầu khác máu ở chỗ:
- Nước tiểu đầu không có các tế bào máu và protein
- Máu có chứa các tế bào máu và prôtêin
Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ:
Nước tiểu đầu | Nước tiểu chính thức |
- Nồng độ các chất hoà tan loãng hơn - Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn - Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng | - Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn - Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn - Không còn chứa chất dinh dưỡng |
e) Nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại.
- Giữ vệ sinh để hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh
- Khẩu phần ăn hợp lí tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế tác hại của các chất độc.Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được thuận lợi
- Không nên nhịn tiểu lâu: Để quá trình tạo nước tiểu liên tục.Hạn chế khả năng tạo sỏi thận(bóng đái)
Câu 4:
a) Da có cấu tạo như thế nào?Có nên trang điểm bằng cách nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không? Vì sao?
- Da gồm 3 lớp: lớp bì,lớp biểu bì,lớp mỡ dưới da
- Không nên trang điểm bằng cách nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng vì nó có thể gây hại cho da
b) Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó?
- Da có chức năng tạo nên vẻ đẹp của con người,bảo vệ cơ thể,điều hòa thân nhiệt
- Đặc điểm giúp da thực hiện chức năng bảo vệ là các sợi mô liên kết chặt chẽ với nhau,tuyến nhờn và lớp mỡ dưới da
c) Nêu các biện pháp giữ vệ sinh da
- Tránh làm da bị xây xát,bỏng
- Thường xuyên tắm rửa
- Giữ vệ sinh cơ thể thường xuyên
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng
Câu 5:
a) Trình bày cấu tạo của hệ thần kinh.
- Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên
Còn câu b và c mình không biết làm nhé :^
- Vitamin có nhiều ở thịt, rau, quả tươi
- Vitamin là một hợp chất hữu cơ có trong thức ăn với một liều lượng nhỏ nhưng cần thiết cho sự sống.
- Vitamin là thành phần cấu trúc của nhiều emzim tham gia các phản ứng chuyển hóa năng lượng của cơ thể.
- Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được vitamin mà phải lấy từ thức ăn.
Câu 1: Các sản phẩm phế thải do tế bào tạo ra được chuyển tới:
A. Nước mô, máu rồi đến cơ quan bài tiết. B. Nước mô
C. Máu D. Cả ý B và C đều đúng
Câu 2: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là:
A. Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa,hệ hô hấp, hệ bài tiết và môi trường ngoài.
B. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, và oxit từ môi trường.
C. Cơ thể thải CO2 và chất bài tiết.
D. Cả ba ý A,B,C đều đúng.
Câu 3: Cơ thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất bã là biểu hiện sự trao đổi chất ở cấp độ:
A. Phân tử B.Tế bào C. Cơ thể D. Cả 3 cấp độ trên
Câu 4: Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào thể hiện trao đổi chất ở câp độ:
A. Tế bào và phân tử B. Tế bào C. Cơ thể D. Tế bào và cơ thể
Câu 5: Hoạt động nào sau đây là kết quả của quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào?
A. Tế bào nhận từ máu chất bã B. Tế bào nhận từ máu chất dinh dưỡng và O2
C. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng D. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng và O2
Câu 6: Tác dụng của ăn kỹ nhai chậm là:
A. Giúp nhai nghiền thức ăn tốt
B. Thức ăn được trộn và thấm đều nước bọt hơn.
C. Kích thích sự tiết men tiêu hóa và thấm đều nước bọt hơn.
D. Cả 3 ý trình bày ở A, B, C
Câu 7: Cơ cấu tạo của thành ruột non là:
A. Cơ vòng, cơ chéo B. Cơ dọc, cơ chéo C. Cơ vòng, cơ dọc D. Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo
Câu 8: Dịch mật được tiết ra khi:
A. Thức ăn chạm vào lưỡi B. Thức ăn được chạm vào niêm mạc của dạ dày.
C. Thức ăn được đưa vào tá tràng D. Tiết thường xuyên.
Câu 9: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra từ sự tiêu hóa hóa học chất gluxit ở ruột non là:
A. Axit amin B. Axit béo C. Đường đơn D. Glixerin
Câu 10: Tá tràng là nơi:
A. Nơi nhận dịch tụy và dịch mật đổ vào B.Đoạn đầu của ruột non
C. Nơi nhận thức ăn từ dạ dày đưa xuống D. Đoạn cuối của ruột già
Câu 10: Môn vị là:
A. Phần trên của dạ dày B.Phần thân của dạ dạy
C. Vách ngăn giữa dạ dày với ruột non D. Phần đáy của dạ dày
Câu 1. A
Câu 2. D
Câu 3. C
Câu 4. B
Câu 5. B
Câu 6. D
Câu 7. C
Câu 8. C
Câu 9. C
Câu 10. A
Câu 11. C
Phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Môi trường trong:hoóc môn;giới tính;di truyền
Môi trường ngoài:thức ăn;nhiệt độ;ánh sáng;nước;không khí
VD:Nếu con giống như gà trống mà không khỏe mạnh thì thế hệ con cũng sẽ ốm yếu (di truyền)
Nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người như thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng...
- Rất nhiều tác nhân như ma túy. rượu, thuốc lá... có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của phôi thai người, gây nên dị tật ở trẻ sơ sinh.
- Có nhiều biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật như cải tạo giống, thức ăn, chuồng trại...
- Có nhiều biện pháp cải thiện chất lượng dân số như: cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, tư vấn di truyền, chống lạm dụng các chất kích thích...
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vậtĐộ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.
- Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.
- Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp, tỏa nhiệt qua da và sự bốc hơi qua ra mồ hôi.
- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.
- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.
- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.
- Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng nhất trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt khi trời nóng hoặc lao động nặng; có khả năng giúp cơ thể giữ nhiệt khi trời lạnh.